15/01/2018, 12:21

Phân tích một cách ngắn gọn bài Phong cách Hồ Chí Minh

Phân tích một cách ngắn gọn bài Phong cách Hồ Chí Minh Tài liệu Ngữ văn lớp 9 Ngữ văn lớp 9: dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 ...

Phân tích một cách ngắn gọn bài Phong cách Hồ Chí Minh

Ngữ văn lớp 9: 

dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phong cách, Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện. Bài phân tích sau đây ta giúp ta hiểu hơn con người Bác, mời các bạn tải tham khảo

.

Bài tham khảo 1

Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện.

Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng. Một cuộc đời đầy truân chuyên, lúc làm bồi tàu, lúc cuốc tuyết... Người đã đi đến nhiều hải cảng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người đã sống nhiều năm ở Pháp, Anh. Người nói và viết nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Nga, Hoa... Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của các nền văn hóa.

Trên cái gốc văn hóa dân tộc, Người đã tiếp thu và nhào nặn những tinh hoa văn hóa thế giới để trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

Lối sống của Hồ Chí Minh rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông; lối sống ấy được biểu hiện rất sinh động, tự nhiên ở nhiều phương diện.

Nơi ở làm việc là một ngôi nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng...". Đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

Trang phục hết sức giản dị "với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn", đã được một tác giả phương Tây ca ngợi "như một vật thần kì". Tư trang ít ỏi: một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài.

Cách ăn uống của Người "rất đạm bạc": Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.... đó là những món ăn dân tộc "không chút cầu kì”.

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Người đã tiếp thu những nét đẹp của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở Bạch Vân. Nếp sống của Bác "giản dị và thanh đạm" như của các vị danh nho xưa. Đó là một "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác". Lối sống đó "không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời".

Bài tham khảo 2

Đề bài: Phân tích - Bình luận bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

Kể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn của Người và thơ văn viết về Người ở đất nước ta, đối với mỗi người Việt Nam, dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá thú vị đáng tự hào. Ở sách Ngữ văn 7, chúng ta đã được học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng - một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống làm việc nhiều năm bên Người.

Giờ đây, mở đầu sách Ngữ văn 9, chúng ta lại được học một văn bản nữa của Lê Anh Trà - một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh. Lần theo từ ngữ, câu văn, bắt đầu từ nhan đề đến dòng cuối cùng của văn bản, chúng ta lại được cùng nhau khám phá "Chuyện Bác Hồ", thú vị và bổ ích biết bao. Hình tượng nổi bật hiện lên từ bài Phong cách Hồ Chí Minh phải chăng là một nhân cách Việt Nam hài hoà vẻ đẹp của nền văn hoá Việt Nam mang truyền thống lâu đời với nền văn hoá thế giới hiện đại?

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là ở vốn tri thức văn hoá nhân loại mà Người đã tích luỹ được. Ông Lê Anh Trà kể: "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ,... đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh...".

Hồ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên trái đất, tiếp xúc với đủ mọi dân tộc, mọi chủng tộc của các màu da vàng, đen, trắng, đỏ... nhờ đó, "Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,...". Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức.

Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu quy luật ấy nên "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết "phê phán những tiêu cực". Cách đi, cách sống và cách học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình rằng: "Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp... Còn như Đảng là gì..., chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu... Tôi dự rất nhiều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy?... Điều mà tôi muốn biết hơn cả là... vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên... Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa... Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính.

Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động,... Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lí cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi... Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi"... Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác - Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ..." .

Tuy câu chuyện chỉ là một trong muôn vàn kỉ niệm của cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh nhưng vẫn đủ cho chúng ta thấu hiểu một phong cách sống và học tập năng động, hết mình vì cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc mình và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhờ đi nhiều nơi, hăng hái tích cực, thường xuyên tìm tòi, học hỏi, tranh luận, sống sôi nổi, hết mình, vừa nghiên cứu lí luận, vừa làm công tác thực tế, Người đã tích luỹ được một vốn tri thức sâu rộng. Sau vài ba sự việc được kể tóm tắt, nhằm gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức, tác giả Lê Anh Trà bình luận: "Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị... đồng thời rất mới, rất hiện đại".

Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của nhiều nền văn hoá thế giới không phải chỉ để cho riêng mình mà đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc mình, dân tộc mình, đó là cách sống của Hồ Chí Minh. Chính vì biết cống hiến tất cả cho một lí tưởng cao đẹp như thế, nên Hồ Chí Minh đã trở thành một người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thời đại, một nhân cách Việt Nam mang truyền thống phương Đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.

0