24/05/2017, 14:13

Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung

Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung Trong nền văn học cổ của Việt Nam, một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu được viết bằng chữ Hán của tác giả Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du là “ Hoàng Lê nhất thống chí” là tiêu biếu nhất. Cả tác phẩm đã làm nổi bật lên toàn cảnh của xã hội ...

Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung Trong nền văn học cổ của Việt Nam, một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu được viết bằng chữ Hán của tác giả Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du là “ Hoàng Lê nhất thống chí” là tiêu biếu nhất. Cả tác phẩm đã làm nổi bật lên toàn cảnh của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đó là khoảng thời gian những năm cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nổi bật trong đó là 17 hồi thể hiện cuộc sống thối nát vua quan Lê Trịnh và phong ...

Trong nền văn học cổ của Việt Nam, một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu được viết bằng chữ Hán của tác giả Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du là “ Hoàng Lê nhất thống chí” là tiêu biếu nhất. Cả tác phẩm đã làm nổi bật lên  toàn cảnh của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đó là khoảng thời gian những năm cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nổi bật trong đó là 17 hồi thể hiện cuộc sống thối nát vua quan Lê Trịnh và phong trào Tây Sơn cùng hình tượng dũng mãnh của người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ. Đó chính là hình ảnh cao đẹp trong lịch sử dân tộc.

Đầu tiên, Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và ý chí kiên cường cùng tính cách quyết đoán. Điều đó đã được thể hiện một cách rất rõ ràng trong việc quyết định cùng những hành động để lên ngôi hoàng đế của ông. Khi quân Thanh tràn vào đất nước, hòng ý muốn chiếm giữ kinh thành Thăng Long thì Nguyễn Huệ dù lúc ấy chỉ là Bắc Bình Vương đã quyết tâm phải trở thành vua để có thể thống nhất đất nước. Ông luôn lắng nghe những lời khuyên bảo của những tướng sĩ và phân tích theo nhiều phương hướng khác nhau để biết được đâu là những điều mang lại lợi ích cho dân tộc. Sự quyết đoán của ông đã được thể hiện qua việc ông hoàn thành được hai công việc quan trọng nhất: đó chính là lên ngôi hoàng đế và hạ lệnh xuất quân vào ngay 25 tháng chạp năm Mậu Thân.

Là một người có những mưu lược, sáng suốt, ông đã nhận định được tình hình của quân giặc, của bên quân mình một cách tỉ mỉ và chi tiết. Điều đó đã được thể hiện một cách rất rõ nét qua những lời thủ dụ của ông trước khi đánh trận. “ trong khoảng vũ trụ, đất nào sao đấy đều đã phân biệt rõ ràng…”. ông đã vạch trần bộ mặt tham lam của những kẻ có ráp tâm lớn nhất- quân Thanh trong khẩu hiệu “ phù Lê diệt Trình” của chúng. Đó chỉ là cái cớ để bọn chúng có thể kéo quân sang bờ cõi của nước ta một cách công khai. Mặt khác, ông lại khích lệ tinh thân của những chiến sĩ bằng những cách như ca ngợi truyền thống chiến đấu chống lại quân xâm lược. Muốn có được những điều đó, chúng ta phải cố gắng  đồng tâm hiệp lực để dựng nên sức mạnh to lớn. Với những lời lẽ phân tích rõ ràng cùng những lập luận chặt chẽ, giúp cho chúng ta có sự liên tưởng với “ Hịch tướng sĩ”- Trần quốc tuấn và “ Nam quốc sơn hà”- Lý thường kiệt. Bằng những cách khéo léo của mình, ông đã khơi dậy được lòng căm thù giặc và sự kính trọng của những người lính mong muốn được chiến đấu cho tổ quốc. Sự sáng suốt của ông còn được thể hiện trong việc ông biết nhìn nhận và đánh giá khả năng của từng cá nhân, xem xét họ là những người như thế nào, để họ có cơ hội giúp sức cho tổ quốc. Ví như hai tướng lĩnh Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, đáng lẽ họ là những người đáng bị phạt tội nhưng cuối cùng lại được vua Quang Trung sắp xếp cho một vị trí trong hàng ngũ quân lính của mình. Am hiểu bề tôi của mình như thế nào, quân đội của nhà vua lại càng có sự liên kết chặt chẽ bấy nhiêu. Đó chính là cái tài của một người lãnh đạo quân sự mà không phải ai cũng làm được.

phan tich hinh tuong nguoi anh hung quang trung

Vua Quang Trung cũng là một người có tầm nhìn xa trông rộng, biết lựa chọn thời cơ cho mình sao cho chiến thắng được quân địch một cách nhanh chóng nhất. Khi ấy, quân Thanh đang chiếm đóng gần hết vùng đất Bắc Hà, nhưng ông vẫn kiên quyết nêu ra mục tiêu tưởng chừng như không thể “ mười ngày đánh đuổi người Thanh”. Đó tưởng chừng là điều không thể nhưng cuối cùng lại trở thành sự thực. Ông làm cho đội quân áo vải của mình di chuyển từ nam ra bắc một cách thần tốc và chiến đấu khiến cho những kẻ xâm lược không kịp phòng bị, tạo nên những chiến thắng nhanh chóng.

Ông còn chuẩn bị cho tướng Ngô Thì Nhậm  thương thuyết với quân Thanh để tránh cho những chuyện binh đao sau này. Thế mới biết, phải là người có chiến lược và tầm nhìn như thế nào thì vua Quang Trung mới có thể làm được những điều như vậy. Không những vậy, ông đã lập cho mình kế hoạch mười năm sau khi lên ngôi sẽ thay đổi đất nước như thế nào. Tất cả đều đã chứng minh được một điều vua Quang Trung là người có tầm nhìn chiến lược và là một trong những nhà quân sự, chính trị tài ba bậc nhất đất nước.

Nhờ có những đóng góp to lớn của hai nhà viết kịch mà chúng ta đã biết được thêm rất nhiều về những người anh hùng của dân tộc. Qua đây, em càng thêm trân trọng những giá trị lịch sử và ngưỡng mộ tài năng của người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó sẽ mãi là một tấm gương sáng, một tài năng vĩ đại của dân tộc Việt Nam chúng ta

0