13/01/2018, 22:08

Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính MB:: Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm Tiến Duật. Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. TB:: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ...

Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính

MB::  Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm Tiến Duật. Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

TB:: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính được thể hiện ở nhiều chi tiết khác nhau:

1. Tư thế ung dung hiên ngang

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Từ láy gợi tả ung dung, điệp từ “nhìn”, và nhịp thơ 2/2/2 diễn tả sự thản nhiên, khoan thai, tự tin của người chiến sĩ.

Điệp từ “nhìn thấy” gợi lên hình ảnh này nối tiếp hình ảnh kia một khúc phim đang quay:

Nhìn thấy…

Nhìn thấy…

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Thấy sa như ùa vào buồng lái

Nhịp thơ nhanh thể hiện tâm hồn lạc quan của người chiến sĩ lái xe và hình ảnh nhân hóa làm cho ý thơ thêm sinh động:

Gió vào – xoa mắt

Con đường – chạy

Sao trời – sa

Cánh chim – ùa

2. Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kín

– Ngồi vào buồng lái chiếc xe không kính, người lái xe nhận ra những cảm giác: gió như xoa vào mắt cay xè, con đường phía trước ngược chiều như đang chạy thẳng về phía người lái với những rung động thật  rõ. Những cảm giác tinh tế này được diễn tả cụ thể và sinh động:

Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.

Xe chạy trong đêm, những sao trời như đột ngột sa vào buồng lái. Xe chạy giữa núi rừng, những cánh chim như đột ngột ùa vào buồng lái. Các ngữ động từ “sa vào”, “ùa vào” gây ấn tượng độc đáo: Chiếc xe như bềnh bồng trong không gian thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn.

3. Tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Lời thơ giản dị, hình ảnh trung thực, nhịp thơ như giọng kể. Tiếng “ừ” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Hình ảnh so sánh: “tóc trắng như người già”. Một kiểu hút thuốc lá nhà binh: phì phèo điếu thuốc. Một tiếng cười hồn nhiên, lạc quan ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa như xối ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô ngay thôi!

Giọng điệu ngang tàng, tự tin:

Không có kính ừ thì…

Chưa cần…

Thể hiện sự bất chấp khó khăn, xem thường gian nguy của người chiến sĩ lái xe. Sau gió bụi thì mưa. Mưa tuôn, mưa xối mạnh, gợi cho thấy những gian khổ mà người lính phải trải qua. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng vượt khó và lạc quan tin tưởng. Lái trăm cây số nữa và gió lùa khô mau thôi… thể hiện nghị lực, tinh thần vượt khó, bất chấp gian khổ của những người chiến sĩ lái xe.

4. Tình đồng đội

Những chiếc xe từ trong bom rơi…

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

– Tiểu đội xe không kính dừng quân giữa rừng. Sau những chặng đường đầy mưa bụi và bom đạn, những người chiến sĩ lái xe lại gặp nhau:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

– Hình ảnh tả thực:

Bếp Hoàng Cầm…

Chung bát đũa…

Võng mắc chông chênh…

– Điệp ngữ “lại đi”, “lại đi” gợi tả nhịp hành quân khẩn trương của tiểu đội xe không kính.

5. Ý chí chiến đấu vì miền Nam

Hình ảnh xe không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe có xước là một hình ảnh thực,

Bom đạn làm biến dạng đi nhưng xe vẫn chạy “Vì miền Nam phía trước và chỉ cần trong xe có một trái tim.

Trái tim ở đây là trái tim yêu thương, nồng nàn đối với đất nước, một trái tim dũng cảm để đương đầu với bao nhiêu cái “không có”.

KB:: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ cứu nước.

0