13/01/2018, 22:08

Quan niệm thiện – ác trong tác phẩm Lục Vân Tiên

Quan niệm thiện – ác trong tác phẩm Lục Vân Tiên Đề bài: Qua hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trong đoạn trích ‘Lục Vân Tiên gặp nạn’, em có suy nghĩ gì về quan niệm thiện – ác trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu MB: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn ...

Quan niệm thiện – ác trong tác phẩm Lục Vân Tiên

Đề bài: Qua hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trong đoạn trích ‘Lục Vân Tiên gặp nạn’, em có suy nghĩ gì về quan niệm thiện – ác trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

MB:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích.

– Hình tượng Trịnh Hâm và hình tượng ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn một người đại diện cho tội ác, cho sự xấu xa đê tiện, một người đại diện cho cái thiện, cho nhân cách cao đẹp.

TB:

1. Hình tượng Trịnh Hâm.

– Hành động độc ác, xấu xa:

+ Giữa lúc đêm khuya tối tăm, vắng vẻ, Trịnh Hâm xô ngay Lục Vân Tiên xuống vời: hành động hại người diễn ra nhanh, gọn, tàn bạo, không chút lưỡng lự -> ta thấy rõ sự độc ác, nhẫn tâm của Trịnh Hâm. Có thể suy luận việc làm hại người khác là việc làm thường xuyên nên được tiến hành rất thuần thục.

+ Sau hành động tàn nhẫn, hắn còn kêu trời rồi lấy lời phui pha: Đây là hành động vừa ăn cắp, vừa la làng muốn che đậy tội ác -> thể hiện sự gian ngoan, xảo quyệt của Trịnh Hâm – một kẻ giả nhân, giả nghĩa.

– Nhân cách đê tiện, hèn hạ.

+ Ghen ghét, đố kị với bạn bè.

+ Bản chất độc ác, đê tiện.

+ Con người lật lọng, lừa lọc, phản bội, bất nhân bất nghĩa.

2. Hình tượng ông Ngư.

– Hành động cứu người:

+ Hành động cứu người khẩn trương (vớt ngay lên bờ), không vụ lợi, không mảy may tính toán thiệt hơn.

+ Tận tình giúp đỡ người bị nạn một cách chu đáo, ân cần (hối con vầy lửa, hơ bụng, hơ mặt).

– Lời nói:

+ Giữ Vân Tiên ở lại để chăm sóc, sẵn sàng giúp đỡ.

+ làm việc nghĩa không chờ trả ơn.

– Nhân cách cao thượng:

+ Sống trong sạch, không màng danh lợi, hòa mình bầu bạn với thiên nhiên.

+ Ông Ngư là một người lao động chất phác, trọng nghĩa khinh tài, giàu lòng thương người.

3. Quan điểm thiện – ác của Nguyễn Đình Chiểu.

– Nguyễn Đình Chiểu phân định một cách rạch ròi ranh giới giữa thiện và ác. Trịnh Hâm là tiêu biểu cho cái ác, sự xấu xa, đê tiện, thấp hèn; còn ông Ngư là đại diện cho cái thiện, cái đẹp và sự cao thượng.

– Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản một cách triệt để nhằm tô đậm hành động bất nhân bất nghĩa của Trịnh Hâm và ca ngợi, khẳng định hành động cứu người cao đẹp của ông Ngư.

– Quan điểm về thiện và ác của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ quan điểm nhân nghĩa xuyên suốt trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Ông Ngư chính là hiện thân cho vẻ đẹp của quần chúng nhân dân lao động, hiện thân cho vẻ đẹp của chính nghĩa. Hình tượng ông Ngư chính là kết tinh của lí tưởng nhân nghĩa trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

KB:

Qua đoạn trích người đọc càng thấy rõ hơn tư tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Đình Chiểu trong sáng tác văn học:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

0