25/05/2017, 10:59

Phân tích bài thơ Quy hứng

Đánh giá bài viết Quê hương- hai tiếng gần gũi, thân thương. Quê hương đối với ta như dòng sữa mẹ ngọt không bao giờ vơi cạn, như tấm lòng mẹ giản dị và bao la. Vì thế có ai xa quê hương mà không khỏi bồi hồi nhớ về hình ảnh quê hương với chiếc cầu tre, con đò nhỏ, với những rặng tre xanh tắm mình ...

Đánh giá bài viết Quê hương- hai tiếng gần gũi, thân thương. Quê hương đối với ta như dòng sữa mẹ ngọt không bao giờ vơi cạn, như tấm lòng mẹ giản dị và bao la. Vì thế có ai xa quê hương mà không khỏi bồi hồi nhớ về hình ảnh quê hương với chiếc cầu tre, con đò nhỏ, với những rặng tre xanh tắm mình trong những luồng gió thơm ngọt ngào… đã gắn liền tuổi thơ mỗi người. . “Quy hứng” ...

Quê hương- hai tiếng gần gũi, thân thương. Quê hương đối với ta như dòng sữa mẹ ngọt không bao giờ vơi cạn, như tấm lòng mẹ giản dị và bao la. Vì thế có ai xa quê hương mà không khỏi bồi hồi nhớ về hình ảnh quê hương với chiếc cầu tre, con đò nhỏ, với những rặng tre xanh tắm mình trong những luồng gió thơm ngọt ngào… đã gắn liền tuổi thơ mỗi người. . “Quy hứng” cũng nằm trong mạch cảm xúc ấy. Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trung Ngạn đi sứ ở Giang Nam, Trung Quốc. Viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, “Quy hứng” thể hiện sâu sắc nỗi nhớ gia đình, quê hương với bao niềm tự hào của một người đang sống nơi đất khách quê người

Hai câu đầu nói lên bao nỗi nhớ của khách tha hương: 

“Lão tang diệp lạc tàm phương tận

 Tảo đạo hoa hương giải chính phi"

 (Dâu già lá rụng tằm vừa chín

 Lúa sớm bông thơm, cua béo ghê)

Tác giả nhớ lá dâu già cuối vụ, vàng sẫm rụng khắp các nương bãi, nhớ những lứa tằm vừa chín vàng óng, vàng khươm trong nhà, ngoài sân, nhớ lúa sớm trổ trắng phau cánh đồng dâng hương ngào ngạt, nhớ vị béo đậm cua đồng. Các chi tiết nghệ thuật như dâu, tằm. hương lúa sớm, cua béo, đều là cảnh vật đồng quê, màu sắc, hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu đó đã làm cho tác giả nhớ thương quê hương những hình ảnh bình dị nhưng lại mang những cảm xúc đặc biệt chính nó làm cho tác giả nhớ mong cho quê hương của mình nhiều hơn và nó cũng mang một điều kì lạ và có sức ảnh hưởng rất lớn đến những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả. Các hình ảnh “dâu già lá rụng” và “cua béo” cho ta biết đó là vào dịp tháng mười khi gió heo may đã thổi. Khí trời lành lạnh ấy càng làm cho nỗi nhớ nhà, nhớ quê thêm phần da diết. Cảnh vật ấy, hương vị ấy đã trở thành máu thịt, tâm hồn của nhà thơ khiến ông không thể nào quên được. Ngôn từ đến hình ảnh thơ đều thật là bình dị, mộc mạc, dân dã. Và cũng chỉ những khách li hương xứ sở sống ân nghĩa thủy chung mới có nỗi nhớ xao động lòng người như vậy.

Trở lại hai câu cuối bài thơ, ba chữ “bất như quy” vang lên như một mệnh lệnh của tâm hồn:

 “Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo 

Giang Nam tuy lạc bất như quy”

(Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Dẫu vui đất khách, chẳng bằng về)

Nhà thơ sử dụng nghệ thuật tương phản so sánh rất lí thú: “bần diệc hảo” (nghèo vẫn tốt), “gia bần” với “Giang Nam tuy lạc”. Cái “vui” quê người sao bằng cái “nghèo” của quê hương ? Viết, ở nơi đất Giang Nam dù cuộc sống có sung túc và tươi vui nhưng không đâu bằng với ở nhà, chứng tỏ rằng tình cảm của tác giả đối với quê hương với gia đình của mình là rất lớn nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn và trí óc của tác giả. Tình nghĩa của khách li hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn vốn vô cùng sâu nặng. Giang Nam là đất đô hội; quan sứ được đón tiếp linh đình, thiếu gì dê béo rượu ngon, thế mà đêm ngày lòng vẫn nhủ lòng: “bất như quy” – chẳng bằng về. 

Bằng giọng văn hồi tưởng gần gũi sâu lắng, hình ảnh thơ đặc trưng thơ mộng, “Quy hứng” đến với người đọc tự nhiên và tạo nên sự “đồng điệu” trong trái tim bạn đọc. Mỗi người mỗi khi nhớ thương tới quê hương chắc hẳn đều có cảm xúc và nỗi nhớ về những bông lúa chín thơm, những hình ảnh con cua đồng béo ngậy, làng quê Việt Nam gắn bó bởi quê hương là nơi mình sinh ra, mình gắn bó với những hình ảnh bình dị trong đó, hình ảnh bình dị mà thân thương nó mang âm điệu nhẹ nhàng và cũng hết sức vui tươi. Thấu hiểu và diễn tả điều này qua câu chữ, tác giả đã làm nên sự cuốn hút đối với bạn đọc mọi thế hệ và giúp bài thơ trường tồn, vượt lên những khắt khe của thời gian.

Tình yêu quê hương, yêu gia đình đã được thể hiện rất sâu sắc trong bài thơ này, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương của mình qua việc vẽ ra một khung cảnh thiên nhiên gần gũi và quen thuộc với quê hương đất nước nó tràn ngập và cũng làm cho tâm hồn của người đọc cảm thấy quen thuộc và bình dị khi đọc xong bài thơ này. Tình yêu quê hương đất nước sâu đậm đó đã có những ảnh hưởng vô cùng lớn lao và nó mang đậm những âm thanh nhẹ nhàng và cũng có những sức lay chuyển rất sâu sắc mang những điệu hết sức nhẹ nhàng và cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cảm xúc của người đọc hôm nay và mai sau. 

0