25/05/2017, 10:58

Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải

Đánh giá bài viết Trần Tuấn Khải (1894 – 1983) bút danh chính là Á Nam; ngoài ra còn các bút Hiệu khác: Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền, Xử Sĩ, Giang Hồ Tản Nhân…Ông là một trong những nhà thơ cùng thời với thi sĩ Tản Đà. Thơ của Trần Tuấn Khải mang nội dung yêu nước và nỗi niềm tâm sự bất đắc chí ...

Đánh giá bài viết Trần Tuấn Khải (1894 – 1983) bút danh chính là Á Nam; ngoài ra còn các bút Hiệu khác: Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền, Xử Sĩ, Giang Hồ Tản Nhân…Ông là một trong những nhà thơ cùng thời với thi sĩ Tản Đà. Thơ của Trần Tuấn Khải mang nội dung yêu nước và nỗi niềm tâm sự bất đắc chí của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương nhưng rồi buồn chán vì bất lực. Giọng thơ du dương thiết tha ...

Trần Tuấn Khải (1894 – 1983) bút danh chính là Á Nam; ngoài ra còn các bút Hiệu khác: Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền, Xử Sĩ, Giang Hồ Tản Nhân…Ông là một trong những nhà thơ cùng thời với thi sĩ Tản Đà. Thơ của Trần Tuấn Khải mang nội dung yêu nước và nỗi niềm tâm sự bất đắc chí của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương nhưng rồi buồn chán vì bất lực. Giọng thơ du dương thiết tha cứ quyện lấy vương vấn hồn người. “Gánh nước đêm” là một ví dụ điển hình.

"Gánh nước đêm" sáng tác năm 1917, in trong tập "Duyên nợ phù sinh" (1921) chứa chan nặng tình non nước. Bài thơ mượn chuyện một cô gái gánh nước vào đêm khuya để qua đó kín đáo gửi gắm tâm sự của nhà thơ đối với những chiến sĩ cách mạng, những vị anh hùng dân tộc. Qua đó thức tỉnh tinh thần yêu nước, bảo vệ dân tộc.

Bài thơ nói lên tâm sự của người phụ nữ gánh nước giữa đêm khuya thanh vắng, đường sá xa xôi, đòn gánh nặng oằn trên đôi vai bé nhỏ. Hình ảnh người phụ nữ càng lúc càng khuất dần trong màn đêm bủa giăng thật cảm động. Nhưng chỉ hiểu nội dung bài thơ một cách đơn giản như thế thì cái hay của bài thơ sẽ không trọn vẹn. Đối chiếu với hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ, bài thơ này sáng tác năm 1917, cách mạng nước ta lâm vào tình trạng khó khăn, bế tắc, nhiều chiến sĩ cách mạng bị đàn áp dã man. Cụ thể, khởi nghĩa của binh lính Huế (1916) do Thái Phiên và Trần Cao Vân cầm đầu đã thất bại. Vua Duy Tân bị giặc bắt và bị đày ra đảo Rê-uy-ni-ông ở châu Phi. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị xử tử. Ngay năm 1917, cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Đội Cấn cầm đầu nổ ra đêm 30, rạng sáng ngày 31 – 08 – 1917 thất bại. Đội Cấn tự sát. Khi đó, Nguyễn Ái Quốc, đang bôn ba khắp châu Phi, Mỹ, Âu để tìm đường giải phóng cho dân tộc. Đến tháng 12 – 1917, Nguyễn Ái Quốc mới trở lại Pháp.

Đầu tiên, xét về nghĩa tường minh, bốn câu đầu mở ra một không gian "xa tít", "mù mịt", sông thì rộng, trời thì khuya. Tương phản với cảnh tối tăm, bao la… ấy là chỉ có một mình "em", một mình cô gái. Càng trở nên bé nhỏ, cô đơn và lẻ loi. Cảnh khuya vắng vẻ, thân gái dặm trường, càng nghe rõ tiếng "kĩu kịt" của đòn gánh. Câu thơ bốn tiếng, nhịp thơ gấp như tiếng thở hồi hộp, lo âu của người con gái gánh nước đêm:

"Em bước chân xa

Con đường xa tít

Con sông mù mịt

Nặng gánh em trở ra về…"

Đến 2 câu thơ tiếp theo, đột nhiên số từ được mở rộng dần đến 10 từ, 12 từ:

"Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya

Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai".

Bóng tối như bủa vây, vì sông rộng và nước sâu, nước lại cạn thì việc gánh nước càng nhiều khó khăn hơn. Cử chỉ "ngoảnh cổ trông", biểu lộ nỗi cô đơn, lẻ loi, trông đợi, kiếm tìm. Sự "nặng nề" đôi vai là do hoàn cảnh, nên "em dám kêu ai"', than mà chẳng hề dám trách. Hình ảnh cô gái gánh nước đêm khuya chính là hình ảnh người yêu nước, người làm cách mạng thời bấy giờ; gặp nhiều khó khăn, lẻ loi, tận lòng trung hiếu. Đó là cảm nhận của Á Nam Trần Tuấn Khải. Ông đã dành nhiều cảm thương cho họ. Con đường cứu nước những năm bài thơ ra đời thật mù mịt và xa xôi biết mấy:

“Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá trời,

Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?”

Biết bao tấm gương ái quốc nhiệt thành, bao chí sĩ dứt bỏ gia đình quê hương, ôm chí lớn lên đường. Họ là những con người phi thường "đội đá vá trời", nhưng chí lớn không thành chẳng khác nào công con dã tràng xe cát lấp bể. Cảm hứng thơ khơi nguồn từ thần thoại, ca dao, cho ta nhiều liên tưởng về một sự đánh giá: "nghĩ tiếc công", "Biết đời nào xong?”. Đó là sự trân trọng, cảm phục, biết ơn, lo âu. Màu sắc bi quan thời cuộc bao trùm vần thơ:

“Nước non gánh nặng,

Cái đức ông chồng hay hỡi, có hay?

Em trở vai này…!.

Mặc dù sông rộng, trời khuya, em vẫn dấn thân "em trở vai này”.  Hai câu cuối mang tính hàm ẩn. Đó là một câu hỏi có giá trị thức tỉnh . Những ai đó, những "đức ông chồng" còn "ngủ yên trong đời chật" hãy biết rằng gánh nước non vô cùng nặng nề, vẫn còn đó, sao lại nỡ để "Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng…"

Lời thơ giản dị mà ý tứ sâu xa. Từ hình ảnh một chị nhà quê gánh nước đêm tha thẩn tâm sự lại nói đến nỗi nặng lòng vì gánh nước non mà những khi đêm khuya khoảng vắng lại có tiếng thở dài não nuột. Đó mới chính là cái tài của Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ như một tiếng thở dài, nhưng dù than thở đấy, người đàn bà ấy vẫn không hề bỏ cuộc, không vứt bỏ gánh nước mà chỉ kiên nhẫn “em trở vai này” để rồi tiếp tục bước đi. Cũng như tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam với bao phong trào yêu nước, đâu có bị kẻ thù đàn áp cũng không bao giờ bị dập tắt. Và như những "đức ông chồng" lúc nào cũng có thể ghé vai đỡ đần cho vợ,  nghiệp cứu nước không bao giờ là muộn vẫn chờ đợi mọi người. Chính điều này khiến bài thơ bi mà không lụy!

Thông qua hình ảnh ẩn dụ của người con gái gánh nước đêm, Trần Tuấn Khải đã rất thành công trong việc khéo léo thể hiện tâm trạng, nỗi lòng lo lắng trước thế sự rối ren của nước nhà. Tuy rằng cái nhìn của nhà thơ về vận mệnh nước nhà có phần u uất nhưng không hề tiêu cực, mất niềm tin. Không những vậy còn có giá trị thức tỉnh đáng trân trọng.

0