25/05/2017, 10:58

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù 4.8 (96%) 380 votes Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba, không chỉ tài ba mà còn yêu cái đẹp, sống vì cái đẹp, và trên hết, ông tạo ra cái đẹp. Mỗi tác phẩm của ông đều ẩn chứa những cái đẹp riêng, có khi là phô trương, có khi lại ...

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù 4.8 (96%) 380 votes Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba, không chỉ tài ba mà còn yêu cái đẹp, sống vì cái đẹp, và trên hết, ông tạo ra cái đẹp. Mỗi tác phẩm của ông đều ẩn chứa những cái đẹp riêng, có khi là phô trương, có khi lại sâu lắng đầy ý nghĩa sâu xa. Ví dụ như trong “Chữ người tử ...

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba, không chỉ tài ba mà còn yêu cái đẹp, sống vì cái đẹp, và trên hết, ông tạo ra cái đẹp. Mỗi tác phẩm của ông đều ẩn chứa những cái đẹp riêng, có khi là phô trương, có khi lại sâu lắng đầy ý nghĩa sâu xa. Ví dụ như trong “Chữ người tử tù”, cái đẹp được ca ngợi ở đây không chỉ là tài viết chữ đẹp, cái thiên lương đẹp mà còn là cả một con người đẹp, đẹp từ trong tâm ra đến hành động, từng con chữ. Chữ người tử tù là tập truyện ngắn rút từ tập vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940). Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Có thể khẳng định rằng, nhân vật Huấn Cao là hình mẫu xuất chúng, là linh hồn, là nhân tố tạo nên sự thành công của tác phẩm “Chữ người tử tù”. Để làm rõ chất xuất chúng trong xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, chúng ta cùng phân tích nhân vật trên ba phương diện nổi bật: Huấn Cao- Anh Hùng; Huấn Cao- Nghệ sĩ tài hoa và Huấn Cao – Thiên lương trong sáng.

Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao với tất cả những nét đẹp đáng quý nhất. Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài ba! Nếu ai  đã từng đọc “Chữ người tử tù” chắc hẳn đều ít nhất một lần rung động, cảm phục, sùng kính trước vẻ đẹp của người anh hùng sa cơ lỡ vận mà hiên ngang, bất khuất, có tài, có tâm, mến mộ nghĩa khí. Đó là Huấn Cao . Ông là kết tinh, là hội tụ phẩm chất của một con người có nhân, dũng, trí;  là tập hợp của tất cả những gì tinh khiết nhất, cao đẹp nhất. Nhờ đó, Huấn Cao trở thành  một hình tượng thẩm mỹ, một nét đẹp trong cuộc sống đời thường, là một người có nhân cách vẹn toàn, vừa có tài văn, tài võ, vừa là người có nghĩa khí. Nhiều nhà phê bình lẫn độc giả cho rằng, hình tượng nhân vật Huấn Cao phảng phất bóng dáng của Cao Bá Quát. Người vĩ nhân đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài ,có đức, văn hay chữ đẹp, sống dưới thời Nguyễn, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền, đả kích xã hội PK thối nát, bỉ ổi.

Trong “Chữ người tử tù” Huấn Cao cũng vậy. Ông bị gọi là kẻ cầm đầu quân phản loạn, ông học rộng hiểu nhiều, dám đứng lên chống lại cái sai, cái bất công; đả kích sự mục ruỗng thối nát của nhà Nguyễn, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân. Phải chăng, Nguyễn Tuân đã mượn hình tượng nhân vật Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát?  Và ngược lại, lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát để khái quát lên một hình tượng Huấn Cao mà cái đẹp của tài hoa quyện với cái đẹp của khí phách, tuy chí không thành nhưng vẫn coi thường hiểm nguy gian khổ, coi khinh cái chết. Khí chất của Huấn Cao giống như ánh sáng mặt trời hiên ngang, rực rỡ tỏa sáng trên cái nền đen nhơ nhớp, tối tăm chốn ngục tù.

Nói đến vẻ đẹp của hình tượng HC trước hết phải nhắc đến cái tài. Tài của Huấn Cao là tài viết chữ đẹp. Xét trong thị hiếu thẩm mỹ của người xưa từ Trung Quốc đến Việt Nam thì viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý. Tâm có đẹp, hồn có thanh, có tài ba, trí thức mới viết ra được những con chữ đẹp. Viết chữ đẹp và chơi chữ đẹp là biểu hiện của con người có tri thức, một vẻ đẹp hoàn mỹ trong văn hoá truyền thống dân tộc. Nó như một sản phẩm nghệ thuật, như một vật báu mà con người khát khao, thèm muốn lẫn trân trọng, nâng niu. Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán loại văn tự giàu tính tạo hình. Các nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí. Viết chữ thành một môn nghệ thuật gọi là thư pháp, có người viết chữ thì có người chơi chữ. Người ta treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà, xem đó như một thú chơi tao nhã.

Huấn cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh sơn.” Ngay cả viên quan quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm! có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Cho nên “Sở nguyện của viên quan cai ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục mà còn phải liều mạng. Bởi vì biệt đãi Huấn Cao một kẻ tử tù là việc làm nguy hiểm có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình.

Một cái tài nữa nghe có vẻ rất không thống nhất với tài viết chữ đẹp đó là tài bẻ khóa vượt ngục. Người trí thức bàn tay hoa mỹ những tưởng chỉ để phát lên những nét rồng bay phượng múa, ai ngờ lại còn có thể bẻ khóa, ra vào tù ngục như chốn không người. Nếu như viết chữ đẹp thể hiện một con người trí thức, nho nhã, yêu cái đẹp thì tài bẻ khóa vượt ngục lại thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành. Điều này rất hợp logic với tính cách của một con người luôn đấu tranh cho chính nghĩa, dũng cảm đứng lên chống lại triều đình Phong Kiến mục nát. Hai biệt tài của Huấn Cao tưởng rằng máu thuẫn nhưng lại thống nhất, bổ sung cho nhau; tất cả những tài năng đó làm thành một Huấn Cao có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để “chọc trời khuấy nước”. Nhưng anh hùng không gặp vận, người tài chẳng đúng thời! Giữa cái xã hội Phong Kiến còn đầy rẫy những chuyên chế, đàn áp, bất công ấy thì những người như Huấn Cao lại bị quy thành tội phạm, thậm chí là tội phản quốc phải gánh lấy cái án tử hình.

 Vẻ đẹp nổi bật thứ hai của Huấn Cao đó chính là khí phách hiên ngang, bất khuất của người anh hùng. Không chỉ văn võ song toàn, Huấn Cao còn là một người có khí phách, một người anh hùng dám làm dám chịu, không những không bị khuất phục trước quyền lực, bạo lực; mà còn không hề nao núng, sợ hãi khi đứng trước cái chết- kết cục tất yếu của tử tù phản quốc

Huấn Cao xuất thân là nho sĩ, tầng lớp trí thức, học giả; thường khi những người như ông sẽ cống hiến tài mình phục vụ cho triều đình. Đặc biệt, thời phong kiến, tư tưởng quân chủ chuyên chế vẫn còn đè nặng. Làm việc cho triều đình là một cách báo quốc, đền dân; nhưng triều đình mục ruỗng, thối nát thì không đáng để ông phụng sự. Ông là người tài, không chỉ tài ở tài viết chữ, mà còn là người có cái nhìn thức thời, sáng suốt. Một nhân tài không sợ hãi trước cường  quyền và bạo lực. Không chịu sống cảnh “cá chậu chim lồng”, “vào luồn ra cúi” nên ông đã tham gia khởi nghĩa cùng nông dân chống lại triều đình. Ông bị bắt và bị kết tội phản quốc chờ xử chém.

Khí phách của ông trước hết thể hiện ở thái độ lạnh lùng và hành động cương quyết của ông khi vừa được đưa đến nhà ngục. Mặc cho những tên lính áp giải nói gì, “Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Phải là người có bản lĩnh, quyết đoán, tự chủ trước cường quyền, Huấn Cao mới có được hành động như vậy. Trong những ngày ở tù, ông luôn làm chủ bản thân, không luồn cúi. “Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù”. “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm”. Thậm chí, ông còn có thái độ khinh bạc đối với viên quản ngục. Khi viên quản ngục hỏi ông xem ông có cần thêm gì thì cho viên quản ngục biết, ông đã thẳng thắn trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Quá thực, đó là một thái độ khinh bạc đến điều.“Ông Huấn đã đợi một trận lôi đình và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Đến cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”. Huấn Cao rất cứng cỏi, không dễ dàng bị mua chuộc.

Dù chí lớn không thành tư thế của Huấn Cao lúc nào cũng hiên ngang, bất khuất. Bị dẫn vào huyện ngục ông không chút run sợ trước những kẻ nắm giữ vận mệnh của mình. Chắc hẳn ai đã từng đọc “chữ người tử tù” đều không thể nào quên hình ảnh Huấn Cao thúc gông xuống thềm đá, chỉ một chi tiết ấy cũng làm toát lên khí chất kiên cường, có chút ngông lạnh của người anh hùng không màng cái chết. Hình ảnh đó thật đẹp, thật hào hùng khiến ta nhớ mãi không quên. Rõ ràng là một tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường vậy mà Huấn Cao vẫn luôn ung dung, đạo mạo, toát lên khí chất coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trước sau không thay đổi. Điều đó thật đáng kính!

Tuy nhiên, có lẽ vẻ đẹp đáng kính nhất ở Huấn Cao là vẻ đẹp của tâm hồn. Ông là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp hiếm có, đáng trân trọng!

Trong truyện Chữ người tử tù khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ lại thì “thiên lương” là ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình. Huấn cao có tài viết chữ nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài…Cho nên suốt đời Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Lúc đầu, ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có ý đồ đen tối gì khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ông “cảm cái lòng biết ơn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Cái đẹp từ “thiên lương” trong sáng của Huấn Cao chính là điểm sáng nhất của tác phẩm. Tuy nhiên, hình tượng nhân vật Huấn Cao chỉ thực sự tỏa sáng khi đạt được sự thống nhất giữa cả 3 vẻ đẹp từ cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng. Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiện lương” chiếu rọi, làm cho cái đẹp của cái tài của khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân là chuẩn mực để ông đánh giá nhân cách của con người. Nguyễn Tuân đặt nhân vật dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng bộc lộ vẻ đẹp với những mức độ khác nhau. Trên cái nền đen tối của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng bên cạnh cái vần sáng rực rỡ của Huấn Cao. Cũng chính lý tưởng thẩm mỹ ấy chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống, quan coi ngục thì khúm núm sợ hãi. Hình tượng Huấn Cao vì thế trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ.

Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ của tử tù với viên quan cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”. Nguyễn Tuân thật tài tình khi miêu tả Huấn Cao để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài cái đẹp cái tâm và khí phách ngang tàng.  Ông triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn đối lập giữa ánh sáng và bóng tối giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn. Có sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của cảnh cho chữ : bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa bạch còn nguyên… Có sự đối lập tương phản giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ. Đó là sự đối lập giữa công việc tạo ra cái đẹp “nói lên hoài bão tung hoành của một đời người” với chốn ngục tù hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam cầm cùm trói tự do. Sự sự đối lập phong thái của người cho chữ với tư  của kẻ nhận chữ cũng góp phần không nhỏ vào việc khắc họa hình tượng nhân vật.

0