25/05/2017, 00:28

Phân tích bài thơ Ông Nghề tháng tám của Tam Nguyên Yên Đổ.

Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Ông Nghề tháng tám của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài năng, tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam. Bên cạnh những bài thơ đầy tha thiết viết về làng quê, con người thì Nguyễn Khuyến cũng có không ít những bài thơ trào phúng, châm ...

Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Ông Nghề tháng tám của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài năng, tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam. Bên cạnh những bài thơ đầy tha thiết viết về làng quê, con người thì Nguyễn Khuyến cũng có không ít những bài thơ trào phúng, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội đương thời. Đó là xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX với sự thối nát của chế độ phong kiến, xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng ...

Đề bài: Em hãy Phân tích bài thơ Ông Nghề tháng tám của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài năng, tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam. Bên cạnh những bài thơ đầy tha thiết viết về làng quê, con người thì Nguyễn Khuyến cũng có không ít những bài thơ trào phúng, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội đương thời. Đó là xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX với sự thối nát của chế độ phong kiến, xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng chướng tai gai mắt, trong đó có nạn mua quan bán chức một cách tràn nan. Đau lòng trước thực trạng của đất nước, Nguyễn Khuyến đã dùng những vần thơ trào phúng để châm biếm, để đả kích, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự xót xa, đau đớn trước sự mục ruỗng của xã hội. Bài thơ “Ông nghề tháng tám” là một bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Khuyến, châm biếm loại người trong xã hội, đó chính là những ông tiến sĩ giấy, những ông tiến sĩ “hữu danh vô thực”.

Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX với nhiều tiêu cực, mục nát. Một trong những hiện tượng tiêu biểu đó chính là nạn mua quan bán chức. Cũng vì vậy mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mất hết niềm tin vào những người hiền tài, những vị quan vì dân vì nước, những vị quan liêm chính. Bức xúc, đau lòng trước thực trạng thối nát của thời đại nên Tam nguyên Yên Đổ đã viết bài thơ “Ông nghề tháng tám” để châm biếm, để đả kích cái hư danh trong xã hội đương thời. Hình ảnh “tiến sĩ giấy” gợi cho ta liên tưởng về một thứ đồ chơi bằng giấy của trẻ em ngày xưa. Đặc biệt là vào dịp tết nguyên đán hay tết trung thu, người lớn thường mua tặng những ông tiến sĩ giấy, mong rằng mai sau các em có thể tài giỏi, thành công trong công danh sự nghiệp của mình.

Mượn hình ảnh của những ông tiến sĩ giấy để đả kích một hiện tượng tiêu cực trong xã hội đương thời, lời thơ châm biếm sâu sắc, thâm thúy thể hiện được thái độ của nhà thơ trước thực trạng này:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai”

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến đã dẫn ra những hình ảnh quen thuộc như “cờ”, “biển”, “cân đai”, đó chính là những vật dụng gắn liền với một vị quan khi vinh danh bảng vàng, khi xiêm áo chỉnh tề, uy nghi trở về làng. Nhưng những vật dụng đó chỉ có giá trị, tôn lên uy phong của những con người hiền tài thực sự, còn đối với những kẻ dùng tiền bạc, quan hệ để mua bán, trao đổi thì sao? Những kẻ này cũng có cờ, cũng có biển, càng không thể thiếu đi cân đai “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai”. Nghĩa là khi về vinh quy bái tổ, những người này như những người tiến sĩ thực sự, có cờ hoa rực rỡ, có biển vàng chứng tỏ chức vị, quyền uy, cũng xiêm mũ uy nghi. Nhìn bề ngoài thì không hề khác những vị tiến sĩ thực sự là bao.

“Cũng gọi ông nghè có kém ai”, câu thơ thể hiện rõ thái độ chế giễu của nhà thơ với những con người này. “Ông ghè” vốn là cái tên mà mọi người dùng để gọi những người hiền tài, đã thi đỗ bảng vàng, thể hiện thái độ tôn trọng, yêu quý. Nhưng trong câu thơ này, nhà thơ Nguyễn Khuyến tuy chỉ ra cái hư danh mà bọn mua quan bán tước có được, bên ngoài thì không có mấy sai khác so với chức tước thực sự, nhưng cách dùng từ lại thể hiện thái độ coi thường, chán ghét. Không chỉ dừng lại ở đó, những câu thơ sau đó nhà thơ vẫn tiếp tục châm biếm đầy sâu sắc, thâm thúy:

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mắt văn khôi”

Hai câu thơ này, nhà thơ Nguyễn Khuyến mô tả cách thức làm đồ chơi cho trẻ em xưa, đó chính là những ông tiến sĩ được cắt dán bằng giấy “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng”. Thân giáp bảng đầy uy nghi, dù có giống thực đến đâu nhưng suy cho cùng cũng chỉ làm bằng giấy, tức là đồ giả. Bởi đã làm bằng giấy thì đâu có giá trị nên dù có thân giáp bảng thì cũng chỉ là thứ đồ chơi cho con trẻ. Trong cách nói của Nguyễn Khuyến như muốn đả kích những ông tiến sĩ được mua bằng tiền kia, có thể mua được cái danh hão, là những tiến sĩ, đứng đầu khoa bảng của một cuộc thi nhưng thực chất chỉ là những kẻ vô học thức, vì danh vị mà bán đi cả lương tâm. Và nhận lại chẳng phải ánh mắt ngưỡng mộ của người đời, mà là sự coi thường, chế giễu.

“Nét son điểm rõ mắt văn khôi”, đây là những thứ không thể thiếu để trang trí lên những tiến sĩ giấy, để nó trở nên sinh động, giống thực nhất, có thể thu hút đối với con trẻ. Câu thơ thể hiện sự ngụy tạo giả dối của những ông tiến sĩ giấy trong đời thực, dùng những thứ hào nhoáng bên ngoài để che đậy cái mục ruỗng bên trong, ngỡ như đã hoàn hảo, không chút sơ xuất, nhưng lại chẳng thể che đậy được dù chỉ một chút bản chất thối nát ấy. Bởi, đã là đồ giả thì dù có khéo léo đến đâu cũng không thể che đi sự đánh giá, nhìn nhận của người đời. Ngay bản thân nó, dù không bị phát hiện thì cũng tự mình bộc lộ những điểm giả dối:

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời”

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ”, qua câu thơ, Nguyễn Khuyến vừa là miêu tả đặc điểm thực của những ông tiến sĩ đồ chơi, nhưng cũng ngấm ngầm đả kích những ông tiến sĩ giấy của hiện thực. Chức danh tiến sĩ chỉ thực sự có giá trị, có trọng lượng khi đó là những người hiền tài, thi đỗ tiến sĩ bằng chính tài năng, thực lực của mình. Vì với năng lực, nhân cách trong sạch ấy sẽ làm cho cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn, làm cho triều đại thịnh trị hơn. Nhưng, ở đây lại là những ông tiến sĩ giấy, những ông tiến sĩ mua chức tước bằng tiền bạc, bằng quan hệ thì liệu có những năng lực, phẩm chất ấy không. Ngay hành động mua bán ấy đã tố cáo họ là những con người vô học, bởi chỉ có vô học mới dùng tiền bạc để đánh đổi lấy địa vị. Họ còn là những người coi nhẹ vương pháp, không có đạo đức, bởi nếu có sẽ không hành động hống hách, hồ đồ như vậy.

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ”, nhẹ là đúng bởi ngoài cái vẻ ngoài hào nhoáng, giống y như thật ấy thì bên trong đâu có gì ngoài sự mục nát. Ở câu thơ tiếp theo, nhà thơ Nguyễn Khuyến lại thể hiện sự châm biếm sâu cay đối với loại người này, nhưng đằng sau đó cũng không giấu đi được sự thất vọng, chua xót cho một thời đại “ Cái giá khoa danh thế mới hời”. Xưa nay chức vị tiến sĩ vốn vô cùng cao quý, là ước mơ cả đời của những sĩ tử, để có thể vinh danh bảng vàng, có thể đem tài năng sức lực của mình ra giúp dân giúp nước, họ không quản cực nhọc, bỏ ra hàng chục năm để ôn luyện. Như vậy nên khi đã ghi danh trên bảng vàng là điều vô cùng tự hào, không chỉ cho mình mà còn đối với quê hương, nơi mình sinh ra, lớn lên.

Nói thế để ta hiểu giá trị to lớn của chức danh tiến sĩ, hoàn toàn không phải vì vật chất, mà nó nằm ở tinh thần. Nhưng, giá trị là vậy, khó khăn để đạt được là như vậy, nhưng thời đại xã hội hỗn loạn này lại có thể mua bán thật bèo bọt. Dùng tiền có thể mua được chức tước, mua được ước mơ, mục đích phấn đấu của rất nhiều người. Vì có những con người vụ lợi như vậy nên những người hiền tài thực sự thường thất thế, còn những kẻ bất tài, vô dụng lại được tin tưởng, giao trọng trách. Đây cũng là cách lí giải cho sự mục nát của cả một thời đại. Nguyễn Khuyến đã thể hiện sự xót xa khôn cùng trước thực trạng ấy.

“Ghế tréo, lọng xanh ngồi bàn chọc
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”

Những con người mua quan bán tước này cũng ngồi ghế tréo, lọng xanh, ngồi để bàn bạc những việc hệ trọng của dân, của nước. Nhưng thử hỏi, với học thức bằng con số không, đạo đức mục ruỗng ấy thì có thể làm được những gì, đưa ra những giải pháp gì để cuộc sống của người bớt cực khổ. Hay là dùng chức quyền dùng tiền mới mua được ấy để mà bóc lột, làm cho cuộc sống của người dân thêm đói khổ, lầm than. Nhìn hình thức bên ngoài cũng uy nghi, cũng giống thật đấy “Ghế tréo, lọng xanh ngồi bàn trọc”. Nhưng, chỉ cần để ý một chút thì bản chất giả dối của chúng sẽ ngay tức thì lộ ra bên ngoài “Nghĩ rằng đồ thật, hóa ra đồ chơi”. Câu thơ là sự châm biếm trực tiếp, không hề che đậy, thể hiện sự chán ghét đến cùng cực đối với những con người này.

Bài thơ “Ông nghề tháng tám” của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã thể hiện một cách chân thực về thực trạng mua quan bán tước trong xã hội đương thời. Đó là một xã hội mục ruỗng, giá trị đạo đức suy đồi, chỉ cần tiền có thể can thiệp vào bộ máy chính trị, vì vậy mà cuộc sống của nhân dân vốn đói khổ nay càng thêm lầm than. Những ông tiến sĩ giấy cũng chính là một trong những nguyên nhân chính của sự đổ nát đó. Bài thơ cũng là sự xót xa, đau đớn của Nguyễn Khuyến trước sự sa đọa của thời đại.

0