24/05/2017, 14:14

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương văn học lớp 9 Trong một nền văn học không có sự phân biệt giữa bài thơ ngắn hay bài thơ dài hay hơn càng không có sự phân biệt giữa nhà văn dân tộc Kinh và nhà văn dân tộc thiểu số. Miễn sao tác phẩm ấy có ý nghĩa , có giá trị nhà văn ấy có tài năng thì ...

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương văn học lớp 9 Trong một nền văn học không có sự phân biệt giữa bài thơ ngắn hay bài thơ dài hay hơn càng không có sự phân biệt giữa nhà văn dân tộc Kinh và nhà văn dân tộc thiểu số. Miễn sao tác phẩm ấy có ý nghĩa , có giá trị nhà văn ấy có tài năng thì đều được chấp nhận và ca ngợi như những bài thơ khác. Và nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày nhưng ông lại mang đến cho chúng ta một tác phẩm đầy ý nghĩa đó là nói với con. ...

văn học lớp 9

Trong một nền văn học không có sự phân biệt giữa bài thơ ngắn hay bài thơ dài hay hơn càng không có sự phân biệt giữa nhà văn dân tộc Kinh và nhà văn dân tộc thiểu số. Miễn sao tác phẩm ấy có ý nghĩa , có giá trị nhà văn ấy có tài năng thì đều được chấp nhận và ca ngợi như những bài thơ khác. Và nhà thơ Y Phương là người dân tộc Tày nhưng ông lại mang đến cho chúng ta một tác phẩm đầy ý nghĩa đó là nói với con. Là dân tộc thiểu số nhưng bằng tài năng của mình bài thơ của ông đã vượt qua những bài thơ khác để lọt vào chương trình giáo khoa văn học.

Mở đầu bài thơ Y Phương miêu tả cảnh một em bé mới tập đi, hình ảnh chập chững đáng yêu và thương mến:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Hình ảnh chân phải bước tới cha, chân trái bước tới mẹ thể hiện những bước đi đầu tiên của một em bé và phải chăng đó cũng chính là bước đi đầu tiên của một con người. Bước chân đầu tiên ấy bước tới cha và mẹ. Và có lẽ nếu như cái chập chững kia có làm cho em bé ngã thì đã có bố mẹ ở bên. Một bước đi một tiếng nói, hai bước đi hai kèm tiếng cười. Chỉ với bốn câu thơ mà Y Phương đã mang đến một cảnh tượng em bé tập nói tập đi những bước chân đầu tiên. Cả gia đình ngập tràn trong tiếng nói tiếng cười ấy. và phải chăng những bước chân kia ngày càng vững trải sẽ không còn bước ngắn mà sẽ đi xa. Chính vì nhận ra điều đó cho nên Y Phương một người cha thương con hết mực đã dặn con những điều cần nhớ khi lớn lên.
Những câu thơ tiếp theo nhà thơ nêu lên những phẩm chất tốt đẹp của con người dân tộc Tày, với những làng nghề truyền thống và tình cảm dạt dào giản đơn phẩm chất của những con người “đồng mình” cứ thế hiện lên một cách rõ nét nhất:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Những người đồng mình đan lờ cài nan hoa, từ những vách nhà cất lên những câu hát. Rừng kia cho hoa còn con đường cho những tấm lòng. Con đường kia không chỉ là con đường để đi nữa mà con đường ấy mang cả những tấm lòng của những người dân tộc Tày. Cha mẹ thì luôn nhớ đến ngày cưới, đó là ngày hạnh phúc nhất trên đời. Với những câu thơ tự do nhịp thơ như một lời tâm sự nhẹ nhàng của người cha Y Phương muốn kể cho con của mình biết được cái nghề lao động của người dân tộc mình. Và thêm đó là những tấm lòng những tình cảm của con người nơi đây. Đặc biệt nhà thơ muốn nói cho con về ngày cưới của hai vợ chồng. Chính ngày cưới ấy mới có con bây giờ.

phan tich bai tho noi voi con y phuong

Người “đồng mình” không chỉ đẹp về lao động mà còn đẹp về cả phẩm chất trong tâm hồn nữa:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Đó là phẩm chất của chí lớn cao xa. Chính vì thế mà nhà thơ muốn con mình lớn lên trên mảnh đất với những con người yêu thương ấy phải biết sống không trong khó khăn gập ghềnh, sống trong thung lũng nghèo đói cũng không được chê. Phải biết quý lấy quê hương mà mình sinh ra. Như thế nhà thơ không chỉ dạy con biết nói tập đi mà còn dạy con cả cách sống trên đời nữa. Điệp từ “sống” được nhắc lại đến ba lần kết hợp với biện pháp so sánh “như sông như suối” và đảo trật tự cú pháp trong câu nhằm nhấn mạnh cái những lời nhắn nhủ về cách sống của nhà thơ với con mình. Quê hương có nghèo nhưng cũng là nơi mình sinh ra, cũng là nơi có biết bao nhiêu con người tình nghĩa, họ có ý chí cao xa. Chính vì thế mà nhà thơ muốn con sống sao cho trong sạch, cho ý chí như sông như suối vậy. lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc. Có thể nói cách nói ấy của Y Phương quả thật rất dân tộc nhưng lại rất có ý nghĩa.

Phẩm chất của người dân tộc Tày còn được thể hiện tiếp trong những câu thơ cuối. Đồng thời nhà thơ gửi đến lời nhắc nhở con mình trước khi lên đường:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”

Người “đồng mình” tuy thô sơ da thịt nhưng lại không hề nhỏ bé. Họ biết tự đục đá kê cao quê hương, và làm nên những phong tục tập quán. Để có được những vách nhà cất lên câu hát như hôm nay họ đã phải kê đá để dựng lên thành nhà. Điều đó không phải ai cũng có thể làm được. Chính vì thế mà khi lên đường nhà thơ muốn dặn dò con mình dù có thô sơ nhưng cũng không được nhỏ bé. Hai từ “nghe con” cất lên cuối bài khiến cho lời thơ như da diết đầy yêu thương.

Qua đây ta thấy tình cha thật ấm áp như vầng thái dương, trước khi người con lên đường nhà thơ đã dặn dò con những điều thật ý nghĩa. Có lẽ chính vì thế mà bài thơ của ông vượt qua biết bao nhiêu bài thơ khác để có mặt trong chương trình sách giáo khoa. Người dân tộc rất chân thật, thô sơ nhưng không bao giờ họ nhỏ bé cả.

0