24/05/2017, 14:28

Phân tích bài thơ Bếp Lửa

Đề bài:  Em hãy phân tích cảm nhận bài  Bếp lửa của Bằng Việt.  Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ cho mình những kỉ niệm, dù vui hay buồn thì nó cũng mãi nằm trong kí ức của mỗi người, để rồi, khi trưởng thành người ta sẽ nghĩ về nó với những tình cảm thân thương, sâu sắc nhất. Viết về những kí ức tuổi ...

Đề bài:  Em hãy phân tích cảm nhận bài  Bếp lửa của Bằng Việt.  Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ cho mình những kỉ niệm, dù vui hay buồn thì nó cũng mãi nằm trong kí ức của mỗi người, để rồi, khi trưởng thành người ta sẽ nghĩ về nó với những tình cảm thân thương, sâu sắc nhất. Viết về những kí ức tuổi thơ của chính mình, nhà thơ Bằng Việt đã thể hiện với tất cả những tình cảm nồng đượm, dạt dào nhất, điều này được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Bếp lửa” Mở đầu bài thơ, Bằng Việt ...

Đề bài:  Em hãy phân tích cảm nhận bài  Bếp lửa của Bằng Việt.

 Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ cho mình những kỉ niệm, dù vui hay buồn thì nó cũng mãi nằm trong kí ức của mỗi người, để rồi, khi trưởng thành người ta sẽ nghĩ về nó với những tình cảm thân thương, sâu sắc nhất. Viết về những kí ức tuổi thơ của chính mình, nhà thơ Bằng Việt đã thể hiện với tất cả những tình cảm nồng đượm, dạt dào nhất, điều này được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Bếp lửa”

Mở đầu bài thơ, Bằng Việt đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh bếp lửa, cũng là cái mạch để nhà thơ dãi bày những cảm xúc:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”

Ở đây, nhà thơ đã sử dụng từ láy “chờn vờn”  vừa để gợi ra ánh sáng chờn vờn của ngọn lửa, cũng là để nói về những kí ức đang dội về trong kí ức nhà thơ. “Chờn vờn”, “ấp iu nồng đượm” thể hiện những hình ảnh, những kí ức gần gũi, quen thuộc vì bếp lửa được nhóm vào mỗi sớm mai, cho ta thấy bàn tay chi chút, khéo léo của người nhóm lửa. Sở dĩ, hình ảnh bếp lửa in sâu vào trong kí ức của nhà thơ không chỉ bởi sự quen thuộc mà còn bởi tình cảm đặc biệt mà nhà thơ dành cho bếp lửa ấy nữa “ấp iu nồng đượm”.

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

Đến đây, ta có thể phần nào hiểu được vì sao mà hình ảnh bếp lửa lại là phần kí ức sâu nặng đến vậy trong lòng của nhà thơ, bởi nó gắn liền với hình ảnh của người bà thân thương của nhà văn “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Vì những hoàn cảnh riêng mà ngay từ nhỏ, Bằng Việt đã sống cùng bà của mình, và “mùi khói” cũng đã theo vào trong những kí ức.

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu cay

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Khổ thơ đã gợi ra cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Nhà thơ đã sử dụng các cụm từ “đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy” để miêu tả sự khủng khiếp của nạn đói. Ấn tượng của nạn đói thể hiện rõ qua mùi khói bếp, đặc biệt là khói bếp được tỏa ra từ nhà của những người nghèo “khói hun nhèm mắt cháu cay”. Khi nghĩ về tuổi thơ cơ cực, nhà thơ đã dâng trào niềm xúc động “nghĩ lại giờ sống mũi còn cay”. Sự xúc động này không chỉ vì nghĩ về tuổi thơ vất vả, cơ cực mà còn “cay” vì nỗi nghẹn ngào khi nhớ về người bà thân thương. Khi nhớ về bà, những kí ức thân thương lại một lần nữa ùa về:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

Chữ “ròng” đã thể hiện được cái dằng dẵng, nặng nề của thời gian. Đó là những ngày cuộc sống thật hoang vắng, bố mẹ bận đi làm xa không về. Trong ngôi nhà nhỏ chỉ có hai bà cháu bên nhau, cùng sống, cùng sinh hoạt “cùng bà nhóm bếp”. Sự đơn độc của hai bà cháu Bằng Việt còn được nhà văn miêu tả thông qua tiếng “tu hú kêu”, tiếng tu hú kêu khắc khoải trên những cánh đồng xa càng làm cho không gian thêm tịch mịch, hoang vắng. Chính không gian này lại càng làm cho cuộc sống của hai bà cháu thêm đơn độc, buồn tẻ. Nhưng, mục đích của nhà thơ không phải nói về nỗi cô đơn, mà chỉ gợi lại không gian tuổi thơ, khi nghe những câu chuyện bà kể về Huế thì tiếng tu hú không còn gợi ra cái khắc khoải nữa mà bỗng chốc nó trở nên “da diết” lạ thường.

Sống bên bà, Bằng Việt không chỉ nhận sự cưu mang, chăm sóc từ bà mà còn được bà dạy học, chăm chút cho cuộc sống:

“Mẹ cùng cha bận công tác không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Hình ảnh người bà tận tụy hết lòng vì người cháu hiện lên thật đẹp. Bố mẹ không có nhà, bà như người bà song cũng là người cha, người mẹ, bà làm mọi việc khó nhọc, chăm lo cho người cháu từ bữa ăn, giấc ngủ, “dạy cháu làm”, “chăm cháu học”. Bà còn là người biết lo tính chu toàn mọi việc, bà biết con trai của bà nơi chiến khu cũng không hề sung sướng hơn, ngược lại còn hàng ngày đối mặt với hiểm nguy, chết chóc. Vì vậy mà bà khuyên cháu không nên kể nể việc nhà làm bố phân tâm, lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Người bà trong kí ức của nhà thơ là một người bà tuyệt vời, lúc nào bà cũng dành tình thương cho đứa cháu, nhen nhóm vào trong lòng đứa cháu những yêu thương, những niềm hi vọng:

“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Trong kí ức của người cháu thương bà, người bà ấy luôn ấp ủ những tình thương vĩ đại, lòng nhân ái bao la. Hình ảnh “ngọn lửa”ở đây được dùng để nói về tấm lòng của người bà ấy, lúc nào cũng rực sáng như vậy, ấm áp như vậy, che chở, sưởi ấm cho cháu qua những giá lạnh của hoàn cảnh sống.

Bài thơ “Bếp lửa” là dòng hồi tưởng của nhà thơ Bằng Việt về tuổi thơ của mình. Trong dòng hồi tưởng ấy, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp. Bài thơ khiến người đọc bồi hồi, xúc động bởi từng lời thơ mà Bằng Việt viết ra đều chứa chan tình thương yêu, sự tôn trọng của người cháu dành cho người bà của mình.

0