24/05/2017, 14:27

Phân tích bi kịch của lão Hạc

Đề bài:  Em hãy phân tích bi kịch của nhân vật Lão Hạc.  Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người ...

Đề bài:  Em hãy phân tích bi kịch của nhân vật Lão Hạc.  Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn “Lão Hạc”. Truyện ngắn “Lão Hạc” ...

Đề bài:  Em hãy phân tích bi kịch của nhân vật Lão Hạc.

 Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn “Lão Hạc”.

Truyện ngắn “Lão Hạc” xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.

Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.

Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.

Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ : “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?”. Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.

Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.

Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.

Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.

Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.

0