Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 7 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 106...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 106 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Hãy dùng phép liệt kê để miêu tả những thứ mà HS phải mang theo đến trường.. Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 7 tập 2 . Bài tập 1. Tìm và phân loại các trạng ngữ trong đoạn văn sau : Rồi hắn xách ...
Bài tập
1. Tìm và phân loại các trạng ngữ trong đoạn văn sau :
Rồi hắn xách chai ra về. Hắn về cái miếu con ở bờ sông, vì vốn từ trước đến nay không có nhà. Lúc đi đường, hắn đã vặn được ở nhà nào ba bốn quả chuối xanh, và bốc của một cô hàng xén một dúm con muối trắng. Bây giờ hắn uống rượu với chuối xanh chấm muối trắng và thấy rằng cũng ngon. Hắn uống rượu với cái gì cũng ngon.
(Nam Cao)
2. Hãy đọc đoạn văn sau đây và cho biết:
a) Câu nào là câu rút gọn ? …
b)* Chuỗi “Đốt rừng. Lấp hồ. Phá truông. Đắp đường.” có phải là chuỗi liệt kê không ? Nếu là chuỗi liệt kê thì chuỗi này có gì đặc biệt ?
Ông tôi cùng mấy mươi người trong làng rủ nhau ra đi. Một đản mấy trăm con người đáp tầu hoả xuống Hải Phòng. Rồi từ Hải Phòng đáp tàu thủy vào miền trong. Đâu đổ bộ lên quãng Phan Rang, Phan Thiết gì đó. Con đường lớn mới phá được đến quãng này. Hàng nghìn phu tản vào rừng làm việc. Đốt rừng. Lấp hố. Phá truông. Đắp đường.
(Tô Hoài)
3. Hãy biến đổi các câu chủ động sau đây thành câu bị động theo những cách khác nhau :
a) Công ti A tài trợ chương trình này.
b) Có phải Ê-đi-xơn đã phát minh bóng đèn không ?
4. Hãy dùng phép liệt kê để miêu tả những thứ mà HS phải mang theo đến trường.
Gợi ý làm bài
1. Muốn tìm và phân loại đúng các trạng ngữ trong đoạn văn, cần nắm được ý nghĩa và đặc điểm hình thức của trạng ngữ (xem lại Ghi nhớ, trang 39, SGK). Có thể gạch chân để đánh dấu trạng ngữ tìm được và trình bày lời giải cho bài tập này theo cách thức như sau :
Hắn về cái miếu con ở bờ sông, vì vốn từ trước đến nay không có nhà.
(Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
Cũng có thể lập bảng phân loại và điền các trạng ngữ vào ô thích hợp.
2. a) Muốn làm đúng câu a, các em phải nắm vững kiến thức về câu rút gọn (xem Ghi nhớ, trang 15 -16, SGK).
Trong đoạn đã cho, có hai câu rút gọn chủ ngữ.
b*) Muốn làm đúng câu b*, các em phải nắm vững kiến thức về phép liệt kê (xem Ghi nhớ, trang 105, SGK) và lưu ý là các bộ phận trong chuỗi liệt kê có thể được tách ra thành những câu riêng để nhấn mạnh.
3. Đối với những câu đã cho, có thể biến đổi thành câu bị động theo hai cách, chẳng hạn, đối với câu a có thể biến đổi như sau :
Công ti A tài trợ chương trình này.
—> Chương trình này được Công ti A tài trợ.
—> Chương trình này được tài trợ bởi Công ti A.
4. HS cần dùng dấu phẩy hoặc chấm phẩy một cách thích hợp đê liệt kê những thứ phải mang theo đến lớp.