Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 7 tập 2 trang 77...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 77 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Từ những cặp câu riêng lẻ được cho sau đây, hãy tạo những câu có cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu.. Soạn bài Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 7 tập 2 Bài tập ...
Bài tập
1. Bài tập 1,2,3 trang 96 – 97, SGK.
4*. Trong mỗi câu sau đây, cụm C – V những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch làm chức vụ ngữ pháp gì ?
a) Tôi nghe thấy tiếng những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch […].
(Ngô Văn Phú)
b) Tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch.
5. Hãy đọc đoạn văn sau đây và cho biết có những cụm C – V nào làm thành câu hoặc thành phần của cụm từ :
Hai bờ kênh, nhà nào cũng đóng chặt cửa. Bàn ghế, lu mái nhận lổm ngổm dưới mương. Một con chó đứng giữa đường thấy tôi đi tới, cụp đuôi lủi vào bờ giậu. Khi tôi qua rồi, con vật vắng chủ bèn chạy sủa đuổi theo ăng ẳng sau lưng tôi một lúc.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
6. Từ những cặp câu riêng lẻ được cho sau đây, hãy tạo những câu có cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu.
a) Bính nói. Vì thế Năm phì cười.
b) Bạn An hay giúp đỡ mọi người. Đó là điều tốt
c) Tôi nghĩ đến một điều. Liệu bạn ấy có đồng ý làm việc này hay không ?
Gợi ý làm bài
1. Trong các câu đã cho, có một cụm C – V làm chủ ngữ, hai cụm C – V làm phụ ngữ của cụm danh từ và hai cụm C – V làm phụ ngữ của cụm động từ. Ví dụ :
Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và thô kệch bắt chước người ngoài […].
(Cụm C – V làm phụ ngữ của cụm động từ.)
2. Em gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ mà không làm thay đổi nghĩa của chúng. Ví dụ :
Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
—> Chúng em hoc giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
3. Em gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ theo cách đã nêu ở bài tập 2. Ví dụ :
Đây là cảnh một rừng thông. Ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại
—> Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.
4*. Trong cả hai trường hợp, cụm C – V đều làm phụ ngữ, nhưng một cụm C – V làm phụ ngữ của cụm danh từ, còn một cụm C – V làm phụ ngữ của cụm động từ.
5. Trong đoạn trích, có 2 cụm C – V làm phụ ngữ của cụm từ.
Có thể biến đổi các cặp câu đã cho thành một câu duy nhất: có cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. Chẳng hạn, ở cặp câu đầu tiên, có thể biến đổi thành :
a) Bính nói khiến Năm phì cười.
Dĩ nhiên, có thể có những cách khác, chẳng hạn, có thể biến đổi :
– Bính nói làm cho Năm phì cười.
– Bính nói buộc Năm phì cười.
– Bính nói khiến cho Năm phì cười.