Tinh thần yêu nước của nhân dân ta SBT Văn 7 tập 2: Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 20...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 20 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Trong đoạn văn nói trên có nhiều câu văn được cấu tạo theo mô hình liên kết “từ … đến…”. Bài tập 1. Câu 2, trang 26 SGK. 2. “ Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ...
Bài tập
1. Câu 2, trang 26 SGK.
2. “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
a) Trong câu văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
b) Nêu những động từ (hoặc cụm động từ) trong câu văn ấy được dùng để miêu tả sức mạnh của tinh thần yêu nước.
c) Nhận xét về giá trị của việc sử dụng các động từ ấy.
3. Trong đoạn văn từ “Đồng bào ta” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, để chứng minh cho nhận định tinh thần yêu nước là một phẩm chất của toàn thể dân tộc Việt Nam, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể, đầy sức thuyết phục. Hãy nhận xét vế cách chọn lọc và đưa dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn vừa nêu.
4. Trong đoạn văn nói trên có nhiều câu văn được cấu tạo theo mô hình liên kết “từ … đến…”. Các vế trong những mô hình liên kết ấy có mối quan hệ như thế nào ?
5. Bài luyện tập 2, trang 27, SGK.
6. Bài văn đã làm sáng tỏ những biểu hiện của tinh thần yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nhưng tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong những hoàn cảnh khác, đặc biệt là ngày nay ?
Gợi ý làm bài
1. Đây chỉ là đoạn trích trong một bản báo cáo dài, nhưng tập trung bàn về một vấn đề nên vẫn có bố cục khá chặt chẽ của một bài văn nghị luận với ba phần : Đặt vấn đề (từ đầu đến “lũ cướp nước”), giải quyết vấn đề (từ “Lịch sử ta” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”), kết thúc vấn đề (từ “Tinh thần yêu nước” đến hết).
Dựa vào bố cục nêu trên, em đọc kĩ lại bài văn và lập dàn ý chi tiết.
2. a) Hình ảnh so sánh “kết thành một làn sóng” đã diễn tả cụ thể và sinh động sức mạnh của tinh thần yêu nước.
b) Tìm các động từ trong câu diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước.
c) Chú ý : Tính chính xác và sự tăng tiến của các động từ (hoặc cụm động từ).
3. Đoạn văn này tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt dẫn chứng được trình bày theo lối liệt kê. Các dẫn chứng được chọn lọc tiêu biểu, phong phú mà vẫn tập trung, vừa cụ thể lại vừa có tính khái quát.
Sau câu chuyển đoạn (“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”), tiếp đến là phần khái quát về lòng yêu nước, ghét giặc của nhân dân ta. Chỉ một câu văn mà đã bao quát được mọi giới, mọi lứa tuổi: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi”. Tiếp đó là những dẫn chứng cụ thể về các biểu hiện của lòng yêu nước trong những hành động, việc làm của mọi tầng lớp nhân dân.*
4. Các vế trong mô hình liên kết “từ … đến…” ở đoạn văn này được liên kết theo nhiều mối quan hệ :
– Lứa tuổi.
– Địa bàn cư trú, hoạt động.
– Nghề nghiệp, giai cấp.
Em hãy tìm dẫn chứng cụ thể cho mỗi loại liên kết nêu trên trong đoạn văn.
5. Tinh thần yêu nước được thể hiện mạnh mẽ, sôi nổi trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược, giành lại và bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Nhưng tinh thần yêu nước cũng còn được thể hiện trong hoàn cảnh của cuộc đấu tranh để giữ gìn sự thống nhất đất nước, trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Ngày nay, tinh thần yêu nước đang và phải được thể hiện trong mọi hoạt động của mỗi người, trong công việc lao động, học tập, sáng tạo để xây dựng đất nước giàu mạnh, khắc phục sự nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn sự toàn vẹn và thống nhất của đất nước.