24/06/2018, 17:26

Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 (Phần 2) – Lịch sử 12

Câu 6: Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế- xã hội của nước ta trong từng kế hoạch nhà nước 5 năm: 1986-1990, 1991-1995, 1990-2000 Những thành tựu, ưu điểm trong 5 năm 1996-2000 và trong 15 năm 1986-2000 thực hiện đường lối đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt ...

Câu 6: Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế- xã hội của nước ta trong từng kế hoạch nhà nước 5 năm: 1986-1990, 1991-1995, 1990-2000

Những thành tựu, ưu điểm trong 5 năm 1996-2000 và trong 15 năm 1986-2000 thực hiện đường lối đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém.

-Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, gia thành cao; hiệu suất và sức cạnh tranh thấp.

-Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh.

-Các hoạt động khoa học-kĩ thuật và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Tổ quốc.

-Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.

Trong bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XXI, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới đật nước. Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng (4-2001) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010), nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại …”. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) là rất quan trọng đối với việc thực hiện chiến lược 10 năm (2001-2010).

Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi và thời cơ, song cũng có không ít khó khăn và thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta luôn chủ động nắm bắt thời cơ, tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn tỉnh táo đoán biết và kiên quyết  đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên mạnh mẽ, đúng hướng

Câu 7:Đường lối đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986)?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước, 35 đoàn đại biểu các đảng anh em, các tổ chức cách mạng và bầu bạn khắp năm châu. Đại hội đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Linh, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đọc Diễn văn khai mạc Đại hội, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đọc Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đọc Báo cáo phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm (1986-1990).

Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V. Báo cáo chính trị khẳng định: Chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 1981-1985: sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1979 – 1980, và đã đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt. Nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4.9% (thời kỳ 1979 – 1980 là 1,9,%). Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 17 triệu tấn (thời kỳ 1976 – 1980 là 13,4 triệu tấn), sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% (thời kỳ 1976 – 1980 là 0,6%). Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6,4% (thời kỳ 1976 – 1980 là 0,4%). Về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật những năm 1981 1985, đã hoàn thành mấy trăm công trình vừa và nhỏ. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa tiến thêm một bước. Chú trọng chăm lo đời sống nhân dân trong hoàn cảnh nền kinh tế còn nhiều yếu kém. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh chính trị và thực hiện nghĩa vụ quốc tế đã giành được những thắng lợi to lớn.

Khẳng định những thành tựu các mặt đã đạt được, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật. Báo cáo chính trị nêu rõ tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn: sản xuất tăng chậm, không đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân: nhiều chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 1981 – 1985 không đạt: hiệu quả đầu tư và sản xuất thấp; tài nguyên chưa được khai thác tốt, bị sử dụng lãng phí; phân phối lưu thông rối ren, căng thẳng, vật giá tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt; sự mất cân đối trong nền kinh tế giữa cung và cầu, giữa thu và chi, xuất khẩu và nhập khẩu chậm được thu hẹp, thậm chí có mặt còn gay gắt hơn trước; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh suy yếu; đời sống nhân dân, nhất là công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang gặp nhiều khó khăn; những hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật kỷ cương không nghiêm, quần chúng giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước.

Tóm lại. “chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống của nhân dân”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chình sách lơsn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”‘ Đại hội chỉ rõ “Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Từ thực tiễn cách mạng, Đại hội nêu lên những bài học kinh nghiệm quan trọng.

 Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát triển quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.

Bốn là, phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn và đối mới tư duy lý luận nhận thức rõ hơn về thời kỳ quá độ và về chủ nghĩa xã hội, những quy luật khách quan đang vận dụng trong thời kỳ quá độ, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện với những nội dung cơ bản sau:

Đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ về chủ nghĩa xã hội, về các quy luật khách quan những đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong nhiều năm qua, những quan niệm lạc hậu về chủ nghĩa xã hội, nhất là về công nghiệp hóa, về cải tạo xã hội Chủ nghĩa, về cơ chế quản lý kinh tế, về phân phối lưu thông chính là nguyên nhân chậm phát triển và cụ thể hoá đường lối chung và đường lối kinh tế trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Vì vậy, phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại chính là bổ sung và phát tnển những thành tựu ấy.

Đổi mới quan điểm chính sách kinh tế:

Về đổi mới cơ cấu kinh tế, dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, chính sách đó cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Đại hội xác định rõ các thành phần kinh tế ở nước a là: Kinh tế xã hội chủ nghĩa (bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể): kinh tế tiểu sản xuất hang hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức mà hình thức cao là công tư hợp doanh: kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác.

Cùng với chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đại hội VI còn chủ trương bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Các chương trình đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu.

Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI cho rằng, việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đảng đã thẳng thắn chỉ ra rằng: Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo được động lực phát triển làm suy yếu nền kinh tế, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Phong cách quản lý quan liêu, cửa quyền tư duy mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí. Vì vậy, “Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được khẳng định là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách qua: và với trình độ phát triển của nền kinh tế”. Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chú trọng tính kế hoạch; sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá – tiền tệ, các đơn vị sản xuất có quyền tự chủ sản xuất – kinh doanh, tự chủ về tài chính; sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế.

 Đổi mới chính sách đối ngoại, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Nhận thức rõ nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu. Đại hội VI nhấn mạnh sự cần thiết phải “Công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòì hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh”.

Đổi mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước: Để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy nhà nước. Tăng cường bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, có sự phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể. Xây dựng chiến lược kinh tế xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Đổi mới nội dung và phong cách lãnh đạo của đảng, tăng cường  sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng. Đại hội nêu rõ: “… Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế: đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”1. Đảng nhấn mạnh đổi mới tu duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng. Đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và quản lý. Đổi mới phong cách làm việc, trong đó tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất. Đại hội đề ra yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết, bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết,bầu Ban Bí thư gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội nhất trí trao trách nhiệm cao cả cho các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt dể. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc. Đường lối do Đại hội đề ra thể hiện sự phát triển tư duy lý luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của Đảng, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 8: So sánh công cuộc cải tổ của Liên Xô với công cuộc đổi mới ở Việt Nam

I. ĐH đại biểu toàn quốc lần VI và đường lối đổi mới của Đảng.
1. Hoàn cảnh lịch sử.
a. Thế giới.
Cách mạng KHKT → thành tựu lớn.
Với chính sách đóng cửa của mình, Liên Xô – Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng nên các nước này đã tiến hành cải tổ với trọng tâm về chính trị, nên hầu hết các ĐCS đều mất vai trò lãnh đạo → CNXH ở LX và Đông Âu đứng trước cuộc khủng trầm trọng → sụp đổ.
Các thế lực thù địch , đứng đầu là Mỹ tăng cường tấn công vào CNXH nhằm thủ tiêu hệ thống CNXH trên toàn thế giới để thực hiện thế giới … do Mỹ cầm đầu.
1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách với trọng tâm là KT – XH. Trung Quốc không ngừng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.

b. Việt Nam.
Trong 10 năm (1975 – 1985) xây dựng CNXH chúng ta đã đạt được những thành tựu cơ bản có ý nghĩa với đất nước như: sản xuất lương thực thực phẩm tăng; sản xuất CN không ngừng phát triển (9,6% / năm); chúng ta xây dựng được hàng ngàn công trình nhỏ và hàng trăm công trình vừa và lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân (thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An, …); sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thu hoạch nhiều thắng lợi lớn. Tuy nhiên trong 10 năm đi lên CNXH, kinh tế Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng:

+ Sản xuất tăng trưởng chậm, không tương xứng với công sức bỏ ra nên không nhanh chóng ổn định được đời sống nhân dân.
+ Các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm đều không thực hiện được.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí, ngân sách Nhà nước thiếu hụt, lưu thông phân phối rối ren căng thẳng, lạm phát cao.
+ Vấn đề công ăn việc làm trở thành vấn đề nhức nhối của toàn XH.
+ Các hiện tượng tiêu cực trong XH không ngừng phát triển: tham ô, tham nhũng, …
Đứng trước khó khăn khủng hoảng trên, quần chúng giảm lòng tin vào Đảng → Đòi hỏi Đảng phải nhanh chóng đổi mới để đưa Đất nước vượt qua khó khăn khủng hoảng này.

2. ĐH toàn quốc lần thứ VI và đường lối đổi mới của Đảng.
• ĐH VI diễn ra 15 – 18/12/1986 trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật trên cả mặt được và không được.
• ĐH VI đã tìm được những nguyên nhân của những sai lầm dẫn đến khủng hoảng KT – XH này:
+Nguyên nhân khách quan – 3 nguyên nhân: Xuất phát điểm thấp; chiến tranh liên tiếp xảy ra, tàn phá nặng nề; các thế lực thù địch tăng cường chống phá.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do sai lầm trong việc đề ra đường lối và lãnh đạo thực hiện của Đảng và Nhà nước như: Đề ra mục tiêu không sat thực tế, nhanh chóng phá bỏ các thành phần KT XHCN, chưa coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu

• Đại hội VI đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm:
+ Trong toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát điểm lấy dân làm gốc.
+ Phải tôn trọng và hành động theo thực tại khách quan.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện lịch sử mới.
+ Xây dựng Đảng ngang tầm là một Đảng cầm quyền.
• Đổi mới nhận thức con đường quá độ đi lên CNXH là cả một chặng đường lịch sử tương đối dài không thể nóng vội, không thể đốt cháy giai đoạn và khẳng định chúng ta đang ở những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.

• Đại hội VI đã đề ra mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ bao trùm của những năm còn lại chặng đường đầu tiên: Đảng ổn định mọi mặt tình hình KT – XH và tiếp tục xây dựng cơ sỏ vật chất kinh tế cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN ở những chặng đường tiếp theo.
• Đã xác định được 5 mục tiêu cụ thể:
+ Sản xuất đủ tiêu dùng có tích lũy.
+ Bước đầu tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất.
+ Bước đầu hoàn thiện quan hệ sản xuất mới cho phù hợp tính chất và trình độ lực lượng sản xuất.
+ Tạo sự chuyển biến tốt mọi mặt xã hội.
+ Đảm bảo nhu cầu củng cố an ninh quốc phòng.

Câu 9: Tại sao đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiệp đổi mới?

• Khó khăn khủng hoảng xuất phát từ kinh tế.
• Trên cơ sở đổi mới kinh tế để làm bàn đạp để đổi mới nhưng cái khác.(chính trị,…)
• Vật chất quyết định ý thức làm đòn bẩy về mặt chính trị
Rút kinh nghiệm sự sụp đổ của CNXH Liên Xô – Đông Âu: Khi rơi vào khủng hoảng thì các nước này lại tổ chức cải tổ với trọng tâm về chính trị nên hầu hết các ĐCS đều mất vai trò lãnh đạo → CNXH ở LX và Đông Âu đứng trước cuộc khủng trầm trọng → sụp đổ.

Theo dõi phần 1 của bài học: Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 (Phần 1) -Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0