03/10/2018, 18:11

Nguyên nhân gây vàng lá cây cà phê cách khắc phục

October 3, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp | Tình trạng vàng lá cây cà phê tùy không phải là bệnh hại nguy hiểm. Nhưng nó xuất hiện phổ biến trong thời gian gần đây tại các tỉnh Tây Nguyên. Phần nào gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất trái trong vụ thu hoạch. Nguyên nhân của ...

October 3, 2018 | Cà phê • Cây công nghiệp |

Tình trạng vàng lá cây cà phê tùy không phải là bệnh hại nguy hiểm. Nhưng nó xuất hiện phổ biến trong thời gian gần đây tại các tỉnh Tây Nguyên. Phần nào gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất trái trong vụ thu hoạch. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, cùng lamnong.net tìm hiểu điều đó nhé.

Cà phê vàng lá do sâu bệnh

vàng lá cây cà phê

Những bệnh hại dẫn đến tình trạng vàng lá cây cà phê: Bệnh khô cành, khô quả do nấm Colletotrichum cofeanum Noack, vi khuẩn: Pseudomonas syringea, P. Garcae, lở cổ rễ, gỉ sắt, nấm hồng…Tùy vào từng giải đoạn biểu hiện riêng của bệnh mà hộ trồng cần sử dụng đúng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh. Không nên sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc trong cùng một lần phun. Bởi một số loại thuốc có thể phản ứng với nhau làm giảm đi công dụng. Không phòng trừ được bệnh vàng lá cây cà phê mà còn làm tốn chi phí.

Vàng lá cây cà phê do thiếu dinh dưỡng

+ Thiếu đạm cây vàng lá từ chính giữa là sau đó lan rộng dần ra toàn bộ lá. Sau đó chúng vàng lấn sang cả lá non. Chồi non phát triển kém, cây cằn cỗi là những triệu chứng biểu hiện khi thiếu đạm trầm trọng. Khi cây thiếu đạm cành dự trữ ngăn, trái đậu ít, kích thước nhỏ và năng suất giảm. Ở lá già xỉn màu không sáng bóng, chồi non phát triển kém ít hoa trái đậu ít. Đây là biểu hiện vừa thiếu đạm và cả lân nữa.

bệnh vàng lá cây cà phê

+ Thiếu kali vị trí vàng lá cây cà phê ngay từ mép lá trở vào và từ chóp lá trở xuống. Lá khô và rụng hàng loạt vào cuối mùa mưa, giai đoạn trái tăng kích thước rụng rất nhiều. Năng suất giảm trầm trọng và tỷ lệ nhân thấp, cây thiếu kali biểu hiện rõ nhất vào giai đoạn cuối mùa mưa. Lúc này cây tập trung lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi trái. Việc bổ sung kali của cây cà phê ngày càng tăng cao hơn nữa, nếu lượng bón không đủ cây sẽ có những biểu hiện như trên.

+ Thiếu magie trên lá già gân lá còn xanh nhưng quanh lá đã úa vàng đi. Ban đầu vàng nhẹ ở thịt lá, càng về sau lan rộng ra khắp bề mặt lá. Đối với vùng đất chua có tầng canh tác mỏng nhiều quặng boxit, cà phê dễ nhiễm bệnh này. Thời điểm xuất hiện thường là vào cuối mùa mưa.

+ Thiếu canxi lá già có màu vàng nắng, mỏng, cành cây dễ gãy, trái bị nứt. Đây là biểu hiện của cây bị thiếu canxi. Nguyên nhân do đất chua, đất dốc hộ trồng ít bón vôi.

+ Thiếu lưu huỳnh lá non mỏng có màu vàng nguyên nhân là do cây thiếu lưu huỳnh. Thời kì kiến thiết cơ bản cây dễ mắc hơn so với giai đoạn kinh doanh. Bón bổ sung SA hay NPK có chứa lưu huỳnh để khắc phục tình trạng này.

+ Thiếu kẽm biểu hiện lá non vàng, gân lá xanh, lá ngắn xù lên không nở lớn. Nguyên nhân là do cây thiếu kẽm, cây còi cọc năng suất thấp.

+ Thiếu bo phần chồi non trên cây cà phê bị teo lại và chết đọt. Lá đọt nhỏ sẽ khô dần từ phía mép, cây có tỷ lệ đậu trái thấp. Tỷ lệ trái non rụng nhiều năng suất giảm một cách đáng kể. Cành dự trữ không phát triển, lá rụng nhiều cây chỉ còn lại cành trơ trọi.

+ Thiếu Mangan lá non có màu vàng trắng, những đường gân có màu xanh mờ. Kích thước lá nhỏ dễ nhầm lẫn với hiện tượng thiếu kẽm.

+ Thiếu sắt lá non trên đọt có màu bạc trắng như bạch tạng. Những lá dưới vẫn còn xanh là triệu chứng của thiếu sắt. Biểu hiện này ít gặp nhưng vẫn xẩy ra ở những vườn có bón nhiều lân và nhiều vôi.

Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vàng lá cây cà phê. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tấn công của một số sâu bệnh gây hại khác nữa. Hộ trồng cần thăm vườn thường xuyên, nắm bắt các kiến thức liên quan để pháp hiện và phòng trừ kịp thời.

0