24/05/2017, 13:09

Ngữ văn 9 phân tích bài Bếp lửa của Bằng Việt

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài “Bếp lửa” để thấy vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã được hiện lên với vẻ đẹp lặng thầm của mình, và trong tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt ...

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài “Bếp lửa” để thấy vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã được hiện lên với vẻ đẹp lặng thầm của mình, và trong tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt thì nhà thơ dùng vẻ đẹp ấy để viết về người bà trong gia đình với tình thương và đức hy sinh cao cả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ...

– Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài “Bếp lửa” để thấy vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt Nam.

Người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã được hiện lên với vẻ đẹp lặng thầm của mình, và trong tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt thì nhà thơ dùng vẻ đẹp ấy để viết về người bà trong gia đình với tình thương và đức hy sinh cao cả. Xuyên suốt  bài thơ là hình ảnh người bà đôn hậu cùng với hình tượng ngọn lửa, hai hình tượng bổ sung cho nhau mang đến cho người đọc sự ấm áp và tình yêu thương dạt dào.

Cả bài thơ với 41 câu thơ không bị ràng buộc trong một thể thơ nhất định nào, có câu 8 chữ, có câu 7 chữ nhưng cũng lại có câu 9 chữ. Sự kết hợp hài hòa này mang đến cho bài thơ một nét đặc sắc riêng, lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Qua hình tượng bếp lửa, ngọn lửa và bằng việc nhắc lại kí ức tuổi thơ của một thời gian khổ, chiến tranh loạn lạc bài thơ ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của người bà đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của người cháu đó là lòng biết ơn và kính yêu bà khôn xiết.

Hình ảnh bếp lửa và tình cảm của người cháu dành cho bà của mình đã được hiện lên ngay từ những dòng thơ đầu tiên:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bài biết mấy nắng mưa”

Bếp lửa mang tình yêu thương, sự chở che của bà dành cho cháu, đó là bếp lửa của một người đã trải qua bao vất vả “nắng mưa” để nuôi cháu khôn lớn, mỗi lần nhóm lửa cũng là nhóm lên tình yêu thương vô bờ của bà dành cho cháu của mình. Nghĩ về bếp lửa và bà của mình mà người cháu thương bà khôn xiết, chỉ một từ “thương” thôi nhưng cũng đủ rộng để ôm trọn tất cả tình cảm của cháu dành cho bà.

Những dòng thơ tiếp theo, tác giả nhắc lại những kỉ niệm lúc còn bé của mình, kỉ niệm của một thời đen tối, đói khổ khiến cháu không thể nào quên cho đến tận bây giờ:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Khoảng thời gian đen tối đó chính là những ám ảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945, làm cho không biết bao nhiêu người chết. Cái “mùi khói”, “khói hun” có lẽ đến tận bây giờ cháu vẫn chưa quên, làm cháu cảm thấy cay cay nơi sống mũi mỗi khi nhớ lại. Và chắc chắn rằng cho dù thời gian có trôi đi nhưng những kỉ niệm về một thời đói khổ đó cháu sẽ chẳng bao giờ quên và cái vị cay xè của khói bếp sẽ luôn trong tâm trí cháu cho đến hết cuộc đời.
Những kỉ niệm của bà với cháu đâu chỉ có như vậy, khoảng thời gian “tám năm ròng” cháu và bà đã có biết bao kỉ niệm sâu sắc:

“Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Điều đặc biệt ở đoạn thơ này là hình ảnh con chim tu hú được nhắc đến rất nhiều và đặc biệt hơn là khi nhà thơ tâm tình với chim tu hú. Tiếng chim tu hú mang một âm thanh quen thuộc của đồng quê về nơi tâm tưởng của tác giả, đồng thời nó cũng đã trở thành một mảnh tâm hồn gắn với tuổi thơ của người cháu. Cháu thương bà vất vả nhưng không biết giãi bày cùng ai chỉ biết tâm tình cùng chim tu hú, câu thơ như một lời trách nhẹ nhàng của cháu:

 “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Cuộc sống của cháu từ nhỏ đã gắn với hình ảnh của bà, bà thay cương vị của một người mẹ, một người cha nuôi cháu khôn lớn:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học”

Mặc dù thiếu sự chăm sóc của bố mẹ nhưng cháu vẫn thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay của bà, được bà yêu thương chăm sóc chu đáo, cẩn thận.

phan tich bai tho bep lua

“ Bếp lửa” còn gợi lên trong kí ức của đứa cháu cảnh giặc tàn phá xóm làng, đây là một kí ức rất xót xa:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”

Những câu thơ ánh lên tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của những người hàng xóm,những người hàng xóm đã giúp đỡ bà dựng lại “ túp lều tranh” để hai bà cháu có chỗ che mưa che nắng.Và đặc biệt hơn ta thấy được ở đó ý chí nghị lực của người mẹ,của người bà hậu phương. Trước khó khăn thử thách, bà vẫn “vững lòng” mình và dặn dò cháu không được “kể này kể nọ” khi viết thư cho bố để bố yên tâm làm việc nơi chiến khu.

Và đến đây thì hình ảnh “bếp lửa” đã chuyển hóa thành “ngọn lửa”, đây là một hình tượng rất đẹp, đó là ngọn lửa của tình yêu thương bao la, ngọn lửa của niềm tin bất diệt, bền bỉ:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Những vần thơ mang hàm nghĩa sâu sắc ca ngợi những phẩm chất cao cả của người bà đồng thời cũng thể hiện niêm tự hào, lòng biết ơn đối với đức hy sinh sự tần tảo của người bà kính yêu.

Những dòng thơ tiếp theo là những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ về người bà kính yêu:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”

Cuộc đời của bà trải qua nhiều “lận đận”, “nắng mưa” vì con cháu trong gia đình, bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, không chỉ bằng đôi bàn tay mà còn bằng cả trái tim và tấm lòng của bà nữa.

Đến những câu thơ tiếp theo, chữ “nhóm” được điệp lại 4 lần ở 4 dòng thơ:

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

Đây đều là những hình ảnh rất thực và gần gũi đối với mỗi chúng ta, chính bà đã nhóm lên không chỉ là vị ngọt bùi của khoai sắn, vị ngọt ngào của nồi xôi mà còn cả niềm yêu thương, ước mơ và hoài bão nữa. Nghĩ về bà, về bếp lửa cảm xúc dồn nén bỗng như được trào ra:

“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng  – bếp lửa”

Đến bốn câu thơ cuối cùng, những vần thơ này đã thể hiện tình cảm thương nhớ và lòng kính yêu của người cháu nay đã khôn lớn và đi xa khỏi vòng tay của bà:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Cảm xúc của những câu thơ như dạt dào trong lòng người đọc, cuộc sống mới thật vui nhưng chẳng bao giờ cháu vơi đi nỗi nhớ bà luôn thường trực trong lòng của cháu.

Đọc bài thơ “Bếp lửa” người đọc không khỏi xúc động về hình ảnh người bà với những nét đẹp lớn lao, cao cả. Và chúng ta không thể không khẳng định vai trò quan trọng của tình cảm gia đình qua bài thơ này. Với những lời thơ đẹp, giàu sức biểu cảm chắc chắn rằng bài thơ sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

0