24/05/2017, 13:08

Phân tích vẻ đẹp người phụ nữ trong bài thơ Thăm lúa văn 9

Phan tich bai tho Tham lua – Đề bài: Phân tích vẻ đẹp người phụ nữ trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung. Nhà thơ Trần Hữu Thung sinh năm 1923 tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một nhà thơ đồng thời cũng là một nhà tuyên truyền, cán sự văn hóa trong kháng chiến chống Pháp. Đối với ông ...

Phan tich bai tho Tham lua – Đề bài: Phân tích vẻ đẹp người phụ nữ trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung. Nhà thơ Trần Hữu Thung sinh năm 1923 tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một nhà thơ đồng thời cũng là một nhà tuyên truyền, cán sự văn hóa trong kháng chiến chống Pháp. Đối với ông thơ vừa là nơi thăng hoa cảm xúc vừa là phương tiện công tác của ông để ông tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước và phản ánh đời sống của nhân dân. Ông từng ...

– Đề bài: Phân tích vẻ đẹp người phụ nữ trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung.

Nhà thơ Trần Hữu Thung sinh năm 1923 tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một nhà thơ đồng thời cũng là một nhà tuyên truyền, cán sự văn hóa trong kháng chiến chống Pháp. Đối với ông thơ vừa là nơi thăng hoa cảm xúc vừa là phương tiện công tác của ông để ông tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước và phản ánh đời sống của nhân dân. Ông từng là ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam và hội trưởng hội văn nghệ Nghệ – Tĩnh.

Bài thơ “Thăm lúa” là một bài thơ tiêu biểu của ông về nội dung phản ánh đời sống của nhân dân. Xuyên suốt cả bài thơ đó là vẻ đẹp của người phụ nữ với những nét tính cách yêu chồng, yêu quê hương đất nước và có một tâm hồn đằm thắm.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã mở ra một khung cảnh bình dị, yên bình nơi cánh đồng lúa với tâm trạng vui vẻ, phấn khởi của cô gái trước những thành quả mà mình làm được:

“Mặt trời lên càng tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
….
Đứng chống cuốc em trông
Em thấy lòng khấp khởi
Bởi vì em nhớ lại
Một buổi sớm mai ri”

Một buổi sáng thật đẹp trên cánh đồng lúa chín vàng có những hạt sương long lanh còn chưa kịp tan hết, không những thế còn có những tiếng chim chiền chiện nghe rất thánh thót làm rộn ràng thêm cánh đồng vào buổi sớm. Lúc này cô gái đã ra đồng với chiếc cuốc quen thuộc của nhà nông, “đứng chống cuốc” nhìn cánh đồng lúa vàng ươm nhưng trong lòng cô lại có chút gì đó “khấp khởi”. Vậy điều gì đã làm cô có cảm giác đó, đó là vì câu chuyện trong “một buổi sớm” đang hiện ra trong tâm trí cô, những dòng thơ tiếp theo sẽ cho người đọc biết câu chuyện đó là gì?

“Anh tình nguyện ra đi
Chiền chiện cao cùng hót
Lúa cũng vừa sẫm hột
Em tiễn anh lên đường
Chiếc xắc mây anh mang
Em nách mo cơm nếp
Líu níu anh trật dép
Anh cúi sửa vội vàng”

Hóa ra câu chuyện trong buổi sớm đó là câu chuyện về người chồng của cô lên đường đi chiến đấu. Hôm anh lên đường cũng có tiếng hót của chim chiền chiện và cánh đồng lúa cũng đang chín vàng. Giờ đây khi gặp lại cảnh này nỗi nhớ chồng của cô lại dâng lên tràn đầy trong tâm trí, những hình ảnh vẫn còn đọng lại y nguyên trong cô từ món cơm nếp mà cô chuẩn bị cho anh trong chiếc “xắc mây” khi tiễn anh lên đường.

phan tich bai tho tham lua

Cô còn nhớ như in lời dặn của anh trước lúc lên đường, đây cũng chính là động lực để cô cố gắng làm việc chăm chỉ đợi ngày anh chiến thắng trở về:

“Đến bờ ni anh bảo
Ruộng mình quên cày xáo
Nên lúa chín không đều
Nhớ lấy để mùa sau
Để cố làm cho tốt”

Thời gian đằng đẵng trôi không một lời hồi âm và cuối cùng sau những chờ đợi cô gái đã nhận được thư của chồng mình:

“Cam ba lần ra trái
Bưởi ba lần ra hoa
Anh bước chân đi ra
Từ ngày đầu phòng ngự

Anh đang mùa thắng lợi
Lúa em cũng chín rồi
Lúa tốt lắm anh ơi
Giải thi đua em giật”

Nỗi nhớ nhung là vô hạn, không khi nào nguôi ngoai, cô luôn mong chờ chồng của mình, cô nhớ rất rõ đã “ba mùa cam”, “ba mùa bưởi” trôi qua để rồi khi nhận được bức thư đầu tiên của anh gửi về cô cứ muốn cầm mãi không rời và trong lòng thì vui sướng, phấn khởi hơn bao giờ hết. Anh lên đường đi “chiến đấu” còn cô gái ở nhà cũng thi đua để lúa được tốt và mong muốn là chỗ dựa vững chắc nhất cho anh được yên tâm chiến đấu nơi chiến trường.
Thời gian vẫn cứ trôi nhưng không thể nào làm vơi bớt đi nỗi nhớ chồng của cô được, cô tính từng ngày để rồi bây giờ đã thành từng năm kể từ ngày chồng cô lên đường đi chiến đấu:

“Xòe bàn tay bấm đốt
Tính đã bốn năm ròng
Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì vẫn nhớ
Chuối đầu vườn đã lỗ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được”

Cô luôn một lòng chung thủy, son sắt mặc cho mọi người khuyên cô đừng nên trông mong anh quay trở về nữa nhưng với cô không gì có thể thay đổi được tình nghĩa vợ chồng của cô. Nhà thơ dùng các hình ảnh “chuối đã lỗ”, “cam đã vàng” để nhấn mạnh nỗi nhớ, sự ngóng trông chờ đợi của cô về nơi tiền tuyến xa xôi.

Khổ thơ cuối cùng là sự vui vẻ, niềm hạnh phúc khi thấy những bông lúa trĩu bông, nặng hạt chín vàng và sự tin tưởng của cô gái về một chiến thắng không xa để chồng cô trở về bên cạnh cô:

“Em vác cuốc thăm đồng
Lúa sây hạt nặng bông
Thấy vui vẻ trong lòng
Em trông ngày chiến thắng”

Đọc bài thơ ta thấy nổi bật lên là vẻ đẹp của người phụ nữ vừa đảm đang trong công việc, vừa thủy chung son sắt trong tình nghĩa vợ chồng. Nhà thơ đã sử dụng hiệu quả các từ ngữ địa phương để làm cho bài thơ trở nên tiêu biểu nổi bật và đậm chất xứ Nghệ.

0