31/05/2017, 12:56

Làm sao nhận biết được bệnh cho trẻ con khi nhìn ở đầu?

Em bé từ ba tuổi trở xuống vùng đầu mềm mại và có chỗ khe khẽ đập nhịp nhàng, gọi là “thóp”. Trước khi hỏi triệu chứng bệnh tật của trẻ em, các bác sĩ nhi khoa Trung y thường sờ vào đầu vào cái thóp này trước để sơ bộ tìm hiểu tình hình sức khỏe và phát triển của em bé. Thóp còn gọi là ...

Em bé từ ba tuổi trở xuống vùng đầu mềm mại và có chỗ khe khẽ đập nhịp nhàng, gọi là “thóp”. Trước khi hỏi triệu chứng bệnh tật của trẻ em, các bác sĩ nhi khoa Trung y thường sờ vào đầu vào cái thóp này trước để sơ bộ tìm hiểu tình hình sức khỏe và phát triển của em bé.

Thóp còn gọi là “đỉnh trán” là chỉ chỗ xương chưa nối liền nhau trên đỉnh đầu em bé. Thóp được chia làm hai bộ phận “thóp trước” và “thóp sau”, thóp trước là khe hở hình quả trám giữa xương đỉnh đầu và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Thóp của em bé nhìn vào chỉ là một vùng vuông vắn trên đầu nhưng lại có thể phản ánh tình hình nội bộ của cơ thể, rất nhiều bệnh tật ở trẻ con có thể làm cho thóp biến đổi, vì vậy các bác sĩ coi nó là cái “cửa sổ” dể suy đoán bệnh tật của trẻ em. Vậy thì làm thế nào để tự đoán bệnh của trẻ em thông qua thóp? Phương pháp đó là:

1.   Quan sát thời gian thóp khép lại

Lúc bình thường, khi em bé mới sinh ra, thóp trước có kích thước 2,5 cm X 2,5 cm (trung điểm hai cạnh đối nối liền với nhau), sau khi sinh được 2-3 tháng nó sẽ lớn lên theo sự lớn lên của vòng đầu. Về sau nó dần dần thu nhỏ lại, đến tháng thứ 12 - 18 thì thóp khép hẳn. Khi sinh ra thóp sau đã gần đóng hẳn hoặc chỉ bé bằng đầu ngón tay, muộn nhất là sau khi sinh được bốn tháng thì đóng.

Thóp (thông thường chỉ thóp trước) và khe xương khép lại sớm hay muộn thường phản ánh quá trình cót hóa của xương sọ có bình thường không, khép sớm quá hoặc muộn quá đều là biểu hiện của bệnh tật. Nếu thóp khép quá sớm có thể là tiểu não hoặc xương sọ cốt trán hóa quá sớm. Do thóp và khe xương khép lại quá sớm đã cầm cô sự phát triển của đại não, vì vậy tri não của trẻ con cũng bị hạ thấp ở các mức độ khác nhau. Nói chung cho rằng, thóp khép lại quá sớm thường do bẩm sinh không tốt hoặc thai nhi, người mẹ mang thai thường xuyên chụp X quang gây ra, cũng có thể do sau khi mắc các bệnh kiểu như viêm não, đại não ngừng phát triển tạo thành.

Ngược lại nếu thóp và khe xương đã đến lúc khép mà không khép, lại mở rộng ra theo sự tăng trưởng của tuổi tác thì cũng là hiện tượng dị thường, cho thấy có thể do bộ xương phát triển chậm chạp (chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương) hoặc não to lên khác thường (tích dịch não) gây ra. Ởđây cần phải nhắc nhở bạn đọc là: một số người cho rằng đầu em bé lớn thóp rộng lên là tượng trưng cho trẻ con thông minh, đó là nhận thức phiến diện, các bậc cha mẹ tuyệt đối chớ vì vậymà gật gù đắc ý rồi coi thường bỏ qua.

2.   Quan sát tính trạng của thóp

Thóp bình thường phải bằng phẳng và đập theo mạch đập. Dùng ngón tay sờ nhẹ vào thóp thấy có cảm giác mềm mại và không có gì ở bên dưới. Nếu thóp trước trở nên căng dầy thậm chí phình lên[1] là cho thấy nội áp trong đầu tăng cao, thường thấy ở các bệnh chảy máu trong đầu, viêm màng não, tràn dịch não; nếu thóp trước lõm xuống thì thấ

Nguồn: Ông Văn Tùng
0