31/05/2017, 12:56

Làm sao nhận biết bệnh gì khi bị đau quanh người

Đau đớn là môt triệu chứng rất hay gặp là “dấu hiệu báo bệnh” quan trọng. Đau đớn có thể phát sinh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể như đau đầu, đau ngực, đau bụng, đau tứ chi... Chỉ xét riêng về tính chất của sự đau đớn thì lại có đau nhói, đau quặn, đau như bị khoan, đau thon thót, đau như bị ...

Đau đớn là môt triệu chứng rất hay gặp là “dấu hiệu báo bệnh” quan trọng. Đau đớn có thể phát sinh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể như đau đầu, đau ngực, đau bụng, đau tứ chi... Chỉ xét riêng về tính chất của sự đau đớn thì lại có đau nhói, đau quặn, đau như bị khoan, đau thon thót, đau như bị dao cắt, đau như bị xé ra, đau như phải bỏng, đau như bị điện giật... Nếu bộ phận nào đó của cơ thể bị đau đớn không rõ nguyên nhân, đặc biệt xuất hiện những cơn đau dữ dội không dễ hoãn giải và khó chịu ...

Đau đầu, đau ngực, đau bụng, đau eo ở trên đã giới thiệu tỉ mĩ... Bây giờ xin giới thiệu một số loại hình đau khác.

a)   Viêm xung quanh vai

Sau một ngày lao động mệt mỏi không thể nén vai đi ngủ được, ban đêm khi ngủ thường cảm giác vùng vai đau như bị dao cắt. Vì khớp xương vai ngoại chuyến và xoay chuyển hoạt động khó khăn, không thể nhấc vai lên làm các động tác như chải đầu, vắt khăn mặt, vùng vai có cảm giác ấn đau rộng, đau vai có thể lan tỏa đến cánh tay, khi xoay chuyển khớp xương vai cơn đau càng nặng hơn, có lúc còn cố đau cực bộ. Đó thường là bị mắc bệnh viêm chung quanh vai (tức bệnh hậu kiên phong). Bệnh này thường gặp ở người khoảng 50 tuổi, sự phát bệnh của nó thường liên quan đến ngoại thương hoặc bị lạnh.

Nhưng điều cần chú ý là vai trái thường xuyên bịđau hoặc người mắc bệnh “viêm chung quanh vai” đã lâu không khỏi thì nên cảnh giác trước khả năng bị bệnh lao phổi. Ngoài ra một số người mắc bệnh ung thư thời kỳ đầu (như ung thư phổi, ung thư dạ dày) cũng có cơn đau tương tự như đau viêm chung quanh vai, không được coi nhẹ bỏ qua.

b)  Chứng đau gót chân

Người sau tuổi trung niên và có thể hình hơi béo cảm thấy một hoặc hai bên đáy gót chân đau đớn, cơn đau này thường phát sinh dần dần, vừa ngu dậy cử động hoặc ngồi đứng lên bước đi là đau nhưng sau khi đi bộ được một lúc lại dần dần giảm nhẹ, thậm chí mất hẳn, ngồi hoặc nằm xucmg rồi đứng dậy đi thì lại bắt đầu đau. Nhìn bên ngoài không đỏ, không tấy nhưng dưới gót chân có một điểm ấn đau đớn với phạm vi nhỏ, khi dùng lực ấn mạnh có thể gây ra đau dữ dội. Đó là đã mắc chứng đau gót chân. Bệnh này có liên quan đến việc đầu khớp xương, xương gót bàn chân tổn thương mãn tính, xương gót chân bị gai đâm là nguyên nhân thường thấy. Bệnh này thường do thể trạng tăng lên, đi bộ đường dài, giày không vừa... là các nhân tố khiến màng gân bàn chân bị lôi kéo lâu ngày, liên tục, quá độ gây ra,

c)   Bệnh tê thấp

Nam giới trung niên nhất là trong giấc ngủ ban đêm sau khi ăn no và uống rượu say đột nhiên bị cơn đau dữ dội ở khớp xương ngón chân làm tỉnh giấc, ngồi dậy sờ nơi bị đau ở chân có hiện tượng sưng đỏ và ấn đau cục bộ và sốt đến 38 - 39°c thì có khảnăng bị bệnh tê thấp, Tỉ lệ phát bệnh này ở nam nữ là 20%, hơn nữa 30 - 50% người bệnh có tiền sử gia tộc bị bệnh tê thấp. Thức ăn nhiều mỡ, nhiều đạm, uống rượu quá độ, ngủ không đủ, phẫu thuật ngoại thương và những sinh hoạt bất quy tắc khác thường có thể thúc đẩy bệnh này phát tác.

d)  Viêm khớp dạng phong thấp

Trong cuộc đời mỗi người hầu như đều có kinh nghiệm, về chứng đau khớp xương, đau khớp nhẹ trong thời gian ngắn không nhất định là điềm báo của bệnh tật nghiêm trọng. Những khớp ngón tay và ngón chân sưng tấy, đau đớn và dị dạng một cách đối xứng thì lại là đặc điểm của chứng viêm khớp dạng phong thấp. Bệnh này hay thấy ở phụ nữ tuổi 20 - 40 tuổi. Người bị mắc bệnh này mà bị tàn phế suốt đời không phải là ít nên phải đề cao cảnh giác, phát hiện sớm, điều trị sớm.

e)   Viêm khớp có tính phong thấp

Đau khớp dạng như đi bộ nhiều (cơn đau khớp đầu gối giảm nhẹ, khớp cổ tay lại đau nặng hơn), sưng tấy là đặc điểm của bệnh viêm khớp có tính phong thấp. Viêm khớp có tính phong thấp là một trong những biểu hiện chủ yếu của bệnh phong thấp, bệnh phong thấp là một loại bệnh toàn thân có thể bị đi bị lại, thường hay phát bệnh ở nhi đồng và thanh niên, lần đầu phát tác thường ở trong khoảng 5-15 tuổi. Người lúc bình thường bị đau họng, cảm mạo trúng gió thì dễ bị bệnh phong thấp hơn. Bị lạnh, bị ẩm ướt, mệt nhọc quá độ, dinh dường không tốt... thường trở thành nguyên nhân gây ra bệnh này.

Ngoài ra đau đớn cũng còn do ngoại thương gây ra. Đối với một số ngoại thương lớn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động... thường dễ được mọi người coi trọng, lập tức chữa trị ngay, nhưng đối với một số va chạm chân thương nhỏ thì dễ bỏ qua. Các chuyên gia cho rằng, một số ngoại thương nhỏ nếu xuất hiện hiện tượng dưới đây thì phải điều trị ngay:

-  Trẹo mắt cá chân

Nếu đau đớn một tuần chưa hết thì đặt dấu hỏi với chứng gãy xương, rách cơ thịt.

-  Trẹo khớp đầu gối

Nếu đau đớn quá ba ngày thì có khả năng rách cơ gân hoặc tổ xương sụn giữa các khớp xương đầu gối bị chấn thương.

-  Trẹo ngón tay

Nếu đau đớn quá ba ngày thì có khả nàng bị gãy xương hoặc rách cơ gân.

-  Đau nhẹ vùng eo

Nếu đau trong hai ngày vẫn chưa hết là cho thấy cơthịt hoặc cơ gân đã bị tổn thương, rách nứt, không kịp thời chữa trị sẽ khiến chứng viêm nơi vết thương nặng hay gây ra thắt mãn tính. Phạm vi đau do trẹo vùng eo độ nhẹ rất nhỏ, nếu cơn đau lan hết mông và hai đùi là cho biết tổn thương rất nghiêm trong, cần phải đến bệnh viện khám chữa.

-     Bị mảnh vụn đâm

Sau khi gắp mảnh vụn ra cơn đau lập tức biến mất. Nếu vẫn chưa khỏi đau hoặc chảy máu nhiều hoặc một phần mảnh vụn không thể nào lấy ra được thì đều phải đến bệnh viện chẩn trị.

-  Bị cắt vào da

Nếu quá 24 giờ cảm giác sưng đau vẫn chưa hết thì nên đến bệnh viện kiểm tra.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0