31/05/2017, 12:45

Làm sao nhận biết bệnh gì qua màu sắc phân?

Kiểm tra máu ngầm trong phân là lẩy bệnh phẩm từ trong phân, chỉ cần đường tiêu hóa xuất huyết 2-4 một máu ngầm trong phân thì kết quả là dương tính. Những bệnh làm cho thí nghiệm máu ngầm trong phân dương tính khá nhiều, ngoài các bệnh lở loét, khối u đường tiêu hóa ra còn có thể thấy ổ bệnh viêm ...

Kiểm tra máu ngầm trong phân là lẩy bệnh phẩm từ trong phân, chỉ cần đường tiêu hóa xuất huyết 2-4 một máu ngầm trong phân thì kết quả là dương tính. Những bệnh làm cho thí nghiệm máu ngầm trong phân dương tính khá nhiều, ngoài các bệnh lở loét, khối u đường tiêu hóa ra còn có thể thấy ổ bệnh viêm thực quản, tĩnh mạch thực quản và phần đáy dạ dày cong giãn nứt ra, bệnh ở đường mật, lao ruột, u thịt ở kết tràng, rách hậu môn, trĩ, bệnh máu trắng, bệnh máu chậm đông, bệnh thiếu máu dạng chướng ...

Phân của người bình thường có màu vàng thẫm là bởi vì trong phân của người bình thường có lẫn một loại bilirubin. Quan hệ giữa sự thay đổi màu sắc của phần với bệnh tật rất chặt chẽ.

-     Màu trắng hoặc màu trắng xám: cho thấy sự bài tiết nước mật bị trở ngại, báo hiệu rằng đường mật bị tắc nghẽn, có khả năng là bệnh sỏi mật, khối u đường mật hoặc ung thư đầu tụy. Ngoài ra, phân màu trắng xám còn có thể thấy ở người sau khi uống sunfatbari để chụp X quang, đây không phải do bệnh mà thuộc dạng sinh lý,

-     Màu trắng như nước vo gạo (Tức phân có dạng dịch thể dục ngầu màu trắng như nước vo gạo không có chất phân) số lượng nhiều, thường thấy ở người bị dịch tả.

-     Màu trắng dạng mỡ: Số lượng nhiều và có mùi thối hoắc, thường thấy ở người bị ỉa chảy bắt nguồn từ tuyến tụy hoặc bị chứng tổng hợp hấp thụ không tốt.

-     Màu trắng dạng niêm dịch: Cho thấy có thể mắc bệnh viêm ruột mãn tính, u thịt hoặc khối u ruột.

-     Màu vàng thẳm: Thường thấy ở ngườibị hoàng đản dạng dung huyết, tức là bệnh hoàng đản do nhiều hồng cầu bị phá hoại gây ra. Thường kèm theo thiếu máu dạng dung huyết, bệnh sốt rét ác tính, truyền máu nhầm nhóm máu, ngộ độc một số dược phẩm hóa học hoặc độc tố, các loại phản ứng miễn dịch (bao gồm tự miễn dịch) ... gây ra,

-     Màu xanh lục: Có dạng nước hoặc hồ sền sệt, mùi chua thối, nhiều bọt, thường thấy ở người bị bệnh tiêu hóa không tốt, chức năng đường ruột mất cân bằng. Nếu trong phân màu lục có lẫn dịch mủ thì là biểu hiện của bệnh viêm ruột cấp tính hoặc bệnh khuẩn lị. Người bệnh sau khi đại phẫu vùng bụng hoặc hấp thụ nhiều thuốc kháng khuẩn để chữa trị, nếu đột nhiên xuất hiện phân dạng nước màu lục thẫm có mùi tanh thối và có màng giả dạng mảnh màu trắng xám trong nhờn nhờn như lòng trắng trứng, cho thấy có thể là bị viêm ruột cầu khuẩn hình chuỗi nho màu vàng. Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn chứa chất diệp lục hoặc độ axit trong ruột quá cao cũng làm cho phân chuyển sang màu lục,

-     Màu lục nhạt.Phân như nước rửa thịt, loại phân này thường gặp nhất vào mùa hè do ăn một số thức ăn chế biến bằng phương pháp muối (dưa, cà...) bị vi khuẩn làm ô nhiễm. Hay gặp có bệnh ĩa chảy do nhiễm khuẩn xao mân gây ra.

-     Màu đỏ tươi: Thường thấy ở người bị chảy máu đường tiêu hóa dưới. Tầng ngoài có vấy máu tươi, số lượng ít và kèm theo triệu chứng đau dữ dội, sau khi đại tiện cảm giác đau biến mất. là bị rách lỗ hậumôn, nếu máu màu đỏ tươi, số lượng nhiều ít không thông nhất hoặc có dạng cục máu thấm vào lớp ngoài của phân, không lẫn lộn với phân, dội nước vào có thể làm trôi máu hoặc cục máu là có khả năng bị trĩ nội chảy máu. Một đặc điểm khác của bệnh trĩ chảy máu là, thường nhỏ giọt hoặc bắn ra một ít máu tươi sau khi đại tiện, một lát sau tự động dừng, nếu máu màu đỏ tươi lẫn lộn với phân, cho thấy có thể lo u thịt ở ruột hoặc ung thư trực tràng, ung thư kết tràng gây ra, trong phân máu của người bị ung thư trực tràng có lẫn các tổ chức thối nát, Đặc điểm của phân máu ở người bị ung thư kết tràng là máu tươi, lượng ít, kèm theo nhiều niêm dịch hoặc dịch mủ.

-     Màu đỏ sậm: Do huyết niệu và phân hỗn hợp đều có màu đỏ sậm, còn gọi là màu mứt hoa quả loãng. Thường thấy ở người bị lị amíp, u thịt ở kết tràng và khối u kết tràng. Ngoài ra, một số bệnh đặc thù như bệnh tử điến do tiểu cầu giảm ít, thiếumáu dạng chướng ngại tái sinh, bệnh máu trắng, bệnh dịch nhiệt xuất huyết..., do cơ chế ngưng máu bị chướng ngại cũng có thể gây ra phân máu, loại phân máu này nói chung có màu đỏ sậm, có khi cũng có màu đỏ tươi và thường kèm theo hiện tượng xuất huyết da hoặc các cơ quan khác, Một tình trạng khác là người bình thường hấp thụ quá nhiều cà phê, sôcôla, côcacôla, anh đào, quả dâu... cũng có thể xuất hiện phân màu đỏ sậm. Phải phân biệt với các bệnh nói trên.

-     Phân màu đen: do đen như màu nhựa đường nêncòn gọi là phân nhựa đường, là một loại phân thường gặp do đường tiêu hóa trên xuất huyết. Nó bao gồm các bệnh loét hành tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày, tĩnh mạch ở đáy dạ dày thực quản cong nở nứt ra chảy máu khi bị xơgan... nhưng ăn quá nhiều các loại thịt, máu động vật, gan, rau chân vịt, uống thuốc sắt, thuốc bítmút, than hoạt tính, phân cũng có màu đen, nên chú ý phân biệt. Ngoài việc hỏi tiện sử bệnh ra, có thể dùng nước dội vào phân, nếu hiện ra màu máu là đường tiêu hóa bị xuất huyết; còn phân đen do thức ăn hoặc thuốc gây ra có màu đen nhưng không sáng, lấy nước dội cũng không thấy màu máu. Ngừng ăn hoặc uống các loại thuốc, thức ăn đỏ hai ba ngày sau màu phân sẽ trở lại màu vàng.

Trên đây nói về quan hệ giữa sự thay đổi màu của phân với bệnh tật, trong đó, phân màu đỏ và màu đen đa số là biểu hiện của phân máu. Tục ngữ nói “mười người đàn ông chín người trĩ”. Bình thường đại tiện ra máu, mọi người thường nghĩ đến trĩ mà bỏ qua khả năng mắc bệnh ung thư đại tràng. Cùng với sự nâng cao mức sống của con người, kết cấu ăn uống cũng có biến đổi, dần dần có xu hướng nhiều mỡ, ít chất xơ, từ đó làm cho tỉ lệ phát bệnh ung thư đại tràng tăng cao rõ rệt và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, đại tiện ra máu trước hết phải cảnh giác đến khả năng ung thư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người trung niên, cao tuổi.

Để giúp bạn đọc hiểu được tính chất của bệnh đại tiện ra máu, dưới đây xin phân tích ngắn gọn một chút về đặc điểm phân có máu của các bệnh có tínhxuất huyết thường gặp như bệnh dạ dày, bệnh ở hành tá tràng, bệnh đại tràng, bệnh ở hậu môn... để giúp các bạn phân biệt.

1.   Đại tiện ra máu khi bị loét dạ dày hoặc loét hành tá tràng: thường có màu đỏ sẫm hoặc nhựa đường, phân có máu có cả axit panfonic, phần bụng trên có cảm giác nóng bỏng, đau đớn, dùng thuốc chuyên dụng thường có hiệu quả. Nhưng khi quá trình mắc bệnh ngắn không có nhịp điệu quy luật, thuốc chống viêm loét không có tác dụng thì nên cảnh giác với chứng ung thư dạ dày.

2.   Đại tiện ra máu khi bị trĩ: thường có máu đỏ tươi, máu không lẫn lộn với phân mà bám ở bề mặt ngoài của cục phân. Cũng có thể có biểu hiện nhỏ máu trước và sau khi đại tiện, khi nghiêm trọng máu phun bắn ra, thường phát sinh khi bị táo bón.

3.   Đại tiện ra máu khi bị rách hậu môn: lượng phân có máu khá ít, thường chỉ phát hiện trên giấy lau. Khi đại tiện có thể kèm theo triệu chứng hậu môn đau dữ dội khiến cho người bệnh không dám đi đại tiện.

4.   Đại tiện ra máu khi có u thịt: khi dại tiện có cảm giác không thoải mái, chất phân bình thường, máu thường bám ở bề mặt phân hoặc nhỏ máu sau khi đại tiện, thường thấy ở trẻ con.

5.   Đại tiện ra máu khi bị viêm đại tràng: có hai loại cấp tính, mãn tính, ngoài việc số lần đại tiện và tính trạng phân thay đổi ra còn có thể kèm theo triệu chứng ở toàn thân vói các mức độ khác nhau.

6.   Đại tiện ra máu khi bị ung thư đại tràng: biểu hiện là phân máu có tính kéo dài liên tục, mãn tính kèm theo niêm dịch, lẫn lộn với phân, lại có cảm giác mót đại tiện liên tục, có khi chỉ đi ra một ít máu hoặc niêm dịch chứ không có phân.Chứng ung thư cách hậu môn càng xa thì tỉ lệ phát sinh phân máu càng thấp, bệnh ung thư trực tràng có khoảng 80% có phân máu, ung thư ruột thừa là 30%, còn ung thư nửa phải kết tràng thì đa số biểu hiện là thí nghiệm máu ngầm dương tính[1] chỉ có thông qua kiểm tra xétnghiệm mới có thể đo được.

Ngoài ra, số lượng phân máu cũng thường được coi là một căn cứ để phân biệt các bệnh xuất huyết. Ví dụ phân máu ít thường bắt nguồn từ trực tràng, kết tràng chữ s hoặc bệnh sa kết tràng như các bệnh trĩ, lở loét, u thịt và ung thư, cùng có thể thấy ở bệnh lồng ruột; phân máu vừa phải thường thấy ở người bị bệnh ở màng bao ruột và ở chỗ tĩnh mạch cửa; phânmáu nhiều nên nghĩ đến bệnh về đường tiêu hóa hoặc viêm ruột cấp tính dạng hoại tử xuất huyết, thương hàn...

Từ đó có thể thấy, phân máu đều do bệnh lý. Hơn nữa các loại phân máu khác nhau có liên hệ đặc thù nhất định với một số bệnh tật.

Vì vậy người bệnh khi kịp thời báo cáo với bác sĩ về tình trạng phân máu có giá trị


[1]Trong các bệnh về hệ tiêu hóa, xuất huyết là một trong những triệu chứng thường gặp. Thí nghiệm máu ngầm trong phân là một phương pháp kiểm tra có từ lâu đời, nó có thể cung cấp tin tức đáng tin cậy để bác sỹ chuẩn đoán một số bệnh về hệ tiêu hóa.

Thí nghiệm máu ngấm trong phân còn gọi là thí nghiệm máu ngầm, có nghĩa là ẩn náu chứ không lộ ra, mắt thường không nhìn thấy được, tức là không giống với máu tươi lẫn trong phân bình thường, lưu ý một chút là mắt thường cũng quan sát được. Vì vậy, chỉ có nhờ vào phương pháp hóa học mới có thể kiểm tra được.

Theo thống kê y học, nước tiểu bị bệnh lở loét có phân chứa máu ngầm trong khi hoạt động chiếm 50%. Các chuyên gia cho rằng nếu bệnh lở loéi được bảo đảm chữa trị trên nửa tháng mà phân có máu ngầm không hề thấy chuyển biến tốt thì phải nghi ngờ xem có khối u không. Khối u đường tiêu hóa, bao gồm xuất huyết khi bị ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, chiếm 20% toàn bộ xuất huyết của đường tiêu hóa. Người bị bệnh ung thư đại tràng cứ mười người có tám chín người xuất huyết; bệnh ung thư dạ dàythời kỳ phát bệnh có 40% số người có máu ngầm dương tính; trong những người bị ung thư thực quản, khoảng 1/4là máu ngầm dương tính.

Kiểm tra máu ngầm trong phân là lẩy bệnh phẩm từ trong phân, chỉ cần đường tiêu hóa xuất huyết 2-4 một máu ngầm trong phân thì kết quả là dương tính. Những bệnh làm cho thí nghiệm máu ngầm trong phân dương tính khá nhiều, ngoài các bệnh lở loét, khối u đường tiêu hóa ra còn có thể thấy ổ bệnh viêm thực quản, tĩnh mạch thực quản và phần đáy dạ dày cong giãn nứt ra, bệnh ở đường mật, lao ruột, u thịt ở kết tràng, rách hậu môn, trĩ, bệnh máu trắng, bệnh máu chậm đông, bệnh thiếu máu dạng chướng ngại tái sinh, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh trùng hút máu, chứng thích vitamin Cvà K...

Tất nhiên thí nghiệm máu ngầm trong phân cũng có nhược điểm, có khi sẽ xuất hiện hiện tượng thật giả lẫn lộn. Ví dụ khi uống các loại thuốc sắt, ăn thịt, máu các loại gia cầm: gia súc và các loại rau giàu chất diệp lục, lợi xuất huyết dưới họng... đều có thể xuất hiện dương tính giả, vì vậy trước khi thí nghiệm ba ngày nên ăn kiêng.

Để loại trừ dương tính giả; số lần kiểm tra thí nghiệm máu ngầm trong phân càng nhiều, giá trị phụ trợ chẩn đoán càng lớn.

Nguồn: Ông Văn Tùng

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0