25/05/2018, 07:40

Kiểm tra hệ thống chất lượng

Mục đích của việc đánh giá : Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau khi triển khai áp dụng TQM là phải điều tiết và phát hiện những chỗ cần phải thay đổi, cải tiến. Vì thế, cần phải đánh giá đúng đắn hệ thống TQM để làm ...

Mục đích của việc đánh giá :

Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau khi triển khai áp dụng TQM là phải điều tiết và phát hiện những chỗ cần phải thay đổi, cải tiến. Vì thế, cần phải đánh giá đúng đắn hệ thống TQM để làm cơ sở đưa ra những quyết định chính xác, tránh những sai lầm lập lại.

Kiểm tra hệ thống TQM  là phải tiến hành phân tích hoạt động của toàn bộ hệ thống TQM, các phương pháp đảm bảo chất lượng ở doanh nghiệp, quản lý cung ứng ở người thầu phụ, các phương pháp giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, việc đảm bảo chất lượng ở từng giai đoạn từ thiết kế đến phân phối. Thực chất của công tác kiểm tra hệ thống TQM là sự kiểm tra quá trình, các phương pháp cũng như hiệu quả của nó. Dựa vào mục đích đánh giá, người ta chia việc kiểm tra thanh 4 loại :

-         Kiểm tra của người đặt hàng đối với hệ thống quản trị chất lượng ở doanh nghiệp người cung cấp.

-         Kiểm tra quản trị chất lượng để cấp giấy chứng nhận các loại.

-         Kiểm tra quản trị chất lượng theo các yêu cầu riêng để tặng các giải thưởng tương ứng.

-         Cố vấn, kiểm tra quản trị chất lượng.

-         Tự kiểm tra (thanh tra nội bộ) do doanh nghiệp tự tiến hành nhằm nắm bắt được thực trạng và điều chỉnh.

Các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống quản trị chất lượng :

Mỗi loại kiểm tra đều có yêu cầu và mục đích riêng cho nên việc xem xét đánh giá dựa trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn khác nhau. Do đó, những tiêu chuẩn sau đây là những yêu cầu đối với việc tự đánh giá là chủ yếu.

Đường lối và nhiệm vụ :

Để đánh giá tiêu chuẩn nầy cần phải xác định rõ :

                                    1.-Đường lối trong lĩnh vực quản trị, chất lượng và quản trị chất lượng.

                                    2.-Các phương pháp xác định đường lối, nhiệm vụ.

                                    3.-Sự phù hợp và mức độ nhất quán của các nhiệm vụ.

                                    4.-Việc áp dụng phương pháp thống kê.

                                    5.-Mức độ thấu hiểu của mọi thành viên trong doanh nghiệp về nhiệm vụ.

                                    6.-Sự phù hợp giữa các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tổ chức và hoạt động của hệ thống :

                                    1.-Sự xác định rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ và tính hợp lý của chúng.

                                    2.-Sự hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận.

                                    3.-Việc quản trị và sử dụng nhân viên.

                                    4.-Sử dụng các kết quả hoạt động của các nhóm chất lượng.

                                    5.-Những biện pháp tự kiểm tra, đánh giá hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp.

Đào tạo và huấn luyện :

                                    1.-Chương trình đào tạo và các kế hoạch, đối tượng, vai trò và kết quả đào tạo.

                                    2.-Hướng dẫn, phổ biến ý nghĩa của quản trị chất lượng.

                                    3.-Hướng dẫn áp dụng các phương pháp thống kê và mức độ sử dụng phương pháp thống kê của các thành viên.

                                    4.-Tình hình hoạt động của các nhóm chất lượng.

                                    5.-Phương pháp đề xuất các kiến nghị.

Phương pháp thu thập thông tin, phổ biến và ấp dụng chúng :

                                    1.-Các nguồn thông tin, phương pháp thu nhận thông tin.

                                    2.-Qui mô của hệ thống thông tin (trong và ngoài doanh nghiệp)

                                    3.-Việc phổ biến, hệ thống vận chuyển thông tin giữa các bộ phận.

                                    4.-Tốc độ phổ biến thông tin (sử dụng máy móc thiết bị)

                                    5.-Phân tích thống kê thông tin và áp dụng thông tin.

Khả năng phân tích công việc :

                                    1.-Khả năng lựa chọn vấn đề và đề tài phân tích.

                                    2.-Tính hợp lý của các phương pháp phân tích

                                    3.-Aïp dụng các phương pháp thống kê trong phân tích.

                                    4.-Phân tích các vấn đề, tính đúng đắn của các kết quả.

                                    5.-Việc sử dụng các kết quả phân tích.

                                    6.-Hiệu quả thực tế của các kiến nghị đã đề xuất dựa trên cơ sở phân tích.

Tiêu chuẩn hóa :

                                    1.-Hệ thống các tiêu chuẩn đang có thế nào

                                    2.-Các phương pháp, kế hoạch xem xét, thay thế các tiêu chuẩn.

                                    3.-Thu thập các tiêu chuẩn.

                                    4.-Aïp dụng và hiệu lực các tiêu chuẩn.

Kiểm tra :

Cần xem xét, đánh giá trên những mặt sau :

                                    1.-Tình trạng hệ thống kiểm tra chất lượng, kiểm tra chi phí cho chất lượng và tình hình sản xuất (số lượng, chất lượng).

                                    2.-Các điểm kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.

                                    3.-Việc áp dụng các phương pháp thống kê (biểu đồ, đò thị)

                                    4.-Kết quả hoạt động của các nhóm chất lượng.

                                    5.-Các điều kiện thực tế doanh nghiệp cho việc tiến hành kiểm tra.

Đảm bảo chất lượng :

                                    1.-Các phương pháp nghiên cứu sản phẩm mới.

                                    2.-Cải tiến chất lượng (các kế hoạch, qui mô)

                                    3.-Kỹ thuật an toàn và đề phòng trách nhiệm pháp lý đối với chất lượng sản phẩm.

                                    4.-Kiểm tra quá trình công nghệ và cải tiến quá trình nầy.

                                    5.-Các khả năng của quá trình công nghệ.

                                    6.-Đo lường và kiểm tra.

                                    7.-Kiểm tra công suất sản xuất (thiết bị, thực hiện công việc thầu phụ, cung ứng vật tư, kỹ thuật, bảo dưỡng)

                                    8.-Hệ thống đảm bảo chất lượng và việc kiểm tra hệ thống nầy.

                                    9.-Aïp dụng các phương pháp thống kê.

                                    10.-Đánh giá và kiểm tra chất lượng.

                                    11.-Các điều kiện thực tế để đảm bảo chất lượng.

Các kết quả :

                                    1.-Các kết quả đo lường.

                                    2.-Các kết quả khác, chất lượng, hiệu quả, sữa chữa, thời hạn giao hàng, giá cả, lợi nhuận, an toàn, môi trường.

                                    3.-Các kết quả dự kiến.

                                    4.-Sự phù hợp giữa kết quả dự kiến và thực tế.

Các kế hoạch :

                                    1.-Chiến lược khắc phục các thiếu sót, trục trặc.

                                    2.-Các kế hoạch tiếp theo.

                                    3.-Sự kết hợp của các kế hoạch về chất lượng với kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp.

Yêu cầu cơ bản Biện pháp
1.-Biết rõ khách hàng của bạn : -Họ là ai -Nhu cầu hiện tại -Nhu cầu tương lai -Khả năng đáp ứng nhu cầu đang thay đổi   *Khảo sát khách hàng *Phân tích chức năng *Phân tích chi phí chất lượng *Triển khai các chức năng chất lượng (QFD)
2.-Biết rõ đối thủ cạnh tranh *Khảo sát khách hàng *Phân tích đối thủ cạnh tranh *Đánh giá tổng hợp
3.-Biết rõ chi phí không chất lượng *Phân tích chi phí chất lượng. *Phân tích chức năng
4.-Tự đánh giá theo các thông số khách hàng chủ yếu *Khảo sát khách hàng *Phân tích đối thủ cạnh tranh *Đánh giá tổng hợp
5.-Nhân viên hiểu và tự nguyện tham gia vào các mục tiêu chung của doanh nghiệp *Phân tích chức năng *Giáo dục và đào tạo *Thông tin
6.-Lảnh đạo quyết tâm cải tiến liên tục chất lượng trong toàn doanh nghiệp. *Phân tích chi phí chất lượng *Phân tích chức năng *Giáo dục và đào tạo *Thông tin
7.-Xác định công việc của mỗi đơn vị để thỏa man yêu cầu khách hàng trong/ngoài *Phân tích chức năng
8.-Giúp nhân viên đạt được quyết tâm qua việc tác động đến chương trình liên tục cải tiến chất lượng. *Giáo dục và đào tạo *Thông tin *Nhóm chất lượng *Loại bỏ nguyên nhân sai sót *Giải quyết vấn đề *Kiểm soát bằng thống kê *Nhận thức về chất lượng
9.-Thay dần các biện pháp kiểm tra và khắc phục bằng các biện pháp phòng ngừa *Phân tích chi phí chất lượng *Phân tích chức năng *Hệ thống khắc phục *Hệ thống quản trị chất lượng
10.-Không bao giờ chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ không đạt chất lượng đối với khách hàng trong/ngoài doanh nghiệp.   *Phân tích chi phí chất lượng *Phân tích chức năng *Giáo dục và đào tạo *Thông tin
11.-Lập kế hoạch trước khi thực hiện giải pháp *Nhóm cải tiến chất lượng

0