Thông tin

Mã trường QHL

Số điện thoại (04) 3754 7787

Email

Website http://law.vnu.edu.vn/

Địa chỉ Nhà E1, 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội Website: http://law.vnu.edu.vn/ Tổng chỉ tiêu năm 2018: Chính qui: 490

Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trong giai đoạn phát triển mới, với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, ưu đãi và kỳ vọng có sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, cùng với một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và có trình độ cao, một không gian làm việc rộng, một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, Khoa Luật tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Khoa trở thành Trường Đại học Luật thành viên của ĐHQGHN, một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng đại học nghiên cứu với chất lượng cao ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiếp cận trình độ thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giới thiệu Khoa Luật
Cập nhật lúc 22:24, 30/11/2014 (GMT+7)

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi - School of Law) được thành lập theo Quyết định số 85/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có tư cách pháp nhân,  được sử dụng con dấu và tài khoản riêng của một đơn vị tài chính cấp II.

Khoa Luật đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976.

Các mốc lịch sử phát triển của Khoa Luật:

· Tháng 9/1976: Khoa Pháp lý trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

· Tháng 7/1986: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

· Tháng 9/1995: Khoa Luật trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

· Tháng 3/2000: Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

Trong suốt chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, Khoa Luật đã được xã hội biết đến là một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo Cử nhân luật học, Thạc sĩ luật học và Tiến sĩ luật học, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng cao và đẳng cấp khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. Khoa Luật đã tạo dựng được uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam; trở thành đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Về đội ngũ cán bộ, viên chức: Với truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã quy tụ được nhiều nhà khoa học, đội ngũ giảng viên luật học đầu ngành, tận tâm với sự phát triển của Khoa.

Hiện tại, Khoa Luật có 120 cán bộ, viên chức, người lao động. Số cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 93 người, chiếm 78%. Khoa Luật là một trong ba cơ sở đào tạo luật có số lượng và tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học cao nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Khoa có 64 cán bộ có trình độ tiến sĩ luật học trở lên, trong đó có 02 GS. TSKH; 06 GS. TS; 19 PGS. TS. 20 cán bộ được khoa cử đi đào tạo tiến sĩ luật học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Khoa Luật luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hợp tác chặt chẽ về giảng dạy và NCKH của gần 200 nhà giáo, nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong và ngoài nước.

Hiện nay, Khoa luật là đầu mối giao lưu và tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, triển khai mang tính chất liên ngành, đa ngành gắn kết chặt chẽ giữa NCKH với đào tạo và triển khai ứng dụng luật học trong thực tiễn kinh tế - xã hội.

Về đào tạo: Khoa Luật là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đào tạo cử nhân luật học tính từ năm 1945 đến nay. Kể từ khi trở thành đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, Khoa Luật đã xây dựng và chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Các Chương trình đào tạo chất lượng cao, Chương trình đào tạo liên kết (hợp tác) với nước ngoài được đặc biệt quan tâm và chú trọng thúc đẩy. Năm 2014, Khoa đã tiến hành quy hoạch ngành và chuyên ngành đào tạo đến năm 2020 và đã được ĐHQGHN phê duyệt. Theo quy hoạch này, đến năm 2020 Khoa luật/trường luật sẽ mở và tổ chức đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân, 12 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ và 09 chương trình đào tạo bậc tiến sĩ.

Hiện nay, với đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao, Khoa Luật đã và đang đào tạo, hợp tác trên tất cả các loại hình, các hệ đào tạo; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia, các dự án nghiên cứu, đào tạo quốc tế. Khoa Luật luôn đi đầu trong việc: Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, cập nhật thông tin khoa học thường xuyên cho sinh viên và học viên; tạo ra sản phẩm đầu ra là những sinh viên, học viên vững về chính trị, có hiểu biết sâu sắc về lý luận, và có kỹ năng thực hành cao. Tính đến năm 2014, Khoa Luật đã đào tạo được gần 10.000 cử nhân luật học, hơn 2000 thạc sĩ luật học, 100 tiến sĩ luật học.

Trong giai đoạn hiện nay, trung bình mỗi năm, Khoa Luật tuyển sinh:

·  300 sinh viên đại học hệ chính quy theo học các ngành cử nhân luật học, cử nhân luật kinh doanh.

· 100 sinh viên đại học luật chính quy theo học chương trình đào tạo liên kết với trường Đại học ngoại ngữ và Đại học kinh tế ĐHQGHN (cử nhân bằng kép).

·  200 sinh viên đại học luật hệ vừa làm vừa học.

·  140 sinh viên đại học luật văn bằng 2.

·  300 học viên sau đại học theo học 08 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Dân sự và Tố tụng dân sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế, Luật Hành chính - Hiến pháp, Pháp luật về Quyền con người, Luật hợp tác kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế.

·  40 học viên sau đại học theo học chuyên ngành Pháp luật về quyền con người. Kinh phí của khóa học do Trung tâm Nhân quyền thuộc Khoa Luật Đại học tổng hợp Oslo - Nauy tài trợ. Học viên học bằng tiếng Anh và tiếng Việt, bằng thạc sĩ do ĐHQGHN cấp.

·  20 học viên sau đại học theo học chuyên ngành Luật hợp tác quốc tế liên kết với các trường đại học của Cộng hòa Pháp. Học viên học bằng tiếng Pháp, bằng thạc sĩ do các trường đại học Pháp cấp.

·  25 nghiên cứu sinh theo học 04 chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật; Luật Hình sự và Tố tụng hình sự; Luật Kinh tế; Luật Quốc tế.

Về nghiên cứu khoa học: Khoa Luật đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của Khoa phát triển theo định hướng nghiên cứu gắn liền với đào tạo, phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển đất nước. Trong quá trình phát triển, Khoa Luật đã có nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học, có nhiều đóng góp khoa học chất lượng cao cho Đảng và Nhà nước, phục vụ thiết thực công cuộc cải cách pháp luật của đất nước qua các thời kỳ khác nhau; phát động, tổ chức phong trào nghiên cứu khoa học sâu rộng trong cả đội ngũ giảng viên và sinh viên, học viên với số lượng và chất lượng cao.

Các giảng viên của Khoa đã chủ trì nghiên cứu và bảo vệ thành công 10 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 04 đề tài cấp thành phố Hà Nội; 80 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN, 70 đề tài cấp khoa (trường); xuất bản 32 giáo trình, hơn 40 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo và hàng nghìn bài báo có chất lượng cao trên các tạp chí luật học trong nước và hàng chục bài báo đăng trên tạp chí có uy tín ở nước ngoài. Hiện tại, cán bộ, giảng viên của Khoa đang chủ trì triển khai thực hiện 03 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài trọng điểm (nhóm A) cấp ĐHQGHN, 10 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Bộ và ĐHQGHN; 12 đề tài cấp khoa (trường). Bên cạnh đó, Khoa còn có nhiều nhà khoa học đầu ngành đã tham gia ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đang tham gia vào việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật lớn của đất nước như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, v.v...

Về quan hệ hợp tác quốc tế: Khoa Luật đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ và tin cậy với nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài, là cơ hội và điều kiện tốt để cán bộ và sinh viên của Khoa được thực hiện trao đổi khoa học, đào tạo cán bộ, sinh viên. Hiện nay Khoa Luật đã thực hiện nhiều chương trình, dự án liên kết quốc tế, như: 

·  Dự án liên kết đào tạo với Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp (AUF) trong chương trình đào tạo thạc sỹ Luật hợp tác quốc tế (các đối tác tham gia về phía Pháp là: Trường Đại học Toulouse, Đại học Lyon III, Đại học Bordeaux IV);

·  Chương trình đào tạo tiến sỹ Luật trong khuôn khổ Dự án Trung tâm đại học Pháp tại Hà Nội (các đối tác tham gia về phía Pháp là: Trường Đại học Toulouse, Trường Đại học Lyon III, Trường Đại học Bordeaux IV);

·  Dự án liên kết đào tạo Cử nhân Luật Việt - Nhật với sự hỗ trợ kinh phí giảng dạy các môn học về luật của Nhật Bản từ Tổ chức hợp tác quốc tế (JICA) và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO);

·  Dự án nghiên cứu nhân quyền thuộc Hợp phần 3 về Cải cách quản trị công thuộc chương trình cải cách hành chính và quản trị công do Chính phủ Đan Mạch tài trợ và Văn phòng Quốc Hội là đầu mối phối hợp phía Việt Nam;

·  Dự án “Nghiên cứu so sánh những kinh nghiệm về phân cấp quản lý nhà nước trên thế giới, đặc biệt là ở CHLB Đức và Việt Nam”, do Khoa Luật đã thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Rosa Luxemburg (RLS) - Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ;

Với những thành tích đã đạt được kể từ khi thành lập, Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã được tặng Huân chương lao động hạng III và nhiều bằng khen, giấy khen của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN.

Trong giai đoạn phát triển mới, với tư cách là một trong những cơ sở đào tạo được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, ưu đãi và kỳ vọng có sự bứt phá mạnh mẽ về chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, cùng với một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và có trình độ cao, một không gian làm việc rộng, một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, Khoa Luật tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Khoa trở thành Trường Đại học Luật thành viên của ĐHQGHN, một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo định hướng đại học nghiên cứu với chất lượng cao ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiếp cận trình độ thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công đoàn Khoa Luật
Cập nhật lúc 10:00, 19/06/2018 (GMT+7)

1. Giới thiệu tổng quan về tổ chức

Công đoàn Khoa Luật là Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ĐHQGHN

Cơ cấu, tổ chức của Công đoàn Khoa Luật:

- BCH Công đoàn Khoa

- Các Tổ Công đoàn trực thuộc: gồm có 03 tổ CĐ (02 tổ CĐ giảng viên, 01 tổ CĐ Hành chính)

2. Các thành tích đã đạt được
  • Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen cho Công đoàn Khoa Luật năm 2008 – 2009;
  • Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen cho Tổ Công đoàn Hành chính năm 2011 – 2012;
  • Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc các năm học: 2005 – 2006, 2008 – 2009, 2011 – 2012;
  • Công đoàn cơ sở vững mạnh năm học: 2006 – 2007, 2007 – 2008, 2010 – 2011;
  • Tập thể nữ CBVC Khoa Luật “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” năm học 2011 – 2012”;
  •  Nhiều Giấy khen của BCH Công đoàn ĐHQGHN cho Công đoàn Khoa Luật, các Tổ Công đoàn và các cá nhân. 

3. Danh sách cán bộ chủ chốt

BCH Công đoàn Khoa Luật nhiệm kỳ 2017 - 2022:

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

LIÊN HỆ

1

 

Trần Thu Hạnh

Chủ tịch CĐ Khoa Luật

 

 

2

 

Trần Công Thịnh

Phó Chủ tịch CĐ Khoa Luật

 

3

 

Trần Văn Cường

Ủy viên BCH CĐ Khoa Luật

 

 

4 Vũ Thị Bích Hường  Ủy viên BCH CĐ Khoa Luật  
5 Nguyễn Thị Xuân Sơn  Ủy viên BCH CĐ Khoa Luật  

 

 

BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN

1

Vũ Thị Bích Hường

Chủ nhiệm

2

Bùi Thị Huyền

Ủy viên

3

Bùi Tiến Đạt

Ủy viên

BAN THANH TRA NHÂN DÂN

1

Nguyễn Tiến Vinh

Trưởng Ban

2

Trần Văn Cường

Ủy viên

3

Nguyễn Thị Lan Hương

Ủy viên

4

Chu Thị Ngọc

Ủy viên

5

Mai Văn Thắng

Ủy viên

4. Danh sách tổ trưởng, tổ phó phụ trách các tổ công đoàn

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

LIÊN HỆ

Công đoàn khối Hành chính

1

Đặng Phương Hải

Tổ trưởng

 

2

Vũ Thị Bích Hương

Tổ phó

 

 3 Trần Thị Hoàng Lan Tổ phó  

Công đoàn Giảng viên 1

1

Nguyễn Minh Tuấn

Tổ trưởng

 

2

Lê Thị Phương Nga

Tổ phó

 

Công đoàn Giảng viên 2

1

Lê Kim Nguyệt

Tổ trưởng

 

2

Trần Kiên

Tổ phó

 

5. Các văn bản liên quan

  • QD - Ban hành Quy chế hoạt động của BCH Công đoàn
  • QD - ban hành Quy chế hoạt động của UBKT Công đoàn
  • QD - ban hành Quy định thu - chi tài chính Công đoàn
  • Quy chế hoạt động của BCH Công đoàn Khoa Luật
  • Quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm tra Công đoàn Khoa Luật
  • Quy chế hoạt động tài chính Công đoàn Khoa Luật
Bài liên quan

Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Từ năm 2004 đến nay, Trường ĐHCN ngày càng phát triển và giữ vững thương hiệu để đạt mục tiêu “Trở thành một trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu trong nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và ...

Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Mã tuyển sinh: QHF Cụm trường:Quốc gia Hà nội Tên tiếng Anh: University of Languages and International Studies - VNU Năm thành lập: 1955 Cơ quanchủ quản: Chính phủ Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Website: http://ulis.vnu.edu.vn Tổng chỉ tiêu năm 2018: 1400 ...

Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và ...

Đại Học Dầu Khí Việt Nam

Trường ĐHDKVN thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với NCKH và thực tiễn sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và của đất nước. Trường ĐHDKVN đào tạo chủ yếu theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, ...

Học Viện Phòng Không – Không Quân

Học viện Phòng không - Không quân Việt Nam là một học viện quân sự trực thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân- Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu phòng không- không quân bậc đại học, cao đẳng, kỹ sư hàng không và đào tạo sau đại học.

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy (Hệ Dân sự Phía Nam)

Mã tuyển sinh: PCS1 Cơ quanchủ quản: Bộ Công an Địa chỉ: Số 243, đường Khuất duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội Website: Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2013: 350 Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học phòng cháy chữa cháy năm 2013 cụ thể như sau: Tên trường/ Ngành học Ký hiệu Mã ngành đào tạo ...

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy (phía Nam)

Mã tuyển sinh: PCS Cơ quanchủ quản: Bộ Công an Địa chỉ: Số 243, đường Khuất duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội STT Trình độ đào tạo Mã ngành Ngành học Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Theo xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác Tổ hợp môn Môn chính 1 Trình độ đại học ...

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy ( Hệ Dân sự Phía Bắc )

Mã tuyển sinh: PCH1 Cơ quanchủ quản: Bộ Công an Địa chỉ: Số 243, đường Khuất duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội Website: Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2013: 350 Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học phòng cháy chữa cháy năm 2013 cụ thể như sau: Tên trường/ Ngành học Ký hiệu Mã ngành đào tạo ...

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy ( Phía Bắc )

Bên cạnh công tác giáo dục, đào tạo, Nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ phòng cháy, chữa cháy vào thực tiễn. Nhà trường tham gia vào Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng và là thành viên Câu lạc bộ khoa học các trường đại học kỹ thuật Việt Nam. ...

Trường Sĩ Quan Pháo Binh

Mã tuyển sinh: PBH Cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng Địa chỉ: Xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội Email: siquanphaobinh1957@gmail.com Chỉ tiêu tuyển sinh trường sĩ quan pháo binh 2018 TRƯỜNG SĨ QUAN PHÁO BINH Mã trường Mã ngành   Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu - Xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội - ĐT: ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...