Thông tin

Mã trường QHF

Số điện thoại (+8424).3754.7269

Email dhnn@vnu.edu.vn

Website http://ulis.vnu.edu.vn

Địa chỉ Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Mã tuyển sinh: QHF Cụm trường:Quốc gia Hà nội Tên tiếng Anh: University of Languages and International Studies - VNU Năm thành lập: 1955 Cơ quanchủ quản: Chính phủ Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Website: http://ulis.vnu.edu.vn Tổng chỉ tiêu năm 2018: 1400   4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo ...

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

I.SỨ MỆNH, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI, BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1.Sứ mệnh

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN – ĐHQGHN) đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế.

2.Tầm nhìn

Trường trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong khu vực về giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ, quốc tế học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. Trường phát triển theo định hướng nghiên cứu.

3.Giá trị cốt lõi

Trường coi trọng tính năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh đa văn hóa.

Năng động: là phẩm chất mà đội ngũ cán bộ của Trường cũng như người học cần có trong một môi trường luôn thay đổi đầy thách thức.

Sáng tạo: là bản chất và là mục tiêu của giáo dục đại học nhằm kiến tạo tri thức trong một xã hội tri thức và nền kinh tế tri thức. Sáng tạo vừa là mục đích vừa là phương tiện phát triển của đại học.

Trung thực: là một phẩm chất nhân bản quan trọng. Đào tạo và nghiên cứu khoa học phải trung thực. Có như vậy, giáo dục đại học mới có ý nghĩa với sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.

Tinh thần trách nhiệm: sản phẩm con người phải có tinh thần trách nhiệm (trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng). Cần phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Khả năng sống và làm việc trong một xã hội cạnh tranh đa văn hoá: thế giới ngày càng thu nhỏ không chỉ về không gian mà cả về thời gian. Biên giới vật chất ngày càng mất ý nghĩa truyền thống của nó. Cạnh tranh trong mọi mặt của cuộc sống cũng như trong giáo dục đại học là một thực tế. Đây cũng là một động lực để phát triển đại học. Tuy nhiên, cạnh tranh phải song hành với hợp tác, do vậy, khả năng sống và làm việc trong một môi trường cạnh tranh đa văn hoá cần thiết hơn bao giờ hết.

4.Bối cảnh và đánh giá thực trạng

4.1. Bối cảnh phát triển trong nước và quốc tế

Nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các trường đại học phải thực hiện tốt 3 chức năng truyền thống là đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong 3 chức năng trên, thì chức năng nghiên cứu kiến tạo tri thức ngày càng trở nên cấp thiết. Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ xã hội. Việc thực hiện các chương trình đào tạo hay nghiên cứu khoa học liên kết càng trở nên dễ dàng hơn.

Nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa làm tăng nhu cầu học tập, do vậy, sự đa dạng của các loại hình đào tạo vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các trường đại học (đào tạo bằng kép, ngành kép, khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng chuyển giao chất xám…). Việc hội nhập để phát triển là một nhu cầu tất yếu của các trường đại học.

Là một trường đại học thành viên của ĐHQGHN – trung tâm đào tạo đại học (ĐH) và sau đại học (SĐH) đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao (CLC) theo định hướng nghiên cứu, Trường ĐHNN có vai trò nhất định trong việc thực hiện sứ mệnh chung của ĐHQGHN. ĐHQGHN bắt đầu thực hiện một cách sâu rộng quá trình liên thông liên kết trong nội bộ đơn vị và giữa các đơn vị trong ĐHQGHN từ giữa năm học 2008-2009, tạo nên một thương hiệu chung, một cộng đồng ĐHQGHN. Nhà trường được ĐHQGHN trao nhiệm vụ giảng dạy ngoại ngữ cho toàn bộ sinh viên ĐHQGHN. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề trong bối cảnh các nguồn lực chưa tăng lên được bao nhiêu, song đây cũng là một cơ hội để Trường ĐHNN khẳng định bản lĩnh của mình.

Bộ Giáo dục và Đào tạo coi việc đổi mới công tác quản lí giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Các trường đại học có trách nhiệm thực hiện 3 công khai.

Ý thức về điểm mạnh và điểm yếu, thách thức và cơ hội của Nhà trường cũng đã thấm đến với nhiều cán bộ, viên chức (CBVC). Nhiều CBVC đã bày tỏ sự quan tâm đối với tương lai phát triển của Nhà trường trong giai đoạn hội nhập mới: Trường phải phấn đấu để có đẳng cấp trong thế giới giáo dục đại học. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi.

4.2. Điểm mạnh

Là một trường đào tạo ĐH, SĐH (Thạc sĩ và Tiến sĩ) lâu đời, có uy tín, kinh nghiệm, truyền thống trong việc giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy. Trường được Chính phủ thành lập năm 1955. Từ đó đến nay, Nhà trường luôn đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ có chất lượng. Các cán bộ của Trường đã đảm nhận nhiều trọng trách mà đất nước giao phó như: biên soạn chương trình đào tạo các ngành ngoại ngữ, viết sách giáo khoa ngoại ngữ phổ thông, đào tạo nguồn nhân lực từ bậc trung học phổ thông đến tiến sĩ.

Là cơ sở đào tạo ngoại ngữ có đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức đông nhất, có trình độ cao nhất trong cả nước (Đội ngũ 761 CBVC với 569 giảng viên, 53 giáo viên THPT, trong đó có 05 GS, 19 PGS, 72 TS, TSKH và 338 thạc sĩ). Đội ngũ này đã được thử thách trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngày càng có nhiều giảng viên có bài viết đăng trong các tạp chí chuyên ngành và đi tham dự các hội nghị khoa học quốc tế và khu vực. Hiện nay, số cán bộ trẻ dưới 40 tuổi chiếm đa số (gần 60% tổng số CBVC).

Có chương trình đào tạo cập nhật theo chuẩn quốc tế, đã được chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Có phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá tiên tiến theo chuẩn quốc tế. Bước đầu tiếp cận được đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao. Chương trình đào tạo chất lượng cao hệ Sư phạm tiếng Anh đã được kiểm định chất lượng và được đánh giá cao (có 15/22 tiêu chí đạt mức quốc gia và 7/22 tiêu chí đạt mức khu vực).

Trong bối cảnh hội nhập và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Trường đã năng động và chủ động trong liên thông, liên kết đào tạo ngành kép, bằng kép trong Trường ĐHNN và với một số đơn vị thành viên trong ĐHQGHN.

Trường được sự đầu tư lớn của Nhà nước, ĐHQGHN. Khi cơ sở tại Hoà Lạc hoàn thành, Trường sẽ có một cơ ngơi hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường.

Trường có quan hệ hợp tác trong đào tạo với nhiều trường đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế. Hiện Trường đang thực hiện có hiệu quả chương trình liên kết đào tạo đại học với ĐH Picardie Jules Verne (Pháp), ĐH Thiểm Tây, ĐH Sư phạm Hoa Đông – Thượng Hải (Trung Quốc), chương trình liên kết đào tạo SĐH với ĐH New Southern Hampshire (Hoa Kỳ).

4.3. Điểm yếu

Là một trường đại học giảng dạy ngoại ngữ lâu đời, có kinh nghiệm, song dễ bị trì trệ, khả năng thích ứng chậm trước thay đổi.

Số lượng cán bộ trình độ cao còn rất ít so với yêu cầu phát triển thành một trường theo định hướng nghiên cứu. Khả năng tiến hành NCKH đáp ứng nhu cầu xã hội còn rất hạn chế. Số lượng công trình đăng trên các tạp chí có uy tín còn rất ít. Các giảng viên trẻ còn ít kinh nghiệm, năng lực NCKH thấp, trình độ hạn chế. Một số còn chưa say mê yêu nghề. Đội ngũ còn thiếu tính chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo trong công tác. Phần lớn cán bộ quản lí đều trưởng thành từ công tác chuyên môn, ít được đào tạo về thực tiễn quản trị đại học. Mức độ tự chủ còn thấp.

Hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy hiện tại còn eo hẹp. Tính trung bình, có trên 8m2/sinh viên. Cơ sở thể dục thể thao còn rất ít.

Một số ngoại ngữ hiện có phạm vi giảng dạy, sử dụng rất hạn chế và có nguy cơ teo lại (cần phải tái cơ cấu lại các ngành đào tạo).

4.4. Cơ hội

Chủ trương tăng cường giáo dục ngoại ngữ của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT. Nhu cầu giáo dục, học ngoại ngữ khi đất nước hội nhập. Xã hội có nhu cầu học ngoại ngữ cao. Nhu cầu hiểu biết về các quốc gia có ngôn ngữ được giảng dạy và nghiên cứu ngày càng lớn.

Nhu cầu phát triển đội ngũ trình độ cao ở các cơ sở đào tạo khác. Nhu cầu sử dụng được một ngoại ngữ phổ biến và một ngành chuyên môn khác ngày càng trở nên cấp bách. Trong thế giới hội nhập, để đất nước có thể hội nhập sâu và rộng trong cộng đồng thế giới, việc nắm vững chuyên môn và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ đang trở thành một nhu cầu cấp thiết. Đây là một xu thế phát triển.

Cơ hội phát triển lên trình độ quốc tế và cơ hội đào tạo liên kết quốc tế.

Xu hướng phát triển đa lĩnh vực ở các trường đại học sư phạm và nhất là các trường Ngoại ngữ. Kinh nghiệm từ các nước có mô hình trường chuyên đào tạo sư phạm cho thấy việc phát triển đa lĩnh vực là nhu cầu phát triển cốt yếu trong một xã hội cạnh tranh.

Có cơ hội xây dựng trường theo định hướng đào tạo liên thông liên kết và nghiên cứu đa lĩnh vực, do là thành viên của một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

4.5. Thách thức

Sự cạnh tranh ngày càng lớn với các trường đào tạo ngoại ngữ trong nước và nước ngoài về nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo. Ngày càng có nhiều trường mới phát triển đào tạo những chuyên ngành truyền thống của Nhà trường. Các trường đại học mới thường gọn, linh hoạt, năng động, dễ chấp nhận cái mới. Việc phát triển một nền giáo dục có yếu tố nước ngoài đang trở thành một xu thế tất yếu, đưa Trường vào một vị trí bất lợi nếu không vận động và kịp thời thay đổi.

Nguy cơ thiếu hụt cán bộ đầu ngành, mất cán bộ. Dưới tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, việc dễ dàng trong sự lưu thông, luân chuyển của các nguồn lực dẫn đến việc cán bộ của Trường dễ chuyển sang các nơi có điều kiện thuận lợi hơn trong bối cảnh thiếu sự quan tâm của xã hội. Hiện tượng này có thể dẫn đến nguy cơ tụt hậu, không kịp phát triển đáp ứng nhu cầu xã hội.

Một số sản phẩm đào tạo có cơ hội sử dụng hạn chế. Ngôn ngữ là một lĩnh vực có mối quan hệ với đời sống chính trị, xã hội và nhất là đời sống kinh tế. Một khi quan hệ kinh tế xã hội liên quan đến một ngoại ngữ nào đó không phát triển, thì sự quan tâm của xã hội đến sản phẩm cũng giảm theo. Nhu cầu đào tạo và nghiên cứu ít có cơ hội phát triển. Nhà trường ý thức sâu sắc được rằng, để thực hiện được sứ mệnh trên đây, cần phải có 3 điều kiện:

a). Có nguồn nhân lực CLC trong đội ngũ giảng viên và sinh viên;

b). Có một cơ chế quản trị và môi trường thuận lợi khuyến khích tầm nhìn chiến lược, khuyến khích đổi mới và sự linh hoạt;

c). Tạo được nguồn lực phong phú, nhất là nguồn lực tài chính.

Đây cũng là các mục tiêu hoạt động trọng tâm của Nhà trường trong một thời gian lâu dài vì mục đích phát triển bền vững. 3 điều kiện này được thực hiện trên triết lí gồm 3 cực: trách nhiệm, cơ hội và cộng đồng. Mỗi cán bộ, học sinh sinh viên trong Trường đều phải có trách nhiệm làm tốt công việc của mình và tạo cơ hội phát triển cho người khác. Mọi cá nhân đều phải chung sức tạo nên một cộng đồng, có vậy, sức mạnh mới được nhân lên.

5.Quan điểm phát triển

Triết lí phát triểnCùng nhau kiến tạo cơ hội – Creating opportunities together”.

Giáo dục đại học là nơi con người phát triển năng lực, tri thức và các kĩ năng cũng như phẩm chất cần thiết cho cuộc sống trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, các yếu tố này không tự nhiên đến, mà chúng cùng phải được chung sức xây dựng và phát triển. Do vậy, triết lí cùng nhau kiến tạo cơ hội để phát triển năng lực, tri thức hay các phẩm chất khác phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các hoạt động của Nhà trường. Mọi người đến Trường ĐHNN – ĐHQGHN đều có trách nhiệm cùng nhau tạo cơ hội để cùng phát triển.

Trường ĐHNN xác định các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Trường là nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu quốc tế học và một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. Trường hiện đang đào tạo liên thông bằng kép và ngành kép giữa tiếng Anh với các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính và ngân hàng, kinh tế đối ngoại, du lịch và luật. Đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao cũng là một lợi thế của Nhà trường, nhất là khi kết hợp với các ngành khác trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

  1. Mục tiêu chung

Trường ĐHNN – ĐHQGHN trở thành một trường đại học theo định hướng nghiên cứu có uy tín trong khu vực trong các lĩnh vực như giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học, quốc tế học và một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

  1. Các mục tiêu cụ thể

a).Chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng… và phẩm chất đạo đức của người học (bao gồm cả học sinh THPT chuyên, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) khi tốt nghiệp từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.

b). Các công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học – công nghệ đạt trình độ quốc tế, có khả năng ứng dụng và triển khai, có tính hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội, làm nền tảng cho đào tạo chất lượng cao.

c). Đội ngũ cán bộ khoa học có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn quốc tế, có thể giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài, làm nền tảng cho sự phát triển của Nhà trường.

d). Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ chất lượng cao.

đ). Mô hình đại học theo định hướng nghiên cứu tiên tiến đa lĩnh vực, có cơ cấu hợp lí về ngoại ngữ và các lĩnh vực liên ngành khác đạt chuẩn quốc tế; tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cao; liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương.

e). Các nguồn lực tài chính được phát triển theo hướng đa dạng hóa và bền vững, hiệu quả thông qua tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác các hình thức huy động mới theo cơ chế mới, đặc thù.

  1. Các chỉ tiêu chính

3.1.Đào tạo

Trường đào tạo ĐH, SĐH và THPT Chuyên Ngoại ngữ. Trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội theo chuẩn và trình độ quốc tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đạt 15% sinh viên tốt nghiệp ra trường có năng lực, kiến thức, kỹ năng đạt chuẩn quốc tế, có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp nào trên thế giới.

Quy mô các bậc và loại hình đào tạo hợp lý, cân đối theo tiêu chí của đại học định hướng nghiên cứu. Giữ ổn định quy mô đào tạo hệ chính quy. Tăng quy mô đào tạo hệ chất lượng cao, chuẩn quốc tế lên 20% vào năm 2020. Quy mô đào tạo không chính quy ổn định ở mức hiện tại. Quy mô đào tạo liên kết quốc tế đạt khoảng 8%. Hàng năm có 100-150 lượt sinh viên tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi, có từ 40-50 sinh viên quốc tế đến học lấy bằng do Trường ĐHNN cấp hoặc tham gia học chuyển tiếp từ 1 học kì đến một năm học. Nâng dần số lượng sinh viên nước ngoài học theo các hình thức và chương trình khác nhau tại Trường lên 400 vào năm 2015. Tăng tỉ lệ quy mô đào tạo SĐH từ 20% hiện nay lên 25% vào năm 2020 và lên 35 – 40 % vào năm 2030. Tăng tỷ lệ quy mô đào tạo tiến sĩ trên tổng số thạc sĩ từ 4% hiện nay lên 6% vào năm 2020. Quy mô đào tạo hệ THPT Chuyên Ngoại ngữ tăng từ 1140 lên 1380 học sinh vào năm 2020 (bao gồm cả hệ chuyên và hệ không chuyên ngoại ngữ). 100% học sinh được học hai ngoại ngữ và khoảng 50% tổng số học sinh được học ít nhất một môn học bằng tiếng Anh vào năm 2020.

3.2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ

Nghiên cứu khoa học (NCKH) theo chuẩn và trình độ quốc tế. Cung cấp các dịch vụ khoa học chuyển giao chất xám. Số lượng, chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được nâng cao.

Đảm bảo chất lượng của các hội nghị khoa học, chú ý đặc biệt nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hội thảo chuyên ngành hẹp (cấp quốc gia và quốc tế). 100% giảng viên tham gia NCKH, 30% giảng viên thạc sĩ vào năm 2015 và 70% vào năm 2020 và 100 % giảng viên tiến sĩ có ít nhất 1 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành/năm hoặc có báo cáo trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế và phấn đấu có bài đăng trong các tạp chí quốc tế. Mỗi năm công bố 2-5 cuốn sách chuyên khảo và tổ chức 1-2 hội thảo, hội nghị khoa học quốc gia/quốc tế. Thực hiện tốt việc công bố các kết quả NCKH trên website của Trường và đây là nguồn tham khảo hữu ích phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của 10 nhóm nghiên cứu chuyên sâu. Xây dựng và phát triển được từ 1 đến 2 nhóm nghiên cứu mạnh.

Một số chỉ tiêu NCKH khác:

– Đề tài NCKH cấp Trường:                                  30 đề tài/năm

– Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN:                    20-25 đề tài/năm

– Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN đặc biệt:        04-06 đề tài/năm

– Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN trọng điểm:   01-02 đề tài/5năm

– Đề tài NCKH cấp Nhà nước:                   01 đề tài

– Tăng tỉ lệ cán bộ cơ hữu tham gia hoạt động KHCN/đề tài: 08 CBGD/đề tài

– Tăng tỉ lệ kinh phí cho hoạt động KHCN/CBGD lên khoảng 10.000.000 đồng/CBGD.

Phấn đấu hàng năm tăng khoảng 5%.

3.3. Phát triển đội ngũ cán bộ

Phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức, kĩ năng đạt chuẩn quốc tế.

Số cán bộ giảng dạy chiếm 75% tổng số cán bộ và ở mức tỉ lệ 13 sinh viên/CBGD. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ SĐH là 80-90%. Tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 25% vào năm 2015, đạt 45% vào năm 2020 và đạt khoảng 70% vào năm 2030. Tỉ lệ cán bộ có học hàm GS, PGS đạt 25% trên tổng số tiến sĩ vào năm 2015 và 30-35% vào năm 2020.

Mỗi năm có 35-40 lượt giảng viên và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐHNN.

100% cán bộ quản lí được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lí theo các tiêu chuẩn quản trị đại học tiên tiến, tối thiểu 25% cán bộ quản lí hành chính sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp.

3.4. Hoàn thiện mô hình đại học có quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cao đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH&CN và phục vụ theo chuẩn quốc tế

Cơ cấu đại học đa ngành, đa lĩnh vực: Liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa Trường và các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN được đẩy mạnh để tạo nên giá trị gia tăng, các sản phẩm đa dạng, độc đáo. Phát triển và thực hiện có chất lượng 06 chương trình đào tạo liên thông bằng kép và 03 chương trình ngành kép với các đơn vị trong ĐHQGHN. Phấn đấu có thêm 2 chương trình ngành kép vào năm 2015. Phát triển và triển khai chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chương trình đào tạo thạc sĩ tiếng Đức vào năm 2012. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo tiến sĩ ngành tiếng Nhật và thạc sĩ ngành tiếng Hàn trong thời gian 2015-2020.

Thực hiện 1-2 chương trình đào tạo theo nhiệm vụ chiến lược. Có 02 nhóm nghiên cứu theo mô hình trung tâm nghiên cứu xuất sắc (COE). Đến năm 2020, có ít nhất 1 ngành, chuyên ngành đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương chuẩn AUN hoặc quốc tế và Trường đạt chỉ tiêu kiểm định khu vực và quốc tế.

3.5. Cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao

Sử dụng tốt, hiệu quả cơ sở của Trường tại Hòa Lạc. Khai thác cơ sở của Nhà trường tại khu vực Cầu Giấy nhằm mục đích duy trì các giá trị văn hóa, truyền thống, thương hiệu của Trường ĐHNN. Có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt, phục vụ cho việc đào tạo và NCKH, mỗi cán bộ và sinh viên đều có một tài khoản truy cập nội bộ.

3.6. Tạo được nguồn lực tài chính bền vững

Tạo được nguồn lực tài chính bền vững ngoài ngân sách nhà nước đáp ứng cơ bản yêu cầu xây dựng và phát triển Trường đạt chuẩn quốc tế.

Tổng kinh phí thu bổ sung từ hoạt động đào tạo, NCKH&CN dành cho sự nghiệp phát triển Trường đạt 15-20% ngân sách nhà nước cấp thường xuyên.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

  1. Đổi mới công tác tư tưởng, tổ chức, quản lí theo hướng quản trị đại học, xây dựng văn hóa chất lượng

Phát huy vai trò của Đảng bộ Trường ĐHNN, sự năng động và sáng tạo của các đơn vị, các tổ chức đoàn thể nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho tất cả CBVC, HSSV hiểu rõ về sứ mệnh, tầm nhìn của Trường, thấu hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Nhà trường trong giai đoạn mới để cùng chung sức phát triển Nhà trường.

Kiện toàn bộ máy quản lí theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, đổi mới công tác quản lí, xây dựng văn hoá chất lượng, văn hoá chuyên nghiệp, tạo dựng môi trường thân thiện trong các hoạt động của Nhà trường. Thực hiện 3 công khai theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lí.

Đổi mới, cải tiến công tác thi đua, khen thưởng, hạn chế việc áp dụng các chế độ, chính sách theo kiểu cào bằng, không khuyến khích sự cố gắng nỗ lực của mọi cá nhân. Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với bệnh thành tích” và “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn”.

Trường kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên xây dựng một môi trường học tập thân thiện và thực hiện quản lí chuyên nghiệp. Đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lí HSSV, nhất là khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Thực hiện vai trò người cung cấp, hỗ trợ cho HSSV như việc làm, tư vấn học tập, giúp sinh viên xử

Bài liên quan

Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và ...

Đại Học Dầu Khí Việt Nam

Trường ĐHDKVN thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với NCKH và thực tiễn sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và của đất nước. Trường ĐHDKVN đào tạo chủ yếu theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, ...

Học Viện Phòng Không – Không Quân

Học viện Phòng không - Không quân Việt Nam là một học viện quân sự trực thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân- Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu phòng không- không quân bậc đại học, cao đẳng, kỹ sư hàng không và đào tạo sau đại học.

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy (Hệ Dân sự Phía Nam)

Mã tuyển sinh: PCS1 Cơ quanchủ quản: Bộ Công an Địa chỉ: Số 243, đường Khuất duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội Website: Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2013: 350 Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học phòng cháy chữa cháy năm 2013 cụ thể như sau: Tên trường/ Ngành học Ký hiệu Mã ngành đào tạo ...

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy (phía Nam)

Mã tuyển sinh: PCS Cơ quanchủ quản: Bộ Công an Địa chỉ: Số 243, đường Khuất duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội STT Trình độ đào tạo Mã ngành Ngành học Chỉ tiêu (dự kiến) Tổ hợp môn xét tuyển 1 Theo xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác Tổ hợp môn Môn chính 1 Trình độ đại học ...

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy ( Hệ Dân sự Phía Bắc )

Mã tuyển sinh: PCH1 Cơ quanchủ quản: Bộ Công an Địa chỉ: Số 243, đường Khuất duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội Website: Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2013: 350 Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học phòng cháy chữa cháy năm 2013 cụ thể như sau: Tên trường/ Ngành học Ký hiệu Mã ngành đào tạo ...

Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy ( Phía Bắc )

Bên cạnh công tác giáo dục, đào tạo, Nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ phòng cháy, chữa cháy vào thực tiễn. Nhà trường tham gia vào Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng và là thành viên Câu lạc bộ khoa học các trường đại học kỹ thuật Việt Nam. ...

Trường Sĩ Quan Pháo Binh

Mã tuyển sinh: PBH Cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng Địa chỉ: Xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội Email: siquanphaobinh1957@gmail.com Chỉ tiêu tuyển sinh trường sĩ quan pháo binh 2018 TRƯỜNG SĨ QUAN PHÁO BINH Mã trường Mã ngành   Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu - Xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội - ĐT: ...

Nhạc Viện TPHCM

KÝ HIỆU TRƯỜNG: NVS 112 Nguyễn Du,Q. 1, TP. HCM ĐT: (08) 38298646 Website: www.hcmcons.vn  SốTT ngành Mã số ngành Tên ngành SốTTCN Chuyên ngành Mã số chuyên ngành Ghi chú 1 52210201 Âm nhạc học (4 năm)     421   2 52210203 Sáng tác âm nhạc (4 năm)     ...

Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam

Ký Hiệu Trường: NVH Địa Chỉ: 77 Hào Nam - Ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội; ĐT : (04)38514969. Website: www.vnam.edu.vn Tổng Chỉ Tiêu Năm 2017: 150 STT Trình độ đào tạo Mã ngành Ngành học Chỉ tiêu (dự kiến) Theo xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác 1 Trình độ đại học 52210201 Âm nhạc ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...