24/05/2018, 19:14

Khmer Đỏ

Đảng cộng sản Campuchia thời kỳ đầu Tuy Đảng Cộng sản Đông Dương (ra đời năm 1930) đã tuyên bố tự giải thể vào năm 1945, nhưng thực tế vẫn chỉ đạo chính trị các nhóm Cộng sản ở Đông Dương dưới tên gọi Ban nghiên cứu chủ ...

Đảng cộng sản Campuchia thời kỳ đầu

Tuy Đảng Cộng sản Đông Dương (ra đời năm 1930) đã tuyên bố tự giải thể vào năm 1945, nhưng thực tế vẫn chỉ đạo chính trị các nhóm Cộng sản ở Đông Dương dưới tên gọi Ban nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Nhóm các đảng viên Cộng sản người Campuchia bắt đầu được tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang riêng vào năm 1950 dưới tên gọi tổ chức Khmer Issarak, cùng tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo chung của tổ chức Việt Minh.

Sau năm 1951, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tái lập lại dưới tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, những người Cộng sản Campuchia cũng dần hình thành đảng riêng của mình vào năm 1960), với tên gọi là đảng Nhân dân Cách mạng Khmer, đối lập với chính quyền của Quốc vương Sihanouk.

Nhóm sinh viên Paris

Trong thập niên 1950, một số sinh viên Khmer tại Paris thành lập phong trào cộng sản của riêng họ, vốn không có liên hệ gì với đảng cộng sản tại quê nhà họ. Từ tổ chức này, các thành viên của họ quay trở về quê hương và dần nắm quyền trong bộ máy đảng cộng sản trong thập niên 1960, và tiến hành cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Lon Nol từ năm 1968 cho tới 1975, thiết lập chính thể Campuchia Dân chủ.

Hài cốt những người bị giết trên những cánh đồng chết

Trong thời kỳ đầu, đã sát cánh với những người Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh, đã cho các lực lượng vũ trang của mình tấn công vào biên giới Việt Nam Cộng hòa để giúp đỡ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Họ cũng được những người Cộng sản Việt Nam giúp đỡ xây dựng căn cứ chống chính quyền của Quốc vương Sihanouk ở dọc biên giới. Năm 1968, đảng đổi tên thành đảng Cộng sản Khmer. Tuy nhiên, kể từ khi Pol Pot lên nắm quyền đầu thập niên 1970, đảng này bắt đầu chuyển hướng sang thân Trung Quốc và dần biểu lộ thái độ thù địch với những người Cộng sản Việt Nam.

Sọ những nạn nhân của

Năm 1975, khi những người Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền trên cả nước Việt Nam, thì cũng giành được chính quyền tại Campuchia, xây dựng quốc gia Campuchia Dân chủ. Trong suốt thời gian cầm quyền, đã xây dựng xã hội theo mô hình "Công xã nhân dân" rập khuôn của Mao Trạch Đông ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thực hiện cuộc tàn sát gần 2 triệu người Campuchia, mà nhiều người cho là diệt chủng man rợ, hoặc thanh lọc dân tộc ấu trĩ tả khuynh. cũng thanh trừng nội bộ dữ dội đối với những người Cộng sản thân Liên Xô hoặc Việt Nam.

Đối ngoại

Về mặt đối ngoại, ngay từ khi mới giành được chính quyền, đã gây hấn với các nước láng giềng là Việt Nam và Thái Lan. Các cuộc xung đột lẻ tẻ trên biên giới Thái Lan và Campuchia diễn ra do tranh chấp các vùng lãnh thổ nhỏ dọc biên giới tại các tỉnh Trat, Aranyaprathet-Poipet và Surin, bắt đầu từ tháng 4 năm 1975 và gia tăng mạnh trong tháng 11. Ngoài tranh chấp biên giới, cuộc xung đột còn có nguồn gốc do các lực lượng Khmer Serei chống sử dụng lãnh thổ Thái làm căn cứ xuất phát để tấn công .Đáp lại, cũng hỗ trợ lực lượng cộng sản Thái Lan thiết lập "Angka Siam" chống đối chính quyền Thái, và huấn luyện lực lượng này từ các tỉnh Si Sa Ket, Buriram and Surin trên biên giới Thái.

Trong năm 1976, dưới chính quyền bảo thủ của Thanin Kraivixien, được giới quân sự hỗ trợ, Thái Lan đã tính đến việc sử dụng quân đội tổng tấn công để ngăn chặn các cuộc các cuộc đột kích qua biên giới ngày càng gia tăng. Xung đột biên giới từ tháng 11 năm 1976 còn trở nên tồi tệ hơn thời kỳ trước năm 1976. Chỉ kể từ tháng 1 tới tháng 8 năm 1977, quân đã hơn 400 lần đột kích qua lãnh thổ Thái Lan, giết chóc, cướp phá và bắt cóc dân thường mang qua Campuchia. Cùng thời gian, cũng bắt đầu xung đột với Lào.

Tuy nhiên, khi chính quyền Thanin sụp đổ, Thái Lan bắt đầu tiến hành thương thuyết với để giải quyết xung đột, nhằm cân bằng ảnh hưởng của Việt Nam mà Thái Lan cho rằng đang chiếm ưu thế trên bán đảo Đông Dương. tới tháng 10 năm 1977, ngoại trưởng Thái gặp ngoại trưởng Ieng Sary tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, hai bên chấp thuận chấm dứt xung đột. Dù vậy, các cuộc chạm trán tại biên giới giữa Thái Lan và tiếp tục tiếp diễn cho tới khi quân Việt Nam lật đổ Pol Pot đầu năm 1979 và thiết lập một chính quyền thân Việt Nam tại Campuchia. Quan hệ giữa Thái Lan và chuyển từ thù địch thành đồng minh, và Thái Lan như vậy ngay từ đầu đã tham gia tích cực vào cuộc xung đột tại Campuchia.

Tháp tưởng niệm các nạn nhân của chế độ diệt chủng

Từ 1975-1978, tin vào sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc, chính quyền đã nhiều lần tấn công biên giới Tây Nam Việt Nam, tàn sát thường dân, đánh phá các cơ sở kinh tế và quân sự dọc biên giới với mục đích làm kiệt quệ đối phương. Những hành động này, cùng với làn sóng di tản của người Campuchia chạy trốn chính quyền đã làm quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đổ vỡ hoàn toàn. Sợ rằng Việt Nam sẽ có phản ứng về mặt quân sự, Pol Pot phát lệnh tấn công phủ đầu Việt Nam. Tuy nhiên, dù được Trung Quốc hỗ trợ, quân Campuchia vẫn nhanh chóng bị quân đội chính quy Việt Nam đẩy lùi và nhanh chóng thất trận. Quân Việt Nam tràn qua biên giới phản công Campuchia (các tài liệu quốc tế gọi hành động này là xâm lược) và đến mùng 7 tháng 1 năm 1979 thì chiếm được Phnom Penh. Việt Nam, sau đó, hỗ trợ những người Cộng sản Campuchia thân Việt Nam tái lập lại đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia và sau khi đưa quân vào Campuchia đã thành lập chính quyền Cộng hòa Nhân dân Campuchia thay chính quyền vào năm 1979.

Chiến dịch biên giới Tây Nam 12/1978 - 1/1979

Tháng 12 năm 1978, quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam đã trở nên hết sức căng thẳng do các hoạt động quân sự của tại biên giới, cũng như do dòng người chạy tị nạn từ Campuchia. Cùng với Mặt trận thống nhất giải phóng dân tộc Kampuchea, gồm nhiều cựu thành viên , quân đội nhân dân Việt Nam mở chiến dịch tấn công, đánh chiếm Phnom Penh ngày 7 tháng 1 năm 1979. Những cựu thành viên này giúp đỡ Việt Nam, và được hỗ trợ từ Việt Nam, thành lập Cộng hòa Nhân dân Campuchia, mà và Trung Quốc gọi là chính phủ bù nhìn.

Bị đánh bại, rút về phía tây, và tiếp tục kiểm soát khu vực biên giới với Thái Lan trong thập kỷ kế tiếpl. Các vùng này bao gồm Phnom Malai, vùng núi gần Pailin thuộc rặng Cardamom và Anlong Veng ở dãy núi Dângrêk. Các khu căn cứ này không có khả năng tự cung tự cấp, nên tiến hành các hoạt động buôn lậu gỗ và đá quí, nhận hỗ trợ quân sự từ Trung Quốc thông qua quân đội Thái. Tổng cộng, theo cựu tổng thống Lý Quang Diệu, trong khoảng thời gian một thập kỷ, nhận được hỗ trợ từ khối ASEAN và Trung Quốc khoảng 1,3 tỷ dollar.

Dù bị lật đổ, tiếp tục giữ ghế tại Liên Hiệp Quốc, đại diện bởi Thiounn Prasith, đồng chí cũ của Pol Pot và Ieng Sary từ thời sinh viên ở Paris, dưới tên "Kampuchea Dân chủ" cho tới 1982, rồi "Liên minh chính phủ Kampuchea dân chủ" cho tới 1993. Các chính phủ phương Tây tiếp tục ủng hộ tại LHQ và bỏ phiếu ủng hộ giữ ghế tại đây. Thụy Điển ngược lại thay đổi ý kiến và rút lui sự ủng hộ cho sau khi một số lớn công dân Thụy Điển viết thư cho chính phủ đòi thay đổi thái độ với chính phủ Pol Pot.

Chiến thắng quân sự của Việt Nam có tác động mạnh mẽ trong khu vực; Trung Quốc mở cuộc tấn công vào biên giới phía bắc Việt Nam. Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN hỗ trợ việc thành lập chính phủ Campuchia lưu vong và các hoạt động quân sự Liên minh chính phủ Kampuchea dân chủ bao gồm , KPNLF và lực lượng bảo hoàng ANS. Khu vực phía đông và trung tâm Campuchia tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam và chính quyền Phnom Penh, trong khi vùng phía tây tiếp tục là bãi chiến trường trong suốt thập niên 1980, với hàng triệu quả mìn rải khắp nơi. có lực lượng quân sự mạnh nhất trong liên minh ba phe chống đối, và nhận được nhiều viện trợ quân sự từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh quốc, và tin tình báo từ quân đội Thái.

Tới năm 1981, còn đi xa tới mức tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, và chuyển trọng tâm sang chủ nghĩa dân tộc và bài Việt Nam. Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định rằng sự thay đổi này không mang lại chuyển biến đáng kể gì, vì theo như sử gia Kelvin Rowley, "Luận điệu của luôn dựa vào chủ nghĩa dân tộc hơn là kêu gọi cách mạng".

Vùng có các hoạt động của 1989-1990.

Mặc dù Pol Pot từ bỏ vị trí lãnh đạo cho Khieu Samphan năm 1985, ông ta tiếp tục là động lực thúc đẩy phe nổi dậy, bằng những bài diễn thuyết cho người của . Các nhà báo như Nate Thayer, người ở cùng trong thời gian đó, nhận xét rằng, dù cộng đồng quốc tế gần như nhất loạt lên án sự cai trị tàn bạo của , một số đáng kể dân Campuchia sống trong vùng kiểm soát tỏ vẻ thực lòng ủng hộ Pol Pot.

Dù Việt Nam đề nghị rút quân để đổi lại một thỏa thuận chính trị nhằm loại trừ việc quay trở lại nắm quyền lực, chính phủ của phe chống đối cũng như ASEAN và Trung Quốc và Hoa Kỳ coi điều này là không thể chấp nhận được. Dù vậy năm 1985 Việt Nam tuyên bố sẽ hoàn tất việc rút quân vào năm 1990 và hoàn thành rút quân vào năm 1989, sau khi tạo điều kiện cho chính phủ Phnom Penh củng cố và tăng cường thực lực quân sự. Lúc cực điểm, kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Campuchia, nhưng chỉ kiểm soát được khoảng 5% dân số, so với chính quyền Phnom Penh.

Sau một thập kỷ xung đột bất phân thắng bại, chính phủ Phnom Penh thân Việt Nam và phe chống đối ký kết hiệp định năm 1991 nhằm tiến hành bầu cử và giải giáp. Tuy vậy tới năm 1992, lại tiến hành các hoạt động quân sự trở lại, tẩy chay bầu cử, và tuyên bố không chấp nhận kết quả bầu cử. giờ đánh lại chính phủ liên hiệp mới tại Campuchia, bao gồm những người cộng sản được Việt Nam hỗ trợ khi trước (lãnh đạo bởi Hun Sen) cũng như các đồng minh cũ của gồm những lực lượng phi-cộng sản và bảo hoàng (như hoàng thân Rannaridh).

Lực lượng khi tháo chạy khỏi Phnom Penh tới biên giới Thái Lan còn khoảng hơn 20 ngàn quân. Được sự hỗ trợ từ Trung Quốc cũng như ASEAN và Hoa Kỳ, khi mạnh nhất họ có trong tay tới khoảng 50 ngàn quân. Tuy nhiên cùng với việc các nhà bảo trợ giảm viện trợ và quá trình hòa giải tại Campuchia bắt đầu, hàng ngũ bắt đầu suy yếu. Cuộc chiến tranh kéo dài cũng làm hàng ngũ tiêu hao, "đại bộ phận" (có lẽ khoảng 80%) lực lượng gồm quân tuyển mộ từ sau năm 1979.

Ngay sau khi Việt Nam tiến hành rút quân, tiến hành các chiến dịch phản công lớn, đánh chiếm Pailin, thành lập các căn cứ mới, tiến hành đột kích đánh phá tại các vùng do chính phủ kiểm soát, gây bất an và hoảng loạn trong khắp các tỉnh miền tây Campuchia, tới tận các tỉnh miền bắc như Kompong Thom và miền nam như Kompong Speu và Kampot. Tới năm 1990, có hai căn cứ quan trọng là Anlong Veng và Pailin. Tuy nhiên họ không mở rộng quyền kiểm soát vào sâu trong nội địa được, và phần lớn dân cư Campuchia tiếp tục nằm trong các vùng do chính quyền kiểm soát.

kết luận họ không có nhiều cơ hội thu được ủng hộ từ phiếu bầu của dân chúng. Họ không muốn từ bỏ quyền lực tuyệt đối tại các vùng kiểm soát và giải giáp quân đội để đổi lại việc được chia sẻ quyền lực thông qua thỏa hiệp thành lập chính phủ liên hiệp và bầu cử tự do. Tuy nhiên việc này đã dẫn đến sự chia rẽ và bất mãn nghiêm trọng trong hàng ngũ . Đa phần binh lính là những lính tuyển mộ sau giai đoạn 1975-1979, những thành phần này ngày càng mệt mỏi vì chiến tranh, mà họ lại phải gánh vác phần tổn thất. Hàng ngũ lãnh đạo phân rã, Son Sen và Ieng Sary bị đưa ra khỏi ban lãnh đạo, nay bao gồm chỉ có Pol Pot, Ta Mok và Khieu Samphan.

Việc từ chối tham gia quá trình thỏa hiệp chính trị cũng gây ra phản ứng bất lợi cho họ. Cộng đồng quốc tế dần ít quan tâm đến Campuchia, hỗ trợ bên ngoài cho giảm dần rồi ngưng hẳn. Trung Quốc cũng bỏ rơi , thay vào đó bắt đầu viện trợ kinh tế, rồi quân sự cho chính phủ liên hiệp Campuchia. tiếp tục các hoạt động quân sự phá hoại, kích động hằn thù chống Việt Nam và tàn sát hàng trăm kiều dân Việt Nam, làm hàng ngàn người khác phải chạy tị nạn, gây ra cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ khi LHQ tiếp quản Campuchia.

Năm 1994, chính phủ Campuchia mở chiến dịch quân sự lớn đánh vào căn cứ Pailin của . Chiến dịch này khởi đầu thuận lợi, quân chính phủ lần lượt đánh chiếm Phnom Chhat, Anlong Veng và Pailin, nhưng với lực lượng ít hơn nhiều nhanh chóng phản công và tái chiếm các khu vực bị chiếm, liên tiếp đánh bại quân chính phủ trong các cuộc giao chiến. Quân truy kích quân chính phủ, uy hiếp tận Battambang. Quân của Ieng Sary định chiếm thành phố này, nhưng không được, cũng như không giữ được các khu vực mà họ mới chiếm được. Quân chính phủ cũng mất hơn hai chục chục xe tăng và xe bọc thép, cũng như khoảng một chục pháo vào tay . Tương quan trên chiến trường không thay đổi khi chiến sự kết thúc.

Tuy giành được thắng lợi quân sự, khủng hoảng trong nội bộ không suy giảm. Mất đi viện trợ lương thực, hàng hóa, bị buộc phải tự cung tự cấp, phải rời các khu trại tị nạn vốn được quốc tế viện trợ thuốc men, thực phẩm, tinh thần dân chúng trong các khu vực kiểm soát giảm sút. Việc giới lãnh đạo kêu gọi tiếp tục chiến tranh không được các thành viên cấp thấp ủng hộ. Quân tiếp tục rã ngũ ra hàng chính phủ, khiến giới lãnh đạo phải tiến hành các cuộc "thanh trừng" mới để ngăn chặn. Theo Youk Chhang, giám đốc Viện Dữ liệu Campuchia, có khoản 3.000 người bị tàn sát và chôn trong các mộ tập thể tại Anlong Veng từ năm 1993 tới 1997. Các cuộc tàn sát này được tiến hành bởi các sỹ quan dưới quyền Ta Mok.

Việc tiến hành "tự cung tự cấp" dẫn đến việc hình thành một nhóm lãnh chúa mới tại các khu vực kiểm soát, là các sỹ quan cấp cao của kiểm soát khu vực này.Họ tiến hành các hoạt động buôn lậu gỗ, đá quí, hàng hóa để duy trì quân đội, nhưng đồng thời việc này cũng làm yếu đi sự kiểm soát từ ban lãnh đạo , và những viên lãnh chúa này cũng dễ tìm kiếm thỏa hiệp với chính quyền mới ở Campuchia.

Quân bắt đầu đào ngũ hàng loạt năm 1996, khi khoảng một nửa trong số binh sỹ còn lại bỏ ngũ. Các chỉ huy như Y Chhean và Sok Pheat theo Ieng Sary đào ngũ về phe chính phủ với điều kiện binh lính sẽ được ân xá, còn các chỉ huy tiếp tục được quản lý lãnh thổ cũ của mình. Son Sen đưa quân đến để trừng trị "bọn phản bội", nhưng lính nổi loạn và nhanh chóng gia nhập phe đào ngũ. như vậy mất khoảng 4.000 binh sỹ và tất cả các căn cứ ở phần biên giới phía nam, từ Samlaut cho tới Phnom Chhat. Tới cuối năm, lần lượt mất tất cả các căn cứ nằm trong nội địa Campuchia. Năm 1997, hai phe nhóm chính trong chính phủ liên hiệp Campuchia xung đột, khiến Hoàng thân Rannaridh tìm kiếm ủng hộ từ một số thủ lĩnh , trong khi vẫn từ chối thỏa hiệp với Pol Pot. Việc này dẫn đến cuộc xung đột phe phái đẫm máu trong giới lãnh đạo , rốt cục khiến Pol Pot bị bắt giữ, bị xét xử và bị giam cầm bởi lực lượng của Ta Mok. Pol Pot chết tháng 4 năm 1998. Khieu Samphan đầu hàng chính phủ tháng 12 cùng năm.

Tới 29 tháng 12 năm 1998, các thủ lĩnh còn lại xin lỗi vì cuộc diệt chủng trong những năm 1970. Tới năm 1999, hầu hết lực lượng còn lại hạ vũ khí đầu hàng hoặc bị bắt. Tháng 12 năm 1999, Ta Mok và các thủ lĩnh còn lại đầu hàng, trên thực tế chấm dứt sự tồn tại.

0