24/05/2018, 19:13

Phân loại khả năng cạnh tranh

Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế gồm khái niệm cạnh tranh quốc gia, khái niệm cạnh tranh doanh nghiệp và khái niệm cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ.Trong đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để phát triển nền ...

Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế gồm khái niệm cạnh tranh quốc gia, khái niệm cạnh tranh doanh nghiệp và khái niệm cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ.Trong đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao gồm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Khả năng cạnh tranh được định nghĩa là khả năng của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân .

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy mà có phân biệt khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường .

Giữa ba cấp độ khả năng cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh. Ngựơc lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp.

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Là tế bào của nền kinh tế , khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho khả năng cạnh tranh quốc gia.

Đồng thời khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chính sách quốc gia, vào năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

0