10/05/2018, 22:33

Học ngành cơ khí ra trường làm công việc gì

Bạn đang học và sẽ học ngành cơ khí và đang thắc mắc công việc sau này mình sẽ làm khi ra trường với ngành mình đang chọn. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số công việc về ngành cơ khí mà sau khi ra trường bạn sẽ làm. Những công việc mà ngành cơ khí sau khi ra trường làm Kỹ sư thiết ...


Bạn đang học và sẽ học ngành cơ khí và đang thắc mắc công việc sau này mình sẽ làm khi ra trường với ngành mình đang chọn. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số công việc về ngành cơ khí mà sau khi ra trường bạn sẽ làm.
Những công việc mà ngành cơ khí sau khi ra trường làm

  • Kỹ sư thiết kế: với công việc này thì bạn sẽ là người thiết kế nên các đường ống, kết cấu, thiết bị, Hệ thống điều hòa, thông gió, làm mát,…. Đây là công việc yêu cầu bạn phải thông thạo các thao tác và các phần mềm như Autocad, PVElite, Multi-frame, CADWorx, CAESAR II,…. Khi làm công việc này thì bạn sẽ làm tại các công ty thiết kế trong và ngoài nước. Đây là công việc được nhiều kĩ sư cơ khí lựa chọn và là nghề có mức lương cao.
  • Kỹ sư thi công: sau khi những kĩ sư thiết kế tạo nên các bản vẽ về đường ống, kết cấu thì bạn sẽ là người thực hiện và tạo những bản vẽ này trên thực tế. Khi làm công việc này bạn cần phải cần có các chứng chỉ và thông thạo các phần mềm như ASME, ANSI, ASTM, AGA, API, AWWA, BS,… và đặc biệt là kỹ năng tổ chức quản lí, thi công. Nếu làm nghề này bạn có thể làm tại các công ty xây dựng, cơ điện hay các tổng thầu của dự án. Công việc này yêu cầu bạn phải nhiệt huyết và yêu công việc.


  • Kỹ sư lắp đặt thiết bị: đây là công việc đòi hỏi bạn phải có các kĩ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử,…. Bạn có thể làm các công việc này tại các công ty xây dựng, cơ điện, các tổng thầu của dự án,…. Đây là một công việc mà hầu hết các kĩ sư cơ khí hướng đến. Chính vì thế mà đây là công việc mang lại kinh tế rất cao nếu bạn có một công viêc ổn định.
  • Kỹ sư thử áp: đây là công việc yêu cầu bạn phải có các kĩ năng như Đọc hiểu bản vẽ P&ID, biết sử dụng các máy móc liên quan đến hydrotest…. Đối với công việc này thì cũng giống như với kĩ sư thi công và kĩ sư lắp đặt thiết bị thì bạn có thể làm việc tại các công ty xây dựng, cơ điện, các tổng thầu của dự án,…. Đây là công việc đòi hỏi tính năng động và sáng tạo rất cao, nếu bạn có những yếu tố này thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rất thành công.
  • Kỹ sư dự án: đối với công việc này thì bạn là người đứng đầu một dự án và chịu trách nhiệm với dự án này. Công việc này đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng quản lí dự án, quản lí sản xuất…“Microsoft Project”, Autocad…. Nếu làm công việc này thì bạn sẽ có cơ hội làm tại các công ty xây dựng hay các nhà máy sản xuất. Đây là một công việc vô cùng áp lực, chính vì thế bạn phải luôn cố gắng vượt qua.
  • Kỹ sư kế hoạch: đây là công việc đòi hỏi bạn phải có những kiến thức và kinh nghiệm về quản lí dự án, đấu thầu và sử dụng các phần mềm AutoCad, Microsoft Project, design software. Đối với công việc này, bạn có thể làm tại các công ty xây dựng và các nhà máy sản xuất.
  • Kỹ sư chạy thử: đây là công việc đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử,…. Nếu làm công việc này thì bạn sẽ có cơ hội làm tại các công ty xây dựng và các nhà máy sản xuất.
  • Kỹ sư kết cấu vỏ tàu: đối với công việc này thì bạn sẽ làm tại các nhà máy đóng tàu, các dự án hóan cải, đóng mới tàu chứa xử lí dầu thô,…. Đây là công việc mang lại kinh tế cao cho các kĩ sư cơ khí khi ra trường.


  • Giám sát chất lượng đường ống, chất lượng kết cấu: đối với công việc này thì bạn có thể làm tại các chủ công trình, EPC Contractors, các nhà thầu phụ…. Đây là công việc vô cùng khó khăn và vất vả, chính vì thế mà bạn cần có tinh thần yêu nghề.
  • Giám sát lắp đặt thiết bị: đối với công việc này bạn cần có các kỹ năng lắp đặt thiết bị, căn chỉnh đồng tâm, đấu nối chạy thử,…. Và bạn sẽ được làm tại các công trình và nhà thầu trong và ngời nước.

Ngoài những công việc trên bạn còn có thể làm các công việc khác nếu ra trường ngành cơ khí như: giám sát hàn, giám sát NDT, giám sát sơn, vận hành và bảo dưỡng,….

Trên đây là những công việc mà ngành cơ khí sau khi ra trường sẽ làm. Chúc bạn có những lựa chọn hợp lí cho công việc của mình.
0