13/01/2018, 16:14

Giải Lý lớp 7 Bài 18: Hai loại điện tích

Giải Lý lớp 7 Bài 18: Hai loại điện tích Bài C1 (trang 51 SGK Vật Lý 7) : Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện ...

Giải Lý lớp 7 Bài 18: Hai loại điện tích


Bài C1 (trang 51 SGK Vật Lý 7): Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện tích dương hay điện tích âm? Tại sao?

Lời giải:

Thanh nhựa sẫm mầu nhiễm điện âm vì cọ xát vào vải khô.

– Thanh nhựa sẫm màu (nhiễm điện âm) hút mảnh vải (đã nhiễm điện) => mảnh vải có nhiễm điện dương. Vì hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

Bài C2 (trang 52 SGK Vật Lý 7): Trước khi cọ xát, có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại những loại hạt nào cấu tạo nên vật?

Lời giải:

Do vật được cấu tạo từ nguyển tử nên trước khi cọ xát các vật có điện tích, các điện tích này tồn tại ở hạt nhân nguyên tử mang điện K tích (+) và lớp vỏ nguyên tử mang điện tích (-).

Bài C3 (trang 52 SGK Vật Lý 7): Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

Lời giải:

Khi chưa cọ xát các vật chưa nhiễm điện (trung hòa về điện) nên không thể hút các vật nhỏ như giấy vụn.

Bài C4 (trang 52 SGK Vật Lý 7): Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b nhận thêm êlectron, vật nào mât bớt êlectron? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?

Lời giải:

Để ý:

– Trước cọ xát, thước và vải đều trung hòa về điện.

– Sau khi cọ xát ta thấy:

• Mảnh vải mất bớt êlectrôn nên nó nhiễm điện (+).

• Thanh nhựa nhận thêm (dư) êlectrôn nên nhiễm điện (-).

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải bài tập c1 sgk bài hai loại điện tích
  • giải câu hỏi bài 18 hai loại điện tích

Bài viết liên quan

  • Giải Lý lớp 7 Bài 30: Tổng kết chương III: Điện học
  • Giải Lý lớp 10 Bài 21 : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
  • Giải Lý lớp 7 Bài 19: Dòng điện – Nguồn điện
  • Giải Lý lớp 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại
  • Giải Lý lớp 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
  • Giải lý lớp 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
  • Giải Lý lớp 10 Bài 20 : Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
  • Giải Lý lớp 10 Bài 18 : Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
0