13/01/2018, 16:09

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU) TIẾT 1: EU- LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI (trang 48 sgk Địa Lí 11): – Hãy xác định trên hình 7.2 các nước gia nhập EƯ đến các năm 1995,.2004 và 2007. Trả lời: – Đến năm 1995, có: Pháp, Đức, ...

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 7: Liên minh châu Âu (EU)


TIẾT 1: EU- LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI

(trang 48 sgk Địa Lí 11): – Hãy xác định trên hình 7.2 các nước gia nhập EƯ đến các năm 1995,.2004 và 2007.

Trả lời:

– Đến năm 1995, có: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xám-bua, Anh, Ai-len, Đan Mạch, Hi Lạp, Phần Lan, Thụy Điển, Áo.

– Đến năm 2004, có: Hung-ga-ri, Xlô-va-ki-a, Lit-va, Lat-vị-a, Extô-ni-a, Xlô-vê-ni-a, Ba Lan, Sec, Man-ta, Sip.

– Đến năm 2007, có 1 Ru-ma-ni, Bun-ga-ri.

(trang 48 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 7.3, trình bày nhũng liên minh, hợp tác chính của EU.

Trả lời:

– Liên minh: thuế quan, thị trường nội địa, kinh tế và tiền tệ.

– Hợp tác: trong chính sách đối ngoại, phối hợp hành- động để gìn giữ hòa bình, an ninh, nhập cư, đấu tranh chống tội phạm, hợp tác về cảnh sát và tư pháp.

(trang 49 sgk Địa Lí 11): – Phân tích hình 7.4 để thấy rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu não châu Âu.

Trả lời:

– EU có các cơ quan đầu não là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Uỷ ban liên minh châu Âu, Toà án châu Âu, Cơ quan kiểm toán.

– Hội đồng châu Âu: quyết định cơ bản của những người đứng đầu nhà nước.

– Uỷ ban liên minh châu Âu: dự thảo nghị quyết và dự luật.

– Hội đồng bộ trưởng EU: quyết định các dự thảo nghị quyết và dự luật do Ủy ban liên minh châu Âu dự thảo.

– Nghị viện châu Âu: kiểm tra các quyết định của Uỷ ban liên minh châu Âu, tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ.

– Tòa án châu Âu và cơ quan kiểm toán là những cơ quan chuyên môn.

(trang 49 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 7.1, so sánh vị thế kinh tế của EU với Hoa Kì và Nhật Bản.

Trả lời:

– EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: EU đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004, GDP của EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản).

– EU là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: EU chiếm 37,7% xuất khẩu của thế giới, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

(trang 50 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào các thông tin ở bài (mục 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới), hãy nêu nhận xét về quan hệ thương mại của EU đối với các nước bên ngoài tổ chức EU.

Trả lời:

– Các nước thuộc EU có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.

– EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, EU đã không tuân thủ đầy đủ những quy định của WTO khi hạn chế đối với các mặt hàng xuất khẩu "nhạy cảm" như than, sắt và trợ cấp,cho hàng nông sản của EU, làm cho giá của họ thấp hơn so với giá của thị trường thế giới.

Bài 1: Liên minh châu Âu hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này.

Lời giải:

– Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sông nhân dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thông nhất. Năm 1957, sáu nước đã thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay. EU lấy thời điểm ra đời của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tháng 3/1957) làm năm thành lập.

– Quá trình phát triển 50 năm qua của EU (1957 – 2007) có những đặc điểm cơ bản như sau:

+ Số lượng các nước thành viên EU tăng liên tục.

+ EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (lên phía bắc trong các năm 1973, 1995; sang phía tây năm 1986; xuống phía nam năm 1981; sang phía đông năm 2004).

+ Mức độ liên kết, thông nhất ngày càng cao.

Bài 2: Dựa vào bảng 7.1, hình 7.5 và nội dung bài học trong SGK, hãy chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.

Lời giải:

– EU đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004, GDP của EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản). Tuy dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 31% tổng giá trị kinh tế của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới.

– EU chiếm 37,7% xuất khẩu của thế giới, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

TIẾT 2: EU – HỢP TÁC LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

(trang 51 sgk Địa Lí 11): – Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.

Trả lời:

– Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt của tự do lưu thông: tự do lưu thông con người, tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn, tự do lưu thông dịch vụ.

– Thực hiện chung một số chính sách thương mại vớỉ các nước ngoài liên minh châu Âu.

– Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung kinh tế lớn trên thế giới.

(trang 52 sgk Địa Lí 11): – Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bựớc tiến mới của sự liên kết EU?

Trả lời:

Việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô làm:

– Nâng cao sức mạnh của thị trường chung châu Âu.

– Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.

– Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

– Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quôc gia.

(trang 53 sgk Địa Lí 11): – Các nước EU đã hợp tác với nhau như thế nào trong lĩnh vực giao thông vận tải?

Trả lời:

– Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chê tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới.

– Các nước EU đã thành lập Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đã đưa lên quỹ đạo hơn 1200 vệ tinh nhân tạo.

– Các nước EU đã hợp tác với nhau trong việc hoàn thành đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa.

(trang 54 sgk Địa Lí 11): – Vì saọ các nước EU phát triển các liên kết vùng?

Trả lời:

– Mỗi nước tận dụng được những lợi thế riêng của mình trong phát triển chung.

– Các nước tận dụng được lợi thế của nước khác để cùng phát triển.

(trang 55 sgk Địa Lí 11): – Việc hợp tác trong liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ đã đem lại những lợi ích gì?

Trả lời:

– Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mỗi nước.

– Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

Bài 1: Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?

Lời giải:

– EU thiết lập thị trường chung trong khối để:

+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt của tự do lưu thông: tự do lưu thông con người, tự đo lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn, tự do lưu thông dịch vụ.

+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

– Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung và đưa vào sử dụng đồng tiền chung:

+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

+ Việc EU sử dụng một đồng tiền chung, thông nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Bài 2: EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải?

Lời giải:

– Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới.

– Các nước EU đã thành lập Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đã đưa lên quỹ đạo hơn 1200 vệ tinh nhân tạo.

– Các nước EU đã hợp tác với nhau trong việc hoàn thành đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa.

Bài 3: Thế nào là liên kết vùng? Qua thí dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu.

Lời giải:

– Liên kết vùng

+ Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế – xã hội và văn hoá nhằm mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước.

+ Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác).

– Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

+ Hình thành ở biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ.

+ Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.

+ Hàng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng.

+ Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung.

+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.

– Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu.

+ Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mỗi nước.

+ Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

TIẾT 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

Bài 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất

Lời giải:

a. Thuận lợi

– Tạo điều kiện để hàng hóa, lao động, tiền vốn và các loại dịch vụ (vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn…) được tự do lưu thông trong khắp lãnh thổ.

– Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế (chương trình hợp tác sản xuất máy bay E-bớt, tên lửa A-ri-an), tăng tiềm lực và khả năng cạnh tranh của khối.

– Thúc đẩy nền kinh tế của mỗi thành viên tiếp cận với việc chuyển giao công nghệ, tiền vốn, xóa dần sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, tiến tới nhất thể hóa EU.

– Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn, đơn hóa công tác kế toán, kiểm toán, hạn chế những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

b. Khó khăn

Việc chuyển đổi sang sử dụng đồng ơ-rô đã:

– Làm cho nhiều nước mất lợi thế so sánh với đồng tiền các nước trong khu vực trước đây

– Làm cho giá tiêu dùng tăng cao, gây tình trạng lạm phát trong khối.

Bài 2: Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

Lời giải:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số EU và một số nước trên thế giới.

Vẽ biểu đồ tròn, có hai hình tròn, một hình thể hiện tỉ trọng GDP của EU và một số nước trên thế giới, một hình tròn thể hiện tỉ trọng dân số của EU và một số nước.

b. Nhận xét về vị trí kinh tế của EU trên thị trường quốc tế

– EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của trái đất và 7,1% dân số thế giới, nhưng đã chiếm (năm 2004):

+ 31% tổng GDP của thế giới

+ 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới.

+ 19% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.

+ 26% ô tô của thế giới.

+ Đặc biệt EU chiếm 59% tổng viện trợ của toàn thế giới.

+ – Nếu so sánh với Hoa Kì và Nhật Bản:

+ Tỉ trọng GDP của EU vượt qua Hoa Kì gần 3% và gần gấp 3 lần GDP của Nhật Bản.

+ Tỉ trọng xuất khẩu của EU gấp hơn 4 lần giá trị xuất khẩu của Hoa Kì và gấp hơn 6 lần giá trị xuất khẩu của Nhật Bản.

Những số liệu trên cho thấy EU là một khối kinh tế ngày càng mạnh và là trung tâm kinh tế đứng đầu thế giới hiện nay.

TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Bài 1: Vì sao có thể nói rằng CHLB Đức là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?

Lời giải:

Năm 2004:

– GDP của Đức đứng thứ ba của thế giới, chỉ sau Hoa Kì và Nhật Bản.

– Giá trị xuất, nhập khẩu đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kì.

– Trong cơ cấu GDP: nông nghiệp: 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%.

Bài 2: Hãy chứng minh rằng CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp – nông nghiệp phát triển cao.

Lời giải:

CHLB Đức là một nước có nền công nghiệp – nông nghiệp phát triển cao vì:

– Trong công nghiệp:

+ Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức chiếm vị trí cao trên thế giới như: chế tạo máy, điện tử – viễn thông, hóa chất, sản xuất thép.

+ Trong công nghiệp luôn có sự đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm cao.

– Trong nông nghiệp:

+ Mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi, song nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu trong nước.

+ Chăn nuôi chiếm 2/3 giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Từ khóa tìm kiếm:

  • dia li lop 11 sgk 52 vi sao co the noi viec ra doi dong tien chung o- ro la buoc tien moi cua su lien ket EU
  • làm tập bản đồ địa 11 bài 7
  • bài thực hành địa 11 bài 7
  • https://baitaphay com/giai-bai-tap-dia-li-lop-11-bai-7-lien-minh-chau-au-eu-17789 html
  • co quan dau nao eu hoatbdong nhu the nao hinh 7-⁴ địa lý 11 trang 49

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 54: Dân cư xã hội châu Âu
  • Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  • Phân tích tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) – Văn hay lớp 10
  • Phân tích tác phẩm Con cò – Văn hay lớp 9
  • Phân tích tác phẩm Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) – Văn hay lớp 10
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
  • Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 10: Các nước Tây Âu
  • Thuyết minh về Dân ca quan họ Bắc Ninh – Văn hay lớp 12
0