13/01/2018, 16:09

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực TIẾT 1: MỘT SỐ VÂN ĐỀ CỦA CHÂU PHI (trang 20 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bản thân, cho biết khí hậu, cảnh quan của châu Phi. Trả lời: – Phần lớn lãnh thổ có khí ...

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực


TIẾT 1: MỘT SỐ VÂN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

(trang 20 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bản thân, cho biết khí hậu, cảnh quan của châu Phi.

Trả lời:

– Phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.

(trang 20 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 5.1, so sánh và nhận xét về các chỉ số dân số của châu Phi so với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

Trả lời:

+ Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

(trang 22 sgk Địa Lí 11): – Dựa và bảng 5.2, nhận xét tốc độ tăng GDP của một số nước ở châu Phi so với thế giới.

Trả lời:

Một số nước có tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng của thế giới: An-giê-ri, Nam Phi, Công-gô. Riêng Ga-na, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thế giới. Nhìn chung một số nước châu Phi có tốc độ tăng GDP khá cao.

Bài 1: Các nước châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên?

Lời giải:

– Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

– Áp dụng các biện pháp thuỷ lợi để hạn chế sự khô hạn.

Bài 2: Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân số châu Phi so với các châu lục khác:

Lời giải:

Tỉ lệ tăng của dân số châu Phi nhanh và tương đối đều qua các thời kì, trong khi một số châu lục khác giảm (châu Âu), không tăng (châu Đại Dương),tăng giảm không ổn định (châu Mĩ), tăng nhẹ (châu Á)

Bài 3: Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân cư và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này.

Lời giải:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, nên dân số tăng nhanh, gây nhiều áp lực nặng nề đến chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế và tài nguyên, môi trường.

– Tỉ lệ người nhiễm HIV cao, làm suy giảm lực lượng lao động.

– Các cuộc xung đột tại nhiều khu vực đã cướp đi hàng triệu sinh mạng, trong đó có một lực lượng lớn người trong độ tuổi lao động.

– Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo; bệnh tật đã và đang đe doạ cuộc sông của hàng trăm triệu người châu Phi.

TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH

(trang 25 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.3, cho biết: Mĩ Latinh có những cảnh quan và tài nguyên khoáng sản gì?

Trả lời:

– Các cảnh quan tự nhiên: rừng, xích đạo và nhiệt đới ẩm, xa van và xa van- rừng, thảo nguyên và thảo nguyên – rừng, hoang mạc và bán họang mạc, vùng núi cao; trong đó, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm (A-ma-dôn), đồng cỏ chiếm phần lớn diện tích.

– Có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại màu.

(trang 25 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 5.3, nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một số nước châu Mĩ Latinh.

Trả lời:

Chi-lê: 10% số người nghèo nhất chiếm 906 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 35485 triệu USD, chênh nhau tới gần 40 lần.

– Ha-mai-ca: 10% số người nghèo nhất chiếm 218,7triệu USD; 10% số người giàu nhất chiêm 2454,3 triệU'USD, chênh nhau tới trên 11 lần.

– Mê-hi-cô: 10% số người nghèo nhất chiếm 5813 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 250540,3 triệu USD, chênh nhau tới 43 lần.

– Pa-na-ma: 10% số người nghèo nhất chiếm 81,2 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 5022,8 triệu USD, chênh nhau tới 61,8 lần.

Nhìn chung, sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo là rất lớn.

(trang 26 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.4, hãy nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ Latinh trong giai đoạn 1985 – 2004.

Trả lời:

Tốc độ tăng rất chậm vào các năm 1990, 1995, 2002; trong khi đó tốc độ tăng nhanh vào các năm 2000 và đặc biệt năm 2004. Như vậy, tốc độ phát triển kinh tế không đều, sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.

(trang 26 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào bảng 5.4, cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở Mĩ Latinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao (so với GDP)?

Trả lời:

– Tính toán cho thấy:

+ Ác-hen-ti-na: tổng số nợ bằng 128% GDP.

+ Bra-xin: tổng số nợ bằng 46,5% GDP.

+ Chi-lê: tổng số nợ gần bằng 60% GDP.

+ Ê-cu-a-đo: tổng số nợ bằng 62% GDP.

+ Ha-mai-ca: tổng số nợ bằng 69% GDP.

+ Mê-hi-cô: tổng số nợ bằng 22,3% GDP.

+ Pa-na-ma: tổng số nợ bằng 68% GDP.

+ Pa-ra-goay: tổng số nợ bằng 53% GDP.

+ Pê-ru: tổng sổ hợ bấng 49% GDP.

+ Vê-nê-xu-.ê-la: tổng số nợ bằng 40,8% GDP.

– Nhận xét chung: phần lớn các nước có tổng số nợ khá cao.

Trong 10 nước trên, 4 nước có tổng số nợ trên 60% tổng GDP của nước đó vào thời điểm năm 2003; 4 nước có tổng số nợ xấp xỉ 50% tổng GDP và 1 nước có tổng số nợ trong khoảng 20% GDP. Riêng Ác-hen-ti-na có tổng số nợ vượt cả GDP.

Bài 1: Vì sao các nước Mĩ Latinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?

Lời giải:

Do hậu quả bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hoa Kì, Anh, Tây Ban Nhà, Bồ Đào Nha.

– Do các nhà lãnh đạo của các nước Mĩ Latinh không kịp thời đề ra đường lối phát triển kinh tế độc lập mang tính cải cách, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế đất nước.

– Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: người dân hài lòng với những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, không cần lao động vất vả; do truyền thống văn hoá với chủ nghĩa chuyên chế, do các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo không tạo điều kiện cho xây dựng chế độ độc lập cả về chính trị và phát triển kinh tế, nên rơi vào vòng lệ thuộc tư bản nước ngoài,…

Bài 2: Dựa vào hình 5.4, lập bảng và nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ Latinh trong giai đoạn 1985 – 2004.

Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004
Tốc độ tăng GDP(%) 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0

Lời giải:

Nhận xét: Tốc độ tăng không đều, sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.

Bài 3: Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?

Lời giải:

– Tình hình chính trị không ổn định.

– Sau khi giành được độc lập: cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài; các thế lực Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội; chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế – xã hội độc lập, tự chủ, nền kinh tế còn phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.

– Quá trình cải cách kinh tế hiện nay ở nhiều nước đang vấp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này.

TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

(trang 29 sgk Địa Lí 11): – Hãy xác định trên bản đồ (hoặc Át Lát Địa lí thế giới) vị trí các quốc gia của khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-di-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-stan, Li-băng, I-xra-en, Lãnh thổ Pa-lê-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.

(trang 30 sgk Địa Lí 11): – Quan sát hình 5.7, hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Các quốc gia thuộc Trung Á: Ca-dăk-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuôc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông Cổ.

– Tuy diện tích nhỏ, nhưng Trung Á có vị trí địa lí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba của các châu lục, giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.

(trang 31 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.

Trả lời:

– Đông Á: – 11105,7 nghìn thùng/ngày.

– Đông Nam Á: – 1165,3 nghìn thùng/ngày.

– Trung Á: 669,8 nghìn thùng/ngày.

– Tây Nam Á: 15239,4 nghìn thùng/ngày.

– Đông Âu: 3839,3 nghìn thùng/ngày

– Tây Âu: – 68660,8 nghìn thùng/ngày.

– Bắc Mĩ: – 14240,4 nghìn thùng/ngậy.

(trang 31 sgk Địa Lí 11): – Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á?

Trả lời:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á, Đông Âu dư thừa dầu thô, có khả năng xuất khẩu hoặc lọc thành dầu tinh để xuất khẩu. Các khu vực khác thiếu hụt, phải nhập dầu thô để lọc hoặc nhập dầu tinh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

(trang 32 sgk Địa Lí 11): – Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường?

Trả lời:

Hậu quả: kinh tế chậm phát triển ; tình trạng đói nghèo, mất dân chủ, thiếu công bằng; môi trường bị hủy hoại nặng nề phổ biến.

(trang 32 sgk Địa Lí 11): – Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?

Trả lời:

– Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng, trong phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực.

– Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

Bài 1: Tìm trong bảng các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích, dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa lí, lành thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Át Lát Địa lí thế giới).

Lời giải:

– Khu vực Tây Nam Á.

+ Về dân số: quốc gia lớn nhất là I-ran; quốc gia nhỏ nhất là: Ba-ranh.

+ Về diện tích: quốc gia lớn nhất là A-rập Xê-ut; quốc gia nhỏ nhất là: Ba-ranh.

– Khu vực Trung Á

+ Về dân số: quốc gia lớn nhất là ư-dơ-bê-ki-xtan; quốc gia nhỏ nhất là: Mông Cổ.

+ Về diện tích: qụốc gia lớn nhất là Ca-dắc-xtan; quốc gia nhỏ nhất là: Tát-gi-ki-xtan.

Bài 2: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế – xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì?

Lời giải:

– Mỗi quốc gia đều có nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế – xã hội.

-Hai nước cần phải chuyến từ đối đầu sang đối thoại, cùng chung sống hòa bình với nhau. Cần giải quyết các vấn đề phát sinh khách quan, công bằng, bình đẳng trên các cơ sở các giá trị được chấp nhận của luật pháp quốc tế.

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://baitaphay com/giai-bai-tap-dia-li-lop-11-bai-5-mot-van-de-cua-chau-luc-va-khu-vuc-17787 html
  • nhận xét hình 5 1 sgk trang 19 địa lý lớp 10
  • soạn địa 11 trang 22
  • bai 5 trang 30 dia 11
  • Tap ban do 11

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 26: Thiên nhiên châu Phi
  • Dựa vào “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” hãy nêu suy nghĩ … – Văn hay lớp 8
  • Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 6: Các nước châu Phi
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 30: Kinh tế châu Phi
  • Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
  • Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
  • Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
0