13/01/2018, 21:07

Giải bài 46,47,48, 49,50,51, 52 trang 121, 122 SGK Toán 6 tập 1: Khi nào thì AM + MB = AB?

Giải bài 46,47,48, 49,50,51, 52 trang 121, 122 SGK Toán 6 tập 1: Khi nào thì AM + MB = AB? Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 46, 47, 48, 49, 50 trang 121 ; Bài 51, 52 trang 22 SGK Toán 6 tập 1 : Khi nào thì AM + MB = AB? – Hình lớp 6 chương 1. 1. Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = ...

Giải bài 46,47,48, 49,50,51, 52 trang 121, 122 SGK Toán 6 tập 1: Khi nào thì AM + MB = AB?

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 46, 47, 48, 49, 50 trang 121; Bài 51, 52 trang 22 SGK Toán 6 tập 1: Khi nào thì AM + MB = AB? – Hình lớp 6 chương 1.

1. Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

Ngược lại , nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

M nam giua AB

Lưu ý.

a) Ta  có thể dùng mệnh đề tương tự với các tính  chất trên:

Nếu AM+MB # AB thì điểm M không nằm giữa A và B.

AMNB

b) Cộng liên tiếp: Nếu M nằm giữa A và B, N nằm giữa M và B thì AM + MN + NB = AB

Giải bài tập trong SGK trang 121,122 khi nào thì AM + MB = AB?

Bài 46. Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK, biết IN=3cm , NK=6cm Tính độ dài đoạn IK.
bai--46

Theo đề bài N là một điểm của đoạn thẳng IK; N không trùng hai đầu mút I,K vậy N phải nằm giữa hai điểm I và K.

Ta có : IK= IN + NK = 3 + 6 = 9 (cm)


Bài 47 trang 121. Gọi M là một điểm của đoạn EF. Biết EM= 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn EM và EF.

bai47M là một điểm của đường đoạnthẳng EF, M không trùng với hai đầu đoạnthẳng vậy M nằm giữa E và F.

Ta có: EM + MF = EF. Suy ra: EM = FM (= 4cm)


Bài 48. Em Hà có một sợi dây 1.25m. Em dùng sợi dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng 1/5 độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học?

Giải. Độ dài 1/5 bức tường còn lại là: 1/5 . 1,25 = 0,25 (m)

Chiều rộng lớp học là:

4.1,25 + 0,25 = 5.25 (m).

Đáp số: Chiều rộng bức tường dài 5,25 m.


Bài 49.hinh 52

Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút của đoạnthẳng AB, Biết rẳng AN = BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp (h.25).

Giải. a) Xét trường hợp điểm M nằm giữa hai điểm A và N; Điểm N nằm giữa hai điểm B và M.

– Vì M nằm giữa A và M nên AN = AM + MN (1)

–  Vi N nằm giữa B và M nên BM = BN + MN  (2)

Mà AN = BM (đề bài) nên từ (1) và (2) suy ra AM + MN = BN + MN. Suy ra: AM = BN (MN chung).

b) Xét trường hợp điểm N nằm giữa A và M; điểm M nằm giữa B và N.

– Vì  N nằm giữa A và M nên AN + NM= AM (3)

– Vì M nằm giữa B và N nên BM + MN= BN  (4)

Mà AN = BM (Đề bài) nên từ (3) và (4) Suy ra: AM = BN.


Bài 50 trang 121 Toán 6 tập 1. Cho ba điểm V,A,T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: TV + VA=TA

bai50

Nếu TV+ VA= TV thì V nằm giữa hai điểm T và A.


Bài 51. Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V,A,T sao cho TA=1cm, VA=2cm, VT=3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Ta có TA+ VA = TV (Vì 1+2=3) , nên điểm A nằm giữa hai điểm T và V.


Bài 52 Toán 6 tập 1hinh53Đố: Quan sát hình 53 và cho biết nhận xét sau là đúng hay sai:

Đi từ A đến B thi đi theo đoạn thẳng là ngắn nhất.

Dễ dàng nhận thấy: Đi từ A đến B thi đi theo đoạnthẳng là ngắn nhất là đúng.

0