22/02/2018, 15:13

Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 165 SGK Hóa 9: Polime

Tóm tắt lý thuyết và giải bài 1, 2,3,4,5 trang 165 SGK Hóa 9: Polime A. Lý thuyết: Polime – Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. – Dựa vào nguồn gốc, polime được chia thành hai loại chính: * Polime thiện nhiên (có sẵn ...

Tóm tắt lý thuyết và giải bài 1, 2,3,4,5 trang 165 SGK Hóa 9: Polime

A. Lý thuyết: Polime

– Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

– Dựa vào nguồn gốc, polime được chia thành hai loại chính:

* Polime thiện nhiên (có sẵn trong tự nhiên): tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên…

* Polime tổng hợp (do con người tổng hợp): cao su buna, poli (vinyl clorua)…

Polime được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, như: chất béo và vật liệu compozit, tơ, cao su…

B. Hướng dẫn giải bài tập trang 165 SGK Hóa 9: Polime

Bài 1 (SGK Hóa 9 trang 165)

Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

a) Polime là những chất có phân tử khối lớn.

b) Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.

c) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.

d) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên

Giải bài 1:

Đáp án đúng: D


Bài 2 (SGK Hóa 9 trang 165)

Hãy chọn những từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:

a) Polime thường là chất…. không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều…… trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong tự nhiên gọi là polime…. còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime….

d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime…. còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime….

Giải bài 2:

a) Rắn
b) Không tan
c) Thiên nhiên – Tổng hợp
d) Tổng hợp – Thiên nhiên


Bài 3 (SGK Hóa 9 trang 165)

Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli (vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau ? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tử polime đó.

Giải bài 3:

Những phân tử polime có cấu tạo mạch không phân nhánh là polietilen, poli (vinyl clorua) và xenlulozơ. Polime có cấu tạo mạch phân nhánh là aminopectin của tinh bột.


Bài 4 (SGK Hóa 9 trang 165)

Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,… PVC có cấu tạo mạch như sau:

a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.

b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào ?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả  làm bằng PVC và da thật ?

Giải bài 4:

a) Công thức mắt xích của PVC là:

2016-05-19_140205

b) Mạch phân tử PVC là mạch không nhánh (mạch thẳng)

c) Đốt cháy mỗi mẫu da, nếu có mùi khét là da thật, không có mùi khét là da giả.


Bài 5 (SGK Hóa 9 trang 165)

Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O bằng 1 : 1

Hỏi polime trên thuộc loại nào  trong các polime sau: polietilen, poli (vinyl clorua), tinh bột, protein ? Tại sao ?

Giải bài 5:

2016-05-19_140449suy ra polime đó là polietilen (-CH2 – CH2 -)n
– Không thể là tinh bột (-C6H10O5-)n, vì có tỉ lệ nC/nH = 3/2 cũng không thể là PVC vì chất này khí cháy phải có sinh ra hợp chất chứa clo

Bài sau:

0