07/08/2018, 11:20

FOB là gì, khái niệm Free On Board – Miễn trách nhiệm Trên Tàu

FOB là gì, tìm hiểu khái niệm FOB – Free On Board – Miễn trách nhiệm Trên Tàu trong điều kiện giao hàng thương mại quốc tế. FOB cùng với CIF, là 2 điều kiện được áp dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa mua bán quốc tế, chủ yếu bằng đường biển, nhằm phân tách trách nhiệm và rủi ro giữa người bán ...

FOB là gì, tìm hiểu khái niệm FOB – Free On Board – Miễn trách nhiệm Trên Tàu trong điều kiện giao hàng thương mại quốc tế. FOB cùng với CIF, là 2 điều kiện được áp dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa mua bán quốc tế, chủ yếu bằng đường biển, nhằm phân tách trách nhiệm và rủi ro giữa người bán với bên mua trong thương mại quốc tế. Nhờ đưa các điều khoản của FOB và CIF vào hợp đồng, thì 2 bên sẽ quy được trách nhiệm và tránh đổ lỗi cho nhau nếu có chuyện gì đó xảy ra với hàng hóa.

FOB là gì

FOB là gì?



FOB là viết tắt của cụm từ Free on Board, dịch thành “Giao hàng lên tàu”. Theo Intercoms 2018, hình thức giao hàng theo FOB có nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng lên tàu tại cảng xếp hàng, còn sau đó nếu hàng hóa bị gì thì bên mua phải chịu. Tên của FOB thường đi kèm với tên cảng giao hàng, ví dụ như FOB Hải Phòng, FOB TP.Hồ Chí Minh.

Đặc điểm của FOB:

-Khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, bị rơi, vỡ hàng và cần một ai đó chịu trách nhiệm thì lúc đó FOB là điều kiện để áp dụng.

-Khi xuất khẩu người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng đã hoàn thành trách nhiệm.

-Mọi rủi ro sẽ được chuyển giao ngay tại thời điểm hàng đã lên tàu.

Điều kiện FOB chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa, theo đó người bán sẽ có trách nghiệm giao hàng lên boong tàu, và chuyển rủi ro cho người mua khi hàng đã lên tàu. Hợp đồng sử dụng điều kiện giao hàng FOB được gọi là Hợp đồng FOB, giá FOB.

Với điều khoản hợp đồng có điều kiện FOB, người bán sẽ giao hàng lên tàu do người mua chỉ định. Khi mà hàng đã lên tàu, thì nếu mất mát, hỏng hóc hàng hóa trong quá trình di chuyển sau đó thì người mua phải chịu, kể cả chi phí từ thời điểm lên tàu trở đi. Điều kiện FOB yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu nếu có.

Rủi ro doanh nghiệp gặp phải khi giao hàng với điều kiện FOB:

-Điều kiện FOB quy định, người bán phải giao hàng lên tàu, nhưng họ không thể tự đưa container hàng lên tàu mà chỉ có thể giao tại các bãi (CY-container yard) hoặc tại các kho hàng lẻ( CFS- container freight station). Việc kiểm tra, kiểm đếm giữa hai bên và việc thông quan của cơ quan hải quan đều diễn ra ở CY hoặc CFS. Như vậy, thực tế người bán đã giao hàng tại CY/CFS nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho tới khi hàng hóa được bốc lên tàu.

-Thường thì container giao cho người chuyên chở tại CY cho tới lúc nhận được vận đơn (B/L- bill of lading)  của hãng tàu phải mất cả tuần, thậm chí hơn trong ngày cao điểm. Nên điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp vì chưa thể lấy hàng dù tiền vẫn phải đi vay và tính lãi suất.

-Chưa kể, hợp động theo FOB thì người bán còn rất lệ thuộc vào tàu/container do bên mua kí kết hợp đồng và quyết định phương thức vận chuyển. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản, khiến bên bán phải chịu mọi hư tổn vì “chưa lên tàu”.

Phân biệt điều kiện CIF và FOB trong Incoterms

CIF và FOB là 2 điều kiện được áp dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa mua bán quốc tế bằng đường biển. Chúng chủ yếu để phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế

Điều kiện CIF (viết tắt của Cost, Insurance and Freight_Giá thành, Bảo hiểm và Cước) là điều kiện quy định người bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa, nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí trong quá trình di chuyển hàng hóa từ trong quá trình vận chuyển hàng từ cảng đi đến cảng đích. Rủi ro về hàng hóa, và mọi chi phí liên quan đến hàng hóa được chuyển sang cho người mua kể từ thời điểm hàng hóa được đặt trên tàu tại cảng đi.

Điều kiện FOB (free on board) là điều kiện quy định người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên trên con tàu do người mua chỉ định. Người mua sẽ là người thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa, mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí trong quá trình di chuyển hàng hóa từ trong quá trình vận chuyển hàng từ cảng đi đến cảng đích. Rủi ro về hàng hóa, và mọi chi phí liên quan đến hàng hóa được chuyển sang cho người mua kể từ thời điểm hàng hóa được đặt trên tàu tại cảng đi.

Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 điều kiện CIF và FOB nghĩa vụ chi trả tiền vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. Ở điều kiện CIF nghĩa vụ này thuộc về người bán, ở điều kiện FOB nghĩa vụ này thuộc về người mua.

Áp dụng điều kiện FOB sẽ có thể giúp bên mua giảm giá thành hàng hóa vì có thể thuê được tàu với giá cả hợp lý. Thông thường, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các công ty  thường chọn điều kiện FOB khi nhập khẩu và điều kiện CIF khi xuất khẩu.

Hy vọng bài viết này của Giainghia.com đã giúp độc giả hiểu được khái niệm FOB là gì. Đây là một trong những dạng điều kiện trong thương mại quốc tế, trong đó quy định bên bán sẽ trách nhiệm giao hàng lên tàu, mọi rủi ro kể từ khi hàng đã lên tàu thì thuộc về bên mua. Tức bên mua sẽ lo vụ thuê tàu và vận chuyển.

0