07/08/2018, 11:18

CIF là gì, khái niệm CIF trong thương mại, ngân hàng và đời sống

CIF là gì, tìm hiểu định nghĩa khái niệm CIF trong thương mại quốc tế, trong ngân hàng và trong đời sống hằng ngày đầy đủ nhất. CIF có thể là viết tắt của cụm từ “Cost, Insurance và Freight”, hoặc cũng có thể là “Customer Information File” trong ngân hàng và còn là tên một ...

CIF là gì, tìm hiểu định nghĩa khái niệm CIF trong thương mại quốc tế, trong ngân hàng và trong đời sống hằng ngày đầy đủ nhất. CIF có thể là viết tắt của cụm từ “Cost, Insurance và Freight”, hoặc cũng có thể là “Customer Information File” trong ngân hàng và còn là tên một loại nước làm sạch nổi tiếng. Tùy từng hoàn cảnh mà CIF sẽ có ý nghĩa khác nhau. Nhưng thông dụng nhất, CIF là điều kiện giao hàng tại cảng, được sử dụng trong các bản hợp đồng giữa bên bán và bên mua, phổ biến trong thương mại quốc tế.

CIF là g

CIF là gì?



CIF là viết tắt của 3 từ tiếng Anh Cost, Insurance và Freight nghĩa là Tiền hàng, Tiền Bảo hiểm và tiền Cước phí. Cụ thể, CIF là điều kiện giao hàng tại cảng dở, nó thường viết liền với tên cảng biển, như CIF Hải Phòng, CIF TP. Hồ Chí Minh.

Ở các nước phát triển, khi xuất khẩu hàng hóa, người bán thường tìm mọi cách giao hàng với hợp đồng CIF. Đây là một thuật ngữ thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Khi giá cả được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Người bán mua bảo hiểm và thuê phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá đến cảng đã nêu tên.

Người bán hết trách nhiệm với hàng hoá kể từ khi hàng hoá được giao lên boong tàu do người bán thuê tại cảng đi. Mọi phát sinh sau thời điểm giao hàng, người mua phải chịu trách nhiệm. Người bán phải mua bảo hiểm và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan như giấy phép, thông quan xuất khẩu…

Về mặt luật pháp, CIF giúp phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện CIF:

  • Rủi ro chuyển giao xuất phát ở cảng xếp hàng, không phải ở cảng dỡ.
  • Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ.
  • Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì vậy khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, tức là có tổn thất xảy ra, bên người mua là người đứng ra đòi bảo hiểm.

Trong các hợp đồng mua bán nếu áp dụng điều kiện giao hàng CIF thì, người bán sẽ trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Giá CIF chính là giá tại cửa khẩu của bên nhập (giá này đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên Nhập).

Xuất khẩu CIF là người bán (người xuất khẩu) phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng.

Cách tính CIF

Như đã nói ở trên, CIF phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Nên với các hợp đồng đi kèm với điều kiện CIF, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng. Bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

Quá trình chuyển giao từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu nhưng nếu dọc đường đi, hàng hóa bị hỏng hoặc thất thoát, bạn phải làm gì?

Đương nhiên là cần dự tính và mua bảo hiểm cho hàng hóa, CIF sẽ trả lời cho bạn, từ đây thấy rõ CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm.

Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R)= (FOB+F)/(1-R)

Sự khác nhau giữa CIF và FOB:

-Giá CIF = Cost, Insurance, Freight = Gía thành, bảo hiểm, cước Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên Nhập ( Nó đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hoá tới cửa khẩu của bên Nhập)

-Giá FOB = Free on board = Giao hàng lên tàu Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên Xuất ( Nó chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá tới cảng của bên Nhập)

Các nghĩa khác của CIF là gì?

CIF trong ngân hàng: là viết tất của cụm từ Customer Information File, tức là số mã của khách hàng cá nhân hoặc công ty tại một ngân hàng nào đó. CIF thường dài 8 số, nó đại diện duy nhất cho mỗi khách hàng, vì tại mỗi ngân hàng thì người dùng có thể sở hữu nhiều tài khoản khác nhau, nhiều loại thẻ tín dụng, nhưng tất cả đều được quản lý bằng một mã số CIF duy nhất dành cho khách hàng đó.

CIF còn là tên của một thương hiệu nước rửa chén bát, lau sàn, bếp nổi tiếng. Bạn có thể thấy quảng cáo về CIF trên TV, loại nước có thể đánh bong các vết gỉ sét trên bếp gas.

Hy vọng bài viết của giainghia.com đã giúp độc giả hiểu khái niệm CIF là gì. Đây là một thuật ngữ đơn giản với dân trong ngành, nhưng lại khá phức tạp với dân ngoại lai. Vì thế, bạn cứ hiểu nôm na CIF là một loại giá cả cần phải chi trả trong thương mại mà thôi. Còn muốn đi sâu vào thì nên có kiến thức cơ bản, cũng như trải nghiệm thực tế.

0