28/05/2017, 20:14

Em hãy giới thiệu về một trong những di tích đặc sắc ở quê hương em

Đề bài: Giới thiệu một trong những di tích, thắng cảnh đặc sắc quê em Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng chúng ta từ tấm bé đến khi trưởng thành, vì vậy mà đối với mỗi người thì quê hương là một khái niệm vô cùng quen thuộc, thân thiết mà mỗi khi xa quê, nhà nhà thì ta sẽ luôn ...

Đề bài: Giới thiệu một trong những di tích, thắng cảnh đặc sắc quê em Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng chúng ta từ tấm bé đến khi trưởng thành, vì vậy mà đối với mỗi người thì quê hương là một khái niệm vô cùng quen thuộc, thân thiết mà mỗi khi xa quê, nhà nhà thì ta sẽ luôn nhớ về với tất cả tấm lòng thương yêu, trừu mến nhất. Tình cảm đối với quê hương của mình trong cảm nhận của mỗi người có lẽ sẽ có những nét riêng biệt, bởi sự gắn bó của mỗi ...

Đề bài: Giới thiệu một trong những di tích, thắng cảnh đặc sắc quê em
Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng chúng ta từ tấm bé đến khi trưởng thành, vì vậy mà đối với mỗi người thì quê hương là một khái niệm vô cùng quen thuộc, thân thiết mà mỗi khi xa quê, nhà nhà thì ta sẽ luôn nhớ về với tất cả tấm lòng thương yêu, trừu mến nhất. Tình cảm đối với quê hương của mình trong cảm nhận của mỗi người có lẽ sẽ có những nét riêng biệt, bởi sự gắn bó của mỗi người là không hề giống nhau. Nhưng, một điểm chung đó chính là tình cảm thương yêu, cảm giác tự hào về quê hương của mình. Ở mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng về văn hóa, lịch sử, những cảnh sắc, những khu di tích, danh lam thắng cảnh khác nhau, vì vậy gắn liền với cảm giác tự hào thường là những đối tượng cụ thể của quê hương mình. Đối với tôi cũng vậy, quê hương trong cảm nhận của tôi là một vùng đất nhỏ nhưng vô cùng xinh đẹp, giàu giá trị văn hóa, truyền thống, là quê hương của những thắng cảnh nổi tiếng, mà một trong số đó chính là cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những khu di tích nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Hải Dương nói chung, của cả khu vực miền Bắc nói chung. Đây là khu di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử của Việt Nam, nên Côn Sơn – Kiếp Bạc không chỉ đơn thuần là một đại danh văn hóa mà còn thấm đượm hơi thở của lịch sử, của truyền thống lâu đời của đất nước Việt Nam. Bởi vậy mà đối với người dân Hải Dương quê tôi, Côn Sơn – Kiếp Bạc luôn như một biểu tượng kì vĩ của văn hóa, của lịch sử, và đây cũng là một trong những địa danh mà người dân Hải Dương luôn tự hào giới thiệu với bạn bè, với du khách gần xa.

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc không phải là tên của một di tích mà là hai địa điểm, hai di tích hoàn toàn riêng biệt. Nhưng do cả hai khu di tích này cùng nằm trong một khu vực, khoảng cách cũng không cách xa nhau là mấy, hơn nữa, đối tượng thờ ở hai địa điểm cũng có sự tương đồng nên người ta thường gộp tên gọi của chúng vào với nhau, và cũng từ lâu hai tên gọi của hai địa danh này cũng luôn đi liền với nhau mà không hề tách rời.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Cụm di tích này thuộc địa phận xã Chí Linh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được coi là một trong những di tích lịch sử đặc biệt bởi sự hình thành của cụm di tích này gắn bó mật thiết đối với các sự kiện trọng đại, những nhân vật nổi tiếng của lịch sử. Có thể kể đến như: ba lần đại thắng của quân dân nhà Trần trước quân Nguyên Mông vào thế kỉ XIII, hay cuộc kháng chiến suốt mười năm ròng của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh xâm lược vào khoảng thế kỉ thứ XV.

           

Ngoài ra, đây cũng là cụm di tích gắn liền với tên tuổi của nhiều bậc danh tướng, trung thần nghĩa sĩ thuộc nhiều triều đại như: Trần Quốc Tuấn, đại thi hào Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Huyền Quang…Ngoài ra, ở Côn Sơn- Kiếp Bạc còn lưu giữ rất nhiều những chứng tích còn lại của các cuộc khởi nghĩa, các cuộc đánh lớn trong lịch sử. Ngày nay, những chứng tích đó được trưng bày trong khu vực nhà bảo tàng ở Đền Kiếp Bạc. Những chứng tích không chỉ là những vật dụng còn sót lại của một cuộc đấu tranh lẫy lừng trong lịch sử, mà đó còn là những chứng nhân quan trọng của lịch sử, nó lưu giữ rất nhiều những giá trị văn hóa, lịch sử của một thời đại anh hùng của dân tộc.

Trước hết, đó chính là đền Kiếp Bạc, tên gọi Kiếp Bạc vốn là tên ghép của hai địa danh là làng vạn Yên, hay còn được gọi với cái tên là làng Kiếp và đại danh Dược Sơn hay còn gọi là làng Bạc. Nằm ở nơi trung tâm của hai khu làng: làng Bạc và làng Kiếp nên người dân đã gọi tên của ngôi đền này là đền Kiếp Bạc, và tên gọi đó vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Khu vực xây dựng đền Kiếp Bạc vốn là một thung lũng giàu có, trù phú của xã Chí Linh, xung quanh là núi Bạc bao bọc, tạo thành vị thế đẹp, và vô cùng vững chắc.

Vào khoảng thế kỉ thứ mười ba thì đền Kiếp Bạc chính là nơi đóng quân của quân của quân đội nhà Trần, và là nơi xây dựng vương phủ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, một người anh hùng dân tộc lẫy lừng trong lịch sử dân tộc, gắn liền với chiến công ba lần đại phá quân Nguyên Mông, mang lại độc lập cho dân tộc. Bởi vậy mà khi Trần Quốc Tuấn đã mất thì đến thế kỉ mười bốn, nhân dân xã Chí Linh đã cho xây dựng nên đền thờ tướng quân Trần Quốc Tuấn như một sự tri ân công lao to lớn lớn của ông đối với dân tộc Đại Việt.

Hiện nay, tại di tích Kiếp Bạc còn mở rộng điện thờ, tạc nên những bức tượng thờ của gia quyến Trần Quốc Tuấn, họ cũng là những nhân vật có công lao to lớn đối với lịch sử, như phu nhân Trần Quốc Tuấn, con gái và con rể của ông là tướng quân Phạm Ngũ Lão, hay đền thờ còn thờ các pho tượng của Nam Tào, Bắc Đẩu, bài vị của bốn con trai…Thời gian tổ chức lễ hội đền Kiếp Bạc là vào đúng ngày mất của Hưng Đạo vương, tức là ngày hai mươi tháng tám âm lịch hàng năm. Ngoài ngày mở hội rước tượng thì thời điểm thu hút khách thập phương về đền Kiếp Bạc đông đỏa nhất chính là thời điểm khai xuân, sau tết Nguyên Đán.

Ở trong đền Kiếp Bạc còn một nơi vô cùng linh thiêng, nổi tiếng, đó chính là giếng Ngọc, đây là giếng được làm bằng đá vôi, nước trong vắt, theo tương truyền thì nếu ai thành tâm cầu nguyện và nhấp lấy một ngụm nước giếng thì lời cầu nguyện sẽ trở thành thực trong thực tế. Vì vậy mà mỗi khi đến đền Kiếp Bạc thì mọi người đều đặc biệc dành thời gian đến viếng và uống nước nơi giếng Ngọc. Bên cạnh địa danh đền Kiếp Bạc là Côn Sơn, cách đó khoảng một đến hai ki lô mét đường. Nếu như đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn thì Côn Sơn lại là nơi lập đền thờ vị danh nhân văn hóa nổi tiếng là đại thi hào Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là một nhà văn nổi tiếng nhưng đồng thời ông cũng là một nhà chính trị xuất sắc, một người hiền thần hết lòng vì dân vì nước. Côn Sơn chính là nơi Nguyễn Trãi lựa chọn khi rời xa chín sự, về sống cuộc sống ẩn dật, chan hòa với thiên nhiên. Điện thờ Nguyễn Trãi được xây dựng khang trang, rộng rãi ở trên núi Côn Sơn, để lên điện thờ thì du khách phải vượt qua một con đường núi tương đối dài. Nhưng phong cảnh dẫn lên điện thờ Nguyễn Trãi vô cùng hùng vĩ, nên thơ. Đó là không gian của cây cối, của núi đá, đường lên còn đưa chúng ta đi qua bàn cờ tiên, nơi mà Nguyễn Trãi khi xưa chơi cờ, hay nơi mỏm đá rêu phơi vô cùng nổi tiếng trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” đã vô cùng nổi tiếng:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”.

Cụm di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một địa danh lịch sử vô cùng đặc biệt của tỉnh Hải Dương, đến đây mọi người không chỉ được tham quan, thưởng ngoạn những cảnh sắc tươi đẹp của rừng núi mà còn đến một địa danh thiêng liêng mà những bậc hiền tài chọn để lui về ở ẩn. Ta sẽ am hiểu hơn văn hóa, lịc sử của dân tộc thông qua những di tích còn được lưu giữ lại nơi đây.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

CANH DEP QUE HUONG

DI TÍCH LỊCH SỬ

DANH LAM THẮNG CẢNH

CẢNH ĐẸP QUÊ EM

0