28/05/2017, 20:13

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương Tôi là Trương Sinh, một chàng trai nghèo sinh sống ở Nam Xương, cả đời sống nghèo khó nhưng tôi không ôm mộng có thể đổi đời mà chỉ có một ước mong nhỏ bé, đó là xây dựng được một mái ấm hạnh phúc cùng với một người vợ hiền, ...

Đề bài: Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương Tôi là Trương Sinh, một chàng trai nghèo sinh sống ở Nam Xương, cả đời sống nghèo khó nhưng tôi không ôm mộng có thể đổi đời mà chỉ có một ước mong nhỏ bé, đó là xây dựng được một mái ấm hạnh phúc cùng với một người vợ hiền, một người con thơ. Đối với tôi cuộc sống giản dị đơn sơ như vậy đã quá hạnh phúc, viên mãn rồi. Đến tuổi lập gia đình, tôi vẫn phân vân lựa chọn người có thể cùng mình đồng cam ...

Đề bài: Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Tôi là Trương Sinh, một chàng trai nghèo sinh sống ở Nam Xương, cả đời sống nghèo khó nhưng tôi không ôm mộng có thể đổi đời mà chỉ có một ước mong nhỏ bé, đó là xây dựng được một mái ấm hạnh phúc cùng với một người vợ hiền, một người con thơ. Đối với tôi cuộc sống giản dị đơn sơ như vậy đã quá hạnh phúc, viên mãn rồi. Đến tuổi lập gia đình, tôi vẫn phân vân lựa chọn người có thể cùng mình đồng cam cộng khổ. Đúng lúc đó có người giới thiệu với tôi về Vũ Thị Thiết, nói đó là người con gái xinh đẹp, nết na, rất thích hợp để lấy về làm vợ.

Sau đó tôi đã đến nhà hỏi cưới Vũ Thị Thiết, quả như lời đồn, nàng là một cô gái xinh đẹp, hiền dịu lại thêm tính tình nết na, đoan trang. Ngay lần đầu gặp mặt thì tôi đã đem lòng yêu thương nàng và mong muốn có thể cưới nàng về làm vợ. Nhưng ban đầu nàng đã từ chối lời cầu hôn của tôi, không phải nàng ghét bỏ gì tôi mà là vì cha nàng đã đến tuổi xế chiều, nàng không yên tâm để cha sống cô đơn, lạnh lẽo một mình. Nhưng trước những lời khuyên ngăn, tác thành của người cha, nàng đã đồng ý làm vợ tôi, tôi rất hạnh phúc và cũng rất cảm kích đối với người cha của nàng, lúc đó tôi đã tự nhủ sẽ yêu thương cha nàng như cha của mình.

Đám cưới của chúng tôi diễn ra ngay sau đó, đến giờ tôi vẫn vô cùng áy náy vì không thể cho nàng một đám cưới tử tế hơn, bởi đám cưới của chúng tôi cũng chỉ là mâm cơm canh mời làng xóm láng giềng, biết nàng sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi làm vợ của tôi nên tôi đã hứa với nàng sẽ chăm sóc, yêu thương nàng đến suốt cuộc đời này, mang lại cho nàng hạnh phúc. Cuộc sống của chúng tôi sau đó vô cùng hạnh phúc, hài hòa, bất kể có khó khăn gì trong cuộc sống thì tôi đều cùng vợ mình chia sẻ, nên những khó khăn không còn đáng sợ như trước nữa.

Hạnh phúc của chúng tôi như được nhân đôi khi vợ tôi sinh thành ra bé Đản- kết tinh tình yêu của chúng tôi. Hạnh phúc của chúng tôi dường như không thể trọn vẹn hơn thế được nữa, tôi vô cùng hài lòng về gia đình nhỏ của mình. Mọi việc nếu cứ êm đềm, phẳng lặng như vậy thì tốt biết bao, bởi không lâu sau đó biến cố đã ập đến gia đình chúng tôi. Đó là khi tôi được tin mình phải lên đường đi lính, vì đó là lệnh của triều đình nên tôi không thể không theo, nếu chống lại thì không chỉ có tôi mà vợ con, mẹ già của tôi cũng sẽ bị liên lụy, trách phạt.

           

Cuộc chiến tranh này tôi hoàn toàn không muốn tham gia, không phải bởi tôi ham sống sợ chết mà bởi nó không phải một cuộc chiến tranh chính nghĩa, nếu đơn thuần là cuộc đấu tranh chống lại quân ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng thì tôi sẽ vui vẻ, tự nguyện chấp nhận. Cuộc chiến tranh giữa những thế lực chính trị chỉ nhằm một mục đích xâm lấn đất đai, quyền lợi kinh tế của nhau, làm cho cuộc sống của những người dân vô tội lầm than, tang tóc không tưởng. Và hơn hết, chính cuốc chiến tranh này là nguyên nhân gây ra đổ vỡ ra đình tôi, cùng với bản tính đa nghi của tôi đã gây ra đau khổ tột cùng cho Vũ Nương, khiến nàng vì phẫn uất mà tìm đến cái chết.

Tôi không thể yên tâm để lại vợ hiền, con thơ cùng với mẹ già ở nhà một mình, tôi biết Vũ Nương sẽ hết lòng chăm sóc mẹ mình cũng như nuôi dưỡng bé Đản khôn lớn thành người, nhưng dẫu sao nàng cũng chỉ là một người phụ nữ, đâu thể đảm đương nhiều công việc, gánh nặng gia đình như vậy. Thương xót, lo lắng cho nàng nhưng tôi cũng không biết làm gì hơn mà chỉ ân cần căn dặn nàng ở nhà chú ý sức khỏe, chăm sóc cho mẹ và con trai. Lời nàng nói với tôi lúc lên đường làm tôi vô cùng xúc động, nghẹn ngào: “
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về chàng mang theo hai chữ bình yên”.

Tôi xúc động bởi chính tấm lòng yêu thương, nhân hậu ở Vũ Nương, nàng lúc nào cũng quan tâm đến tôi mà không hề mảy may lo sợ cuộc sống khó khăn mà mình phải một mình gánh vác lúc tôi vắng nhà. Có được những lời động viên của nàng tôi sẽ chiến đấu, bảo vệ mình, bảo vệ hạnh phúc của chúng tôi. Vào trong chiến trường sống trong mưa bom bão đạn, chỉ cần một khắc bất cẩn thì tôi cũng có thể hi sinh như bao đồng đội ngoài kia. Nhưng tôi không thể lơ là, bởi tôi còn phải chiến đấu, còn phải thực hiện lời hứa trở về bình an với Vũ Nương. Tôi vượt qua mọi gian khó, mong nhanh chóng kết thúc chiến tranh để có thể trở về.

Nhưng tôi cũng không hề biết cuộc sống ở nhà Vũ Nương đã vất vả ra sao, một tay nàng chăm sóc cho mẹ già, con thơ lại phải chăm sóc nhà cửa, ruộng vườn, làm ra kinh tế. Tôi đã nghe những người hàng xóm kể lại khi tôi đi, mẹ lâm bệnh nặng, thuốc thang bao nhiêu cũng không khỏi, nhưng Vũ Nương chưa từng rời khỏi mẹ một bước, cũng không từ bỏ việc chạy chữa cho mẹ dù không có hi vọng gì, cả khi mẹ tôi gọi vào căn dặn, khuyên can không nên thuốc thang tốn kém nữa thì Vũ Nương vẫn một mực chạy đôn chạy đáo vay tiền khắp nơi, chỉ mong có tiền thuốc cho mẹ.

Khi mẹ tôi mất thì Vũ Nương đã lo hậu sự chu đáo, thay phần tôi báo hiếu, lo lắng cho mẹ. Cuối cùng chiến tranh đã kết thúc, tôi có thể trở về nhà, tôi bồi hồi, hạnh phúc lắm nhưng hay tin mẹ mất thì đau lòng khôn nguôi. Một hôm tôi dẫn bé Đản ra thắp hương mộ mẹ thì bé Đản đã hỏi tôi một câu vô cùng bất ngờ: “Chú là ai vậy?”, tuy bất ngờ và buồn bã nhưng không thể trách bé được, bởi tôi xa nhà từ khi con còn đỏ hỏn, trong cuộc sống của mình chỉ có mẹ và bà. Tôi dịu dàng xoa đầu con mà đáp “Bố là bố của con đây”. Bât ngờ hơn nữa là bé Đản đã phủ định tất cả “Chú không phải bố của Đản, bố Đản chỉ đến vào ban đêm, cùng mẹ con Đản trò chuyện”.

Nghe câu nói ngây thơ của con, sự giận dữ trong tôi bùng nổ không thể kiểm soát, tôi vốn là một người nóng tính và đa nghi, sống lại gia trưởng nên không cho phép vợ của mình hư hỏng như vậy. Mặt khác, khi tôi ngày nhớ đêm mong thì ở nhà nàng lại phản bội tôi, tôi không thể chấp nhận một người vợ như vậy. Toi vào nhà lớn tiếng chửi mắng Vũ Nương, trong lúc giận dữ tôi đã đánh nàng và đuổi nàng đi, không cho nàng cơ hội giải thích, biện minh cho mình. Vì phẫn uất nàng ra sông Hoàng Giang trầm mình xuống sông tử tự.

Buổi tối hôm Vũ Nương đi, bé Đản chỉ vào bóng của tôi trên tường và nói là cha Đản đến, lúc ấy tôi mới biết mình hiểu lầm Vũ Nương, tôi chạy vội ra khỏi nhà, tìm kiếm nàng nhưng không kịp nữa. Một người hàng xóm đến nói với tôi gặp nàng ở Thủy cung, nàng kêu tôi lập đàn trên sông thì nàng sẽ trở về. Quả nhiên nàng đã trở về, tôi đã nói xin lỗi bằng tất cả lòng chân thành, hối lỗi của mình, Vũ Nương cũng đã đồng ý nhưng nàng đã không thể trở về được nữa. Giờ đây chỉ còn mình tôi sống với nỗi trăn trở, hối hận đến cuối cuộc đời vì những lỗi lầm không thể tha thứ của mình.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

VŨ NƯƠNG

VU NUONG

VŨ THỊ THIẾT

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

NAM XƯƠNG NỮ TỬ TRUYỆN

0