24/06/2018, 17:04

Đề thi thử THPT Quốc gia – Đề số 2 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 2 (Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) Tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1925 — 1929. Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự phân hoá của đảng Tân Việt như ...

ĐỀ SỐ 2

(Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3,0 điểm)

Tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1925 — 1929. Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự phân hoá của đảng Tân Việt như thế nào?

Câu 2. (2,5 điểm)

Quá trình chuẩn bỊ về chính trị tư tưởng và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội đỘng cơ bản trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng (2/1930).

Câu 3. (2,5 điểm)

Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong thời kỳ 1939 – 1941 và sự chỉ đạo sáng tạo của Đảng trong việc nắm bắt thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 4. (2 điểm)

Những thoả thuận về việc đóng quân tại các nước châu Á nhằm giải giáp quân đội phát xít của ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) trong Hội nghị Ianta (2/1945).

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1925 -1929. Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự phân hoá của đảng Tản Việt như thế nào?

1.1. Tác động:
– Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào tháng 6/1925 là một tổ chức cách mạng hoạt động theo khuynh hướng vô sản, sau khi ra đời đã có những hoạt động tích cực…
– Từ khi thành lập, Hội đã đề ra mục tiêu là tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai; mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng rồi đưa về nước hoạt động.
– Năm 1927, tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp lại, in thành tác phẩm Đường Kách mệnh. Báo Thanh niên và Đường Kách mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam.
– Năm 1928, Hội tổ chức phong trào Vô sản hoá đưa hội viên vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền để tiến hành tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức chính trị.
– Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có tác động đến phong trào công nhân Việt Nam, đó là:
+ Từ 1926 – 1927, ở Việt Nam có 27 cuộc đấu tranh; 1928 – 1929 có 40 cuộc đấu tranh.
+ Phạm vi đấu tranh mở rộng…, mục tiêu kinh tế kết hợp mục tiêu chính trị; phong trào sôi nổi hơn, quyết liệt hơn, thể hiện tính tự giác và tinh thần đoàn kết quốc tế; năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ công nhân đấu tranh tự giác…
1.2. Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự phân hoá của đảng Tân Việt:
– Do ảnh hưởng của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
– Nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng: khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản) và khuynh hướng vô sản. Cuối cùng, khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

Câu 2:  Quá trình chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội động cơ bản trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng (2/1930).

1.1. Quá trình chuẩn bị:
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến năm 1916 Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước, qua nhiều thuộc địa, với các châu lục khác nhau, khảo nghiệm cách mạng trên hai phương diện lí luận và thực tiễn.
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Và Người đã rút ra kết luận: Trong thế giới bấy giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do, bình đẳng thật.
– Đầu năm 1919, Nguyên Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ nhất ở Pháp lúc đó. Tháng 6/1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxay (Pháp) Bản yêu sách 8 điểm, đòi những quyền lợi cơ bản cho dân tộc Việt Nam.
– Tháng 7/1920, Người được đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam — con đường cách mạng vô sản. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
– Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc tham gia bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, gia nhập Quốc tế Cộng sản. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
– Từ nước ngoài Người đã viết và gửi các sách báo, tài liệu về Việt Nam như các báo Việt Nam hồn, Người cùng khổ, đặc biệt tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp để truyền bá chủ nghĩa Mác T Lênin và chỉ rõ con đường cách mạng mà nhân dân ta cần đi theo.
– Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng châu (Trung Quốc), tháng 6 năm 1925 Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu.
– Đầu 1927 bộ tuyên truyền của hội liên hiệp thuộc địa các dân tộc bị áp bức xuất bản cuốn Đường Kách mệnh.
– Tác phẩm Đường Kách mệnh đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về chính trị tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)
1.2. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh:
– Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng đã chỉ ra những định hướng lớn của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ cách mạng và con đường thực hiện:
+ Nhấn mạnh chủ trương chiến lược: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Với phương hướng chiến lược này, cách mạng Việt Nam phải trải hai cuộc vận động: Hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và giải quyết vấn đề ruộng đất
cho nông dân. Đi tới xã hội cộng sản. Hai cuộc vận động này liên quan mật thiết
với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau; cuộc vận động trước thành công tạo điều kiện cho cuộc vận động sau giành thắng lợi. Vì vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng này: Giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội không có bức tường ngăn cách, không phải tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lần thứ hai để giải quyết vấn đề chính quyền như cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc. Đó là đường lối chính trị hoàn toàn đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, hướng vào giải quyết những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến và định hướng phát triển theo nội động và xu thế của thời đại.
+ Về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, Cương lĩnh xác định trên những lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá. Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Song, nổi bật là nhiệm vụ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai của chúng (đại địa chủ, đại tư sản phản cách mạng và vua quan phong kiến), giành lại độc lập, tự do, dân chủ cho toàn dân tộc.
+ Đế thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻ thù chủ yếu của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai, mở đường cho cách mạng phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Cương lĩnh cũng xác định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới, mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu 3: Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong thời kỳ 1939 – 1941 và sự chỉ đạo sáng tạo của Đảng trong nắm bắt thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

2.1. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ (1/9/1939) tác động sâu sắc đến tình hình chính trị thế giới. Để phục vụ cho chiến tranh, thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách cực kỳ phản động, giải tán Đảng Cộng sản ở Pháp, ở Đông Dương, chúng thực thi chính sách cai trị tàn bạo, điên cuồng tấn công nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và các đoàn thể do Đảng lãnh đạo, thực hiện chính sách khủng bố, ban bố lệnh tổng động viên, ra sức bắt người, cướp của tại chỗ phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc của chúng.
Trong tình hình đó, Đảng ta lần lượt triệu tập các Hội nghị: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939); Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (1/1941) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941).Trong ba Hội nghị Trung ương đó, Đảng không có sự thay đổi chiến lược cách mạng, mà dựa trên cơ sở nắm vững sự biến đổi của tình hình thế giới và Đông Dương. Chủ trương của Đảng trong ba Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 là sự nối tiếp, phát triển chiến lược cách mạng của Đảng ở thời kỳ mới, thể hiện tư duy mới về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, tập trung trong mấy vấn đề cơ bản:
– Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hết thảy.
– Tạm gác khẩu hiệu tich thu ruộng đất của địa chủ, phong kiện mà thay bằng khẩu hiệu tich thu ruộng đất của đế quốc việt gian.
– Hội nghi quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, ở Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh.
– Hội nghi xác định chuẩn bi khỏi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.
– Hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Duy trì đội du kích Bắc Sơn tiến tới thành lập căn cứ địa du kích Bắc Sơn – Vũ Nhai.

Câu 4. Những thoả thuận về việc đóng quân tại các nước châu Á nhằm giải giáp quân đội phát xít của ba cường quốc (Liền Xô, Mĩ, Anh) trong Hội nghị Ianta (2/1945).

– Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, Hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
– Hội nghị đã thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á như sau:
+ Chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật.
+ Giữ nguyên trạng Mông cổ.
+ Khôi phục quyền lợi của nước Nga bi mất sau cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904): Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) đều thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0