09/05/2018, 12:49

Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 2 (Đề 6)

Câu hỏi Trắc nghiệm Câu 1 : (0,5 điểm). Năm 476 đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng bị sụp đổ? A. Đế quốc Hi Lạp B. Đế quốc Rô-ma C. Đế quốc Ba Tư D. Tất cả các đế quốc trên Câu 2: (0,5 điểm). Nước nào đã đi đầu trong việc hiểu biết chính ...

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 : (0,5 điểm). Năm 476 đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng bị sụp đổ?

A. Đế quốc Hi Lạp

B. Đế quốc Rô-ma

C. Đế quốc Ba Tư

D. Tất cả các đế quốc trên

Câu 2: (0,5 điểm). Nước nào đã đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời? Nguyên nhân vì sao?

A. Rô-ma. Nhờ canh tác nông nghiệp.

B. Hi Lạp. Nhờ đi biển.

C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc.

D. Ba Tư. Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển.

Câu 3: (0,5 điểm).Người nước nào đã tính ra được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, nên họ định một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày?

A. Hi Lạp

B. Ai Cập

C. Trung Quốc

D. Rô-ma

Câu 4 : (0,5 điểm). “I-đi-at và Ô-đi-xê” là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại?

A. Hi Lạp

B. Ai Cập

C. Rô-ma

D. Trung Quốc

Câu 5: (0,5 điểm). Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?

A. Hi Lạp

B. Ai Cập

C. Trung Quốc

D. Rô-ma

Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy nối nội dung ở cột B sao cho phù hợp với các nhân vật ở cột A sau đây:

A B

1. Ta-let

2. Pi-ta-go

3. Ơ-clit

4. Viếc-ghim

5. Hê-rô-đốt

6. Xê-da

7. Xpac-ta-cút

8. Hô-me

A. Ông tổ của sử học phương Tây.

B. Hoàng đế La-mã nổi tiếng.

C. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Rô-ma.

D. Tiền đề bất hủ về đường song song.

E. Định lý về tam giác vuông : Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

F. Nhà thơ nổi tiếng của Rô-ma.

G. Tác giả của anh hùng ca I-đi-át và Ô-đi-xê

H. Người đầu tiên đo được chiều cao của kim tự tháp Ai Cập.

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (4 điểm). Hãy nêu những nét cơ bản về thành tựu văn hóa nhân loại cổ đại Hi Lạp và Rô-ma ?

Câu 8 (3 điểm). So sánh những đặc điểm giống và khác nhau trong việc phân chia giai cấp ở xã hội phương Đông và Hi Lạp, Rô-ma ?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B B D A D

- Nối 1 với H; - Nối 2 với E.

- Nối 3 với D; - Nối 4 với F.

- Nối 5 với A; - Nối 6 với B.

- Nối 7 với C; - Nối 8 với G.

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

* Lịch và chữ viết:

   - Lịch: Người Rô ma tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên họ định một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.

   - Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C của Người Hy Lạp và Rô ma ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

* khoa học: Có 4 lĩnh vực:

   - Toán học: Ta –let, Pi-ta-go, Ơ-clit.

   - Vật lý: Ac-si-mét.

   - Sử học: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-sit.

   - Địa lý; Xtu-bôn.

* Văn học:

   - Ở Hy lạp đã xuất hiện nhiều nhà văn tên tuổi như Ê-sin, Ơ-ri-phit.

   - Ở Rô ma cũng đã xuất hiện những nhà văn lớn, nhà thơ nổi tiếng như Luc-re-xơ, Viếc-ghin…

* Nghệ thuật:

   - Ở Hy lạp có tượng Nữ thần A-thê-na đội mũ chiến binh, Ngừơi lực sỹ ném đĩa, Thần vệ nữ Mi-lơ…Nhiều công trình kiến trúc đạt tới trình độ tuyệt mỹ, tiêu biểu là đền Pác-tê-nông.

   - Ở Rô ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô-li-đê.

Câu 8:

Phương Đông Hy Lạp, Rô ma
1. Giống nhau

- Đều có giai cấp thống trị và bị trị.

- Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị và xã hội.

- Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội, bị bóc lột.

- Đều có giai cấp thống trị và bị trị.

- Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị và xã hội.

- Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội, bị bóc lột.

2. Khác nhau

- Giai cấp thống trị gồm: Vua, quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ.

- Giai cấp bị trị: Nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ.

- Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

- Quan hệ bóc lột chính: Vua – quý tộc với nông dân công xã.

- Giai cấp thống trị gồm: Chủ nô, chủ xưởng, chủ lò , chủ thuyền.

- Giai cấp bị trị: Bình dân, nô lệ.

- Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

- Quan hệ bóc lột chính: Chủ nô với nô lệ.

Các Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án khác:

Loạt bài Đề kiểm tra Lịch Sử 10 | Đề kiểm tra Sử 10 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sgk Lịch Sử 10 bám sát cấu trúc Câu hỏi tự luận và Câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đạt được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra môn Lịch Sử 10.

0