09/05/2018, 12:49

Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 2 (Đề 5)

Câu hỏi Trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm). Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải là gì? A. Địa Trung Hải mỗi quốc gia có nhiều thành thị. B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia. C. Ở Địa Trung hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị. D. Ở Địa Trung HẢi ...

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm). Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?

A. Địa Trung Hải mỗi quốc gia có nhiều thành thị.

B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.

C. Ở Địa Trung hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.

D. Ở Địa Trung HẢi mỗi thành thị có nhiều quốc gia.

Câu 2 : (0,5 điểm). Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay ai?

A. Quý tộc phong kiến.

B. Vua chuyên chế

C. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

D. Bô lão thị tộc

Câu 3 : (0,5 điểm).Bộ phận dân cư nào chiếm tỷ lệ đông nhất ở Địa Trung Hải?

A. Thợ thủ công

B. Thương nhân

C. Nô lệ

D. Bình dân

Câu 4: (0,5 điểm). Điền vào chỗ trống cho đủ khái niệm “Thị quốc”.

“ Phần chủ yếu của nước là.....(A).... với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh....(B).... có phố xá, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là....(C)....Cho nên người ta gọi đó là .....(D)....”

Câu 5: (0,5 điểm). Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?

A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.

B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.

C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.

D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các viện nguyên lão.

Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy nối nội dung ở cột A cho phù hợp với nội dung ở cột B sau đây:

A B

1. Hi Lạp

2. Rô ma

A. Đồng tiền Đê-na-riu-xơ

B. A-ten.

C. Cuộc chiến tranh với Ba tư.

D. Khởi nghĩa Xpac-ta-cut.

E. Đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời.

F. Hệ chữ cái A,B,C.

G. Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt.

H. Các nhà thơ nổi tiếng: Lu-cre-xơ, Viếc-ghin.

I. Thần vệ nữ Mi-lơ.

J. Trường đấu Cô-li-đê.

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 (7 điểm). Trình bày và phân tích những nét điển hình về thị quốc ở Địa Trung Hải? Từ thị quốc đến đế quốc cổ đại diễn ra như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C C

A. Thành thị.

B. Thành thị.

C. bến cảng.

D. thị quốc

C

Nối 1 với B, C. E, F, G, I.

Nối 2 với A, D, F, H, K.

Câu hỏi Tự luận

Câu 7 :

* Thị quốc ở Địa Trung Hải:

   - Thị quốc ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị.

   - Tổ chức của thị quốc: Có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là bến cảng.

   - Thể chế dân chủ ở thị quốc cổ đại:

      + Hơn 3 vạn công dân hợp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc đất nước.

      + người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành một hội đồng 500, có vai trò như “Quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kỳ một năm. Hàng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, ai cũng được phát biểu và biểu quyết các việc lớn của cả nước.

      + Thể chế dân chủ như thế đã phát triển cao nhất ở A-ten. Nơi nào không có tổ chức kiểu tổ chức như trên thì cũng có hình thức Đại hội nhân dân.

      + Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Mỗi thành thị làm ột nước riêng. Lãnh thổ của thị quốc không rộng, nhưng dân số lại đông. Đất trồng trọt ở đây ít. Do đó, các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng. Nhờ đó, thị quốc trở nên giàu có.

* Từ thị quốc đến đế quốc cổ đại

   Lúc đầu, thị quốc giữ quan hệ tự do nhưng về sau có những biến đổi:

      + Ở Hy Lạp, sau cuộc chiến tranh Ba Tư, A-ten trở thành minh chủ của các quốc gia Hy Lạp.

      + Đặc biệt ở Rô ma, đã dùng vũ lực chinh phục các thị quốc và lãnh thổ khác xung quanh Địa Trung Hải, trở thành đế quốc Rô ma. Khi đó, thể chế dân chủ bị bóp chết, thay vào đó bằng một nguyên thủ, một hoàng đế đầy quyền lực.

Các Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án khác:

Loạt bài Đề kiểm tra Lịch Sử 10 | Đề kiểm tra Sử 10 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sgk Lịch Sử 10 bám sát cấu trúc Câu hỏi tự luận và Câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đạt được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra môn Lịch Sử 10.

0