24/06/2018, 17:19

Chuyên đề 2: Lịch sử thế giới hiện đại ( Phần 3) – Lịch sử 11

ĐỀ 3 Câu 12. Qua cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, hãy nêu dưới dạng bảng thống kê: -Địa bàn khởi nghĩa. -Người lãnh đạo. -Tóm tắt diễn biến. Câu 13. Hãy nêu tính chất, ưu điểm và nhược điểm của phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX ? Câu 14. So sánh những điểm giống và khác nhau ...

ĐỀ 3

Câu 12. Qua cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, hãy nêu dưới dạng bảng thống kê:

-Địa bàn khởi nghĩa.

-Người lãnh đạo.

-Tóm tắt diễn biến.

Câu 13. Hãy nêu tính chất, ưu điểm và nhược điểm của phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?

Câu 14. So sánh những điểm giống và khác nhau về khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương ?

Câu 15. Nêu mối quan hệ về sự chuyển biến xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ?

Câu 16. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước  ?

Câu 17. Lập biểu bảng về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1908) theo yêu cầu dưới đây:

Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia
Phong trào Đông du (1905- 1909)

Đông Kinh nghĩa thục (1907)

Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì (1908)

Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

……………………………….

……………………………….

……………………………….

……………………………….

………………………………

………………………………

……………………………….

……………………………….

……………………………….

……………………………….

………………………………

………………………………

……………………………….

……………………………….

……………………………….

………………………………

………………………………

………………………………

Câu 18. Hãy so sánh phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo yêu cầu sau đây:

Tiêu chí so sánh Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Chủ trương ……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………
Biện pháp đấu tranh ……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………
Thành phần tham gia ……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………
Hình thức hoạt động ……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………
……………………………… ………………………………

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 12. Qua cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, hãy nêu (dưới dạng bảng thống kê):

Địa bàn khởi nghĩa Ở Hùng Lĩnh – Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), lan rộng từ đồng bằng lên miền núi phía tây sát biên giới Việt – Lào. Ngoài ra, nghĩa quân còn mở rộng địa bàn hoạt động, phối hợp chiến đấu với nghĩa quân ở hạ lưu sông Hồng và các vùng núi Nghệ An.
Người lãnh đạo Lãnh đạo chính là Tông Duy Tấn và Cầm Bá Thước (người Thái).
Tóm tắt diễn biến –   Trong hai năm (1889 – 1890) nghĩa quân đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại, nổi tiếng nhất là trận Vân Đồn (Nông Công) đầu năm 1889 và trận Yên Lăng (Xuân Yên – Thọ Xuân) tháng 3 -1890.

–   Tháng 10 -1892, Tông Duy Tấn bị bắt, Cao Điền phải trốn ra Bắc. Phong trào thất bại.

Câu 13. Hãy nêu tính chất, ưu điểm và nhược điểm của phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?

  • Tính chất:

+ Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, chủ yếu là nông dân nổ ra lẻ tẻ tự phát.

+ Tầng lớp sĩ phu là lực lượng đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh. Mục đích của họ là đánh đuổi quân xâm lược đồ khôi phục nhà nước phong kiến đã sụp đổ.

  • ưu điểm:

+ Nổ ra kịp thời, sôi nổi vì một động cơ chung là đánh Pháp, cứu Tổ quốc.

+ Quy mô phong trào rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo.

+ Nghĩa quân biết lợi dụng điều kiện địa lí hiểm yếu và dùng chiến thuật du kích để đối phó với một lực lượng lớn mạnh hơn gấp nhiều lần.

  • Nhược điểm:

+ Thiếu tổ chức và lãnh đạo không thống nhất.

+ Hậu cần thiếu thốn, trang bị vũ khí thô sơ.

+ Thiếu một lực lượng lãnh đạo kiên định, tiên tiến dẫn đường.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX mặc dầu hết sức oanh liệt, cuối cùng bị thất bại. Tuy vậy, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

Câu 14. So sánh những điểm giống và khác nhau về khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương ?

Giống nhau:

Cả ba cuộc khởi nghĩa đều do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi. Đều thể hiện tinh thần đấu tranh chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc.

Khác nhau:

– Không có công sự nổi như Ba Đình mà có cạm bẫy ngầm. Nổi bật là chiến thuật du kích bất ngờ. Được dân chúng ủng hộ tích cực nên tồn tại giữa vùng đồng bằng từ năm 1883 đến 1892.
Pháp phải dùng thủ đoạn “tát nước bắt cá”mới dập tắt được khởi nghĩa.

– Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình nằm trên vị trí chiến lược án ngữ đường giao thông từ Bắc vào Nam; có công sự kiên cố; đã giành được nhiều chiến công vang dội. Có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao nhất, tồn tại lâu nhất.

– Khởi nghĩa Hương Khê lập được nhiều chiến công vang dội: tập kích nhà lao Hà Tĩnh năm 1892; trận Vụ Quang năm 1894. Có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao nhất, tồn tại lâu nhất.

Câu 15. Nêu mối quan hệ vềsự chuyển biến xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ?

+Do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho kinh tế và xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc.

+Chuyển biến về kinh tế có tác động rất lớn đối với chuyển biến về xã hội:

+ Do sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và do sự bóc lột theo kiểu chủ nghĩa tư bản đã sinh ra giai cấp công nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

+ Ngoài sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, ở Việt Nam vẫn còn duy trì chế độ phong kiến đã làm thay đổi vai trò, vị trí của địa chủ và nông dân. Địa chủ vừa bóc lột bằng địa tô như trước đây, vừa kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Nông dân không chỉ bị bóc lột của địa chủ phong kiến mà còn phải gánh chịu thêm sự bóc lột của các giai tầng khác trong xã hội, họ bị đẩy vào con đường cùng khổ.

+Chuyển biến về xã hội có tác động trở lại đối với chuyển biến về kinh tế:

Các giai cấp và tầng lớp mới ra đời đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi. Đó là kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa đang ngày càng hình thành bên cạnh nền kinh tế phong kiến vẫn còn tồn tại.

Câu 16. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với những người đi trước ?

+Các bậc sĩ phu và văn thân yêu nước trước đây đi tìm đường cứu nước chủ yếu là dựa vào các nước để giúp Việt Nam chống Pháp. Chẳng hạn, Phan Bội Châu sang Nhật để dựa vào Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp, hay học tập những kinh nghiệm của Nhật để về lãnh đạo đồng bào ta chống Pháp.

+Còn quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, quá trình lựa chọn.

+ Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thếgiới.

+ Từ đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng Mĩ là những cuộc cách mạng chưa tới nơi. Người ta đã làm cách mạng hàng trăm năm rồi mà dân chúng vẫn còn khổ cực đang toan tính làm lại cách mạng khác.

+ Cuộc cách mạng tới nơi mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời giải phóng cho người lao động.

+Đó là lí do để Người khẳng định Việt Nam phải đi theo cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1917, khi mà Người đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (năm 1920).

Câu 17. Lập biểu bảng về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1908) theo yêu cầu dưới đây:

Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia
Phong trào Đông du (1905-1909) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiên bộ Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước
Đông Kinh nghĩa thục (1907) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiên bộ Truyền bá tư tưởng mới, vận động chân hưng đât nước Đông đảo nhân dân tham gia, nhiều tầng lớp xã hội
Cuộc vận động Duy tấn ở Trung Kì (1908) Nâng cao ý thức tự cường đê đi đến giành độc lập Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công thương nghiệp… Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Chống đi phu, chống sưu thuế Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân

Câu 18. Hãy so sánh phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo yêu cầu sau đây:

Tiêu chí so sánh Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Chủ trương Chống Pháp theo tư tưởng phong kiến. Chống Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Biện pháp đấu tranh Vũ trang khởi nghĩa Bạo động vũ trang, tuyên truyền vận động cải cách.
Thành phần tham gia Sĩ phu yêu nước, nông dân Nho sĩ yêu nước, nông dân, công nhân, binh lính.
Hình thức hoạt động Xây dựng căn cứ, tiến hành khởi nghĩa. Du học, mở trường, cổ động phát triển kinh tế, khởi nghĩa.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11

Xem thêm: Chuyên đề 2: Lịch sử thế giới hiện đại ( Phần 2) – Lịch sử 11

0