24/06/2018, 17:16

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 15 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 15 (Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Yên Bái, năm 2013 -2014) Câu 1 (2,5 điểm) Những cuộc kháng chiến chống xâm lược từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau này. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em ...

ĐỀ SỐ 15

(Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Yên Bái, năm 2013 -2014)

Câu 1 (2,5 điểm)

Những cuộc kháng chiến chống xâm lược từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau này. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2 (2,5 điểm)

Đặc điểm của cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là gì? Vì sao giai đoạn thứ hai được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ? Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện nay như thế nào?

Câu 3 (3,0 điểm)

Qua các Nghị quyết quan trọng của Trung ương Đảng thời kì 1939 – 1945, em hãy đánh giá ý nghĩa của các Nghị quyết đó đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam thời kì này.

Câu 4 (3,0 điểm)

Chiến dịch nào có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954)? Vì sao?

Câu 5 (3,0 điểm)

Trình bày nội động cơ bản và y nghĩa của Chiếu cần vương. Phong trào cần vương có v trí như thế nào trong phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

Câu 6 (3,0 điểm)

Trong gì ai đoạn 1954 – 1975, có sự kiện được đánh giá là bước phát triển nhảy vọt và mở ra bước ngoặt của cách mạng miền Nam, đó là những sự kiện nào? Hãy trình bày nguyên nhân của các sự kiện đó.

Câu 7 (3,0 điểm)

So sánh hệ thống Vécxai – Oa sinhtơn và trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Những cuộc kháng chiến chống xâm lược trong các thế kỉ X — XIII đã ghi thêm những chiến công chói lọi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mà còn để lại nhiều bài học kinh nghIệm quí báu cho dân tộc và các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau: Bài học về đường lối và phương pháp đấu tranh.

–    Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc…

+ Kháng chiến chống Mông — Nguyên thời Trần: Vụa tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức.

+ Kháng chiến chống Tống dưới triều Lý: Lý Thường Kiệt đoàn kết mọi lực lượng miền xuôi với miền ngược, đoàn kết quân với dân.

–    Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều hình thức quân sự, chính trị, ngoại giao, văn thơ

–    Kháng chiến chống Tống lần II: Lý Thường Kiệt vừa đánh bằng phương pháp vũ trang vừa dùng thơ văn, (bài thơ Nam quốc sơn hà, vừa đấu tranh quân sự, ngoại giao (chủ trương giảng hoà cho giặc rút về trong danh dự).

–    Nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, đấu tranh anh dũng bất khuất:

+ Trần Thủ Độ: Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. Trần Hưng Đạo: BỆ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu tôi trước đã.

+ Trần Bình Trọng trả lời khẳng khái trước quân thù: Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.

–    Biết chớp thời cơ (tất cả các cuộc đấu tranh):

+ Tiến phát chế nhân: chủ động đánh trước, phá kế hoạch của địch (Lý Thường Kìệt chống Tổng thơi Lý).

+ Lây chỗ mạnh của ta đánh chỗ yêu của địch (nhà Trần chống Mông – Nguyên).

+ Vườn không nhà trồng, rút lui kp thời bảo toàn lực lượng (nhà Trần chống Mông – Nguyên).

–    Những bài học kinh nghiệm quí báu này tiếp tục được phát huy trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Xiêm (1785), quân Thanh (1789) của phong trào Tây Sơn. Đặc biệt được phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến thần kì chống thực dân Pháp và để quốc Mĩ xâm lược trong thế kỉ XX.

Câu 2. * Đặc điểm của cách mạng khoa học — kĩ thuật

–    Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khác với cuộc cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII.

–    Trong cuộc cách mạng khoa học — kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ khoa học – công nghệ.

*  Vì:  Trong giai đoạn thứ hai. cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ và sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử mới, vật. liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ

*Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay,

–    Thời cơ: Các nước đang phát triển như Việt Nam có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài nhất là tiến bộ khoa học – kĩ thuật để có thể đi tắt, đón đầu rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

–    Thách thức: Việt Nam là nước từ điểm xuất phát thấp  về kinh tế, trình độ

dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn hạn chế. Vì vậy sự cạnh tranh quyết liệt của th trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng sẽ gây ra nhiều thiệt hại.

–    Nếu không nắm bắt được khoa học – kĩ thuật hiện đại. không sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ sẽ dẫn đến tụt hậu về kinh tế, bị biến thành thị trường của nước khác.

–    Sự giao lưu về văn hoá, du lịch, văn học – nghệ thuật, y tế và giáo dục, khoa học — kĩ thuật giữa các dân tộc đặt ra để giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc nếu không sẽ bị hoà tan.

Câu 3. * Nghị quyết Trung ương Đảng tháng 11/1939:

–    Nội dung:

+ Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu…

+ Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phân để Động Dương…

+ Thay đổi khẩu hiệu đấu tranh …

+ Thay đổi hình thức đấu tranh…

–    Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước

*  Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941):

–    Nội dung:

+ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc…

+ Thành lập Mặt trận Việt Minh…

+ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng…

+ Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

– Ý nghĩa: Hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy…

*  Chỉ thị Nhật -Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945):

–    Nội dung:

+ Xác định kẻ thù chính của nhân dân Động Dương là phát xít Nhật

+ Thay đổi khẩu hiệu Đánh đuổi Pháp – Nhật bằng khẩu hiệu Đánh đuổi phát xít Nhật.

+ Hình thức đấu tranh: từ bấtt hợp tác, bãi công, bãi th đến biểu tinh, th uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

+ Quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mê làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.

–    Ý nghĩa: Tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945…

*  Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tản Trào (13 -151811945):

–    Nội dung:

+ Lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bộ Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

+ Thống qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.

+ Quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi gìành được chính quyển.

–    Ý nghĩa: Nắm vững thời cơ, lãnh đạo kp thời, đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 4. * Chiến dịch nào có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 – 1954)?

–    Đó là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

*  Tại vì:

–    Trước sự phá sản bước đầu trong kế hoạch quân sự Nava, địch quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài không thể công phá, một Véc đoong của thế kỉ XX; một Con Nhím khổng lồ ở núi rừng Tây Bắc. Và biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoạch Na va. Vì vậy muốn kết thúc chiến tranh phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Vào đầu tháng 12/1953, Trung ương Đảng họp và nhận định: Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ dễ bị cô lập. chỉ tiếp tế bằng đường không, nếu ta cát đứt đường hàng không địch sẽ rơi vào thế tử lồ Quân đội ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm.

_ Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường. Trên cơ sở phân tích tình hình, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ biến Điện Biên Phủ thành điểm Quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.

–   Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điềm Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra 3 đợt: Đợt 1 (từ 13/3 – 17/3/1954), quân ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Kết quả, ta loại khởi vòng chiến đấu gần 2000 địch.

+ Đợt 2 (từ ngày 30/3 — 26/4/1954): Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông khu trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, A1… Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch tạo thêm điều kiện bao vây, chia cắt không chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử Điện Biên Phủ; ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.

+ Đợt 3 (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954): quân ta đồng loạt tấn công phân khu trung tâm Mưòng Thanh và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch. Chiều 7/5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch, 17 gìờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu bị bắt. Lá cờ quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm tưởng Đờ Caxtơri. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn.

–   Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng oanh liệt nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Thể hiện cao độ tinh thần quyết chiến quyết thắng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn quân và dân ta. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng của thế kỉ XX.

–   Chiến thắng Điện Biên Phủ làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam tại Hội nghị Gìơnevơ về Động Dương.

Câu 5. * Nội động Chiếu cần vương:

–   Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới lập nên.

+ Kêu gọi và khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng.

*   Ý nghĩa:

–    Thúc đẩy, cổ vũ nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

Thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ cháy trong quần chúng nhân dân, nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, với nhiều cuộc khởi nghĩa, kéo dài hơn 10 năm.

–    Thế hiện lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tố quốc của nhân dân ta.

*   Vị trí của phong trào cần vương:

–    Phong trào cần vương trước hết là phong trào yêu nước chống Pháp chịu ảnh hưởng của y thức hệ phong kiến. Như vậy, phong trào chính là sự tiếp nối tư tưởng yêu nước theo lập trường quân chủ suốt một thời gian dài trong lịch sử phong kiến nước ta.

–    Thất bại của phong trào cần vương chính là thất bại của ngọn cờ yêu nước phong kiện, chứng tỏ sự phá sản của y thức hệ yêu nước phong kiện, đặt ra yêu cầu mới cho phong trào yêu nước Việt Nam, cần phải tìm ra một con đường cứu nước mới, một hệ tư tưởng cách mạng, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

Câu 6. * Những sự kiện được đánh giá là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam đó là:

–    Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam góp phần quyết định trong việc đánh bại chiến lược Chiến tranh một phía của Mĩ…

–    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 góp phần quyết định trong việc đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ…

–    Hiệp định Pari năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

*   Nguyên nhân:

–    Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960):

+ Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. tiến lên dùng bạo lực, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự bùng nổ của phong trào cách mạng mới.

+ Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân (1957 – 1959), làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai gay gắt, đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.

+ Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968:

+ Trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967. quân ta liên tiếp đánh bại các cuộc hành quân tìm diệt và bình định của Mĩ, quân đội Sài Gòn. gìành ưu thế trên chiến trường miền Nam.

+ Năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mĩ. nội bộ mâu thuẫn gay gắt, ta lợi dụng cơ hội đó để mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy.

-Hiệp định Pari năm 1973:

+ Thắng lợi của quân dân ta ở cả hai miền đất nước…

+ Điện Biên Phủ trên không là trận tháng quyết định của ta buộc Mĩ phải tuvẻn bộ ngừng bán các hoạt động chống phá miền Bác và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Câu 7. * Những điểm giống nhau:

–    Đểu là kết quả của cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

–    Đều do các cưòng quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

–    Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để gìám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội quốc liên và Liên hợp quốc).

*   Những điểm khác nhau:

–    Trật tự hai cực I-an-ta có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn là sự hiện diện của Liên Xô. Giữa hai cực có sự khác biệt, đối lập về hệ tư tưởng và vai trò đối với sự nghiệp cách mạng thế giới, trật tự theo hệ thống Vécxai Oasinhtơn không có sự khác biệt hay đối lập về hệ tư tưởng và cũng không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới, trật tự đó chỉ vì quyền lợi của các nước lớn.

–    Về cơ cấu tổ chức, kết thúc chiến tranh và duy trì hoà bình cũng như việc kí kết các hoà ước với các nước bại trận hoàn toàn khác nhau. Trật tự hai cực lan ta thế hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hạn.

Liên hợp quốc có vai trò là tổ chức địa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội quốc liên (Hội quốc liên là tổ chức của các nước lớn. Liên hợp quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu…).

–    Trong trật tự hai cực I-an-ta diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài hơn 40 năm giữa Liên xô và Mĩ làm cho tinh hình thế giới luôn căng thang.

–    Sự sụp đổ của hai trật tự thế giới dẫn đến những hệ quả khác nhau: hệ thống Vécxai – Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. còn trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ dẫn tới sự tan rã của Liên xô và kết thúc thời kì Chiến tranh lạnh


Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0