31/08/2018, 00:09

Chân Quê là gì, ý nghĩa của từ Chân Quê và bài thơ của Nguyễn Bính

Chân Quê là gì, ý nghĩa của tính từ Chân Quê và phân tích bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn Bính để thấy được sự mộc mạc, chân chất và bình dị. Chúng ta hay nghe nói tới từ “Chân Quê” khi nhắc tới những gì vốn rất chân thật của người dân thôn quê, nó thể hiện tính thật thà, mộc ...

Chân Quê là gì, ý nghĩa của tính từ Chân Quê và phân tích bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn Bính để thấy được sự mộc mạc, chân chất và bình dị. Chúng ta hay nghe nói tới từ “Chân Quê” khi nhắc tới những gì vốn rất chân thật của người dân thôn quê, nó thể hiện tính thật thà, mộc mạc của con người, cũng như lối sống giản dị, chân chất. Đó là cái gì đó trong sáng, hồn nhiên và mang đậm tình người. Bởi thế mà nhà thơ Nguyễn Bính đã sáng tác tuyệt phẩm “Chân Quê” để nói lên những tâm tình này.

Chân Quê là gì

Chân Quê là gì?



Theo từ điển tiếng Việt, “Chân Quê” là tính tử để chỉ tính chất mộc mạc, chân chất và bình dị, như bản chất vốn có ở thôn quê. Từ Chân Quê dùng để miêu tả tính cách và lối sống con người, theo hướng bình dị, chân chất, thật thà.

Khi nói về tính cách của ai đó, chúng ta thường gọi họ là nhìn rất “chân quê”. Từ Chân Quê ở đây không phải là quê mùa hay có tính xấu kiểu như những gì mà người thành phố hay nghĩ về người nông thôn. Ở đây, theo yeutrithuc.com được biết, từ Chân Quê có nghĩa là chân thật như người miền quê. Bởi người miền quê, họ dù không ăn học nhiều nhưng sống với nhau rất tình cảm, chia sẻ cho nhau những bữa ăn, thức uống hằng ngày.

Đó là một miền quê thật thà, chất phát của Việt Nam ngày xưa. Khi mà người dân quanh năm chỉ biết đến cày cấy, ruộng vườn thì họ không lọc lừa, tính toán như dân buôn bán, chợ búa. Bởi thế mới nói là người quê hiền lành là như vậy. Tất nhiên, người miền quê hiện nay do kinh tế thị trường ảnh hưởng nên một số cũng lắm mánh khóe. Nhưng từ “chân quê” để nói lên đức tính mộc mạc, chân chất giống như người miền quê thời xưa vậy.

Còn khi nói đến lối sống, chúng ta cũng có thể nói một ai đó sống rất chân quê. Nói như vậy là nhằm khen ngợi ai đó sống đơn giản, mộc mạc, không cầu kì hoa hòe hay thích sự sang trọng gì cả. Trái lại, người có lối sống chân quê chỉ yêu quí cái gì đơn giản nhất, giản dị nhất mà thôi. Tất nhiên, tính từ chân quê có thể được gán cho một người thành thị mà lối sống của họ giản dị như người miền quê, chứ không nhất thiết phải là người ở nông thôn mới được gọi như vậy. Bởi cũng có không ít người miền quê mà chẳng sống chân quê chút nào, lại thích ưa khoe trương, thể hiện này nọ.

Nếu đang tìm hiểu ý nghĩa của từ Chân Quê là gì mà không biết tới bài thơ của Nguyễn Bính thì thật đáng tiếc. Thậm chí, bài thơ này còn được nhạc sĩ Trung Quốc phổ nhạc và thường rất hay được hát trên truyền hình. Nguyễn Bính sáng tác bài thơ Chân Quê vào năm 1936.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Yeutrithuc.com hy vọng độc giả đã hiểu phần nào khái niệm Chân Quê là gì. Lối sống chân quê và tính cách chân quê luôn được mọi người đánh giá cao. Bởi ở đó chứa đựng giá trị của cuộc sống, khi mà tình người được đề cao, mọi người sống với nhau chân thật, thành tâm và giản dị. Với lối sống xô bồ chốn thành thị, không ít bạn trẻ ở miền quê đã đánh mất bản sắc của mình, mà như nhà thơ Nguyễn Bính đã nói “Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Mong rằng, mỗi người đều giữ được tính chân quê trong mình.


0