24/05/2017, 13:19

Cảm nhận về nhân vật Chử Đồng Tử trong tác phẩm cùng tên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Cảm nhận về nhân vật Chử Đồng Tử trong tác phẩm cùng tên trong văn cổ tích Việt Nam. Bên cạnh những tác phẩm hay độc đáo của các nhà văn nhà thơ của thời đại mang tiếng tăm vang dội thì những tác phẩm mà nhân dân sáng tạo ra được coi là có tầm ảnh hưởng lớn và luôn ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Cảm nhận về nhân vật Chử Đồng Tử trong tác phẩm cùng tên trong văn cổ tích Việt Nam. Bên cạnh những tác phẩm hay độc đáo của các nhà văn nhà thơ của thời đại mang tiếng tăm vang dội thì những tác phẩm mà nhân dân sáng tạo ra được coi là có tầm ảnh hưởng lớn và luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Trong số những tác phẩm đó thì truyện Chử Đồng Tử là một câu chuyện dân gian mà nhân dân đã sáng tác ra. Đây là một câu chuyện cổ tích thầm kì ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn trong văn cổ tích Việt Nam.

Bên cạnh những tác phẩm hay độc đáo của các nhà văn nhà thơ của thời đại mang tiếng tăm vang dội thì những tác phẩm mà nhân dân sáng tạo ra được coi là có tầm ảnh hưởng lớn và luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Trong số những tác phẩm đó thì truyện Chử Đồng Tử là một câu chuyện dân gian mà nhân dân đã sáng tác ra. Đây là một câu chuyện cổ tích thầm kì tiêu biểu. Sự li kì hấp dẫn ở đây chính là cuộc hôn nhân giữa anh chàng mồ côi và công chúa xinh đẹp Tiên Dung.

Câu chuyện bắt đầu với hai cha con nghèo khó . Hai cha con nhưng nhà chỉ có một cái khố, hai người thay nhau mặc . Khi người cha chết đã dặn con hãy mai táng cha trần còn cái khổ để lại mà dùng. Chi tiết ấy gợi cho ta thật nhiều suy nghĩ. Đầu tiên là cái nghèo khó cùng cực khiến hai cha con phải chung nhau một cái khổ. Đây cũng chính là cuộc sống khổ cực của người dân lao động lúc bấy giờ;Điều thứ hai đó chính là tình cảm thương yêu của người cha dành cho con của mình. Theo quan niệm của dân gian thì khi chết thì người chết phải được mặc quần áo rồi mới mai táng. Vậy mà nghĩ cho con ông không màng suy nghĩ đến mình . Điều thứ ba đó chính là tình cảm cao đẹp của Chử Đồng Tử dành cho cha của mình, Tình cảm ấy thiêng kiêng ngời sáng đáng được trân trọng khi ta thấy hành ảnh Chử Đồng Tử không nghe lời cha dặn. Nghĩa tử là nghĩa tận, Chử Đồng Tử đã không nỡ để cha mình trần về nơi chín suối. Việc Chử Đồng Tử không nghe lời cha, nếu xét theo quan niệm chữ Hiếu của Nho giáo Trung Quốc không những không được coi là hiếu thuận mà ngược lại, còn bị cho là bất hiếu. Thế nhưng, sự thực là không ai không xúc động trước nghĩa cử của chàng, cũng không ai chê trách mà tất cả đều đồng lòng ngợi ca hành động hiếu nghĩa đó. Trong trường hợp này, người Việt đã có quan niệm rất thực tế về chữ Hiếu. Chử Đồng tử hiện lên là một người có tấm lòng yêu thương hiếu thào. Đó cũng chính là một phẩm chất cao đẹp của chàng.

cam nhan ve nhan vat chu dong tu

Đối ngược với Chử Đồng Tử , Tiên Dung hiện lên là một công chúa xinh đẹp là con vua. Cô được lớn lên trong cung điện xa hoa giàu có gấm lụa xa hoa. Song nàng lại hiện lên là một người yêu thiên nhiên muốn hòa nhập cùng thiên nhiên và đặc biệt cô không muốn lấy chồng. Cô thích du ngoạn ngắm cảnh bằng thuyền , Khi thấy bãi sông rộng có nhiều bụi lớn nên cô lấy làm rất thích thú nên đã sai người cho thuyền rẽ vào đó rồi sai cung nữ vén rèm cho cô tắm và đã vô tình gặp được Chử Đồng Tử. Hai người kết duyên cùng nhau như một lễ tự nhiên. Sau khi kết duyên cùng công chúa do cần cù chịu thương chịu khó làm ăn, lại được Thần Tiên giúp đỡ, nên đã có thế lực ngang ngửa với vua cha, thậm chí, còn mạnh hơn cả vua cha, vì  anh có phép tiên phi phàm. Nhưng vua cha vì thiển cận, hẹp hòi và cố chấp, nên đã sai quân tướng đến đánh đuổi. Chử Đồng Tử quyết định không giao chiến mà chủ động “nhổ” toàn bộ cơ nghiệp bay về trời. Bởi một lẽ đơn giản: Anh là phận tôi con, mặc dù là con rể không được vua cha thừa nhận. Anh quyết định tránh giao chiến với vua cha, chính là để thực hiện vẹn toàn chữ hiếu. Đúng hơn là toàn bộ hành động của anh, cho thấy trước sau anh vẫn là một người con chí hiếu. Truyện “Chử Đồng Tử” kết thúc với việc Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay về trời cũng là dụng ý của tác giả dân gian nhằm tránh sự xung đột trong quan hệ vua-tôi, cha-con giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung với vua cha khi mà nhà vua cử binh tiến đánh để Trung và Hiếu được vẹn toàn. Truyện cổ tích, nhất là cổ tích thần kỳ phản ánh thời ki “ngây thơ”trong lịch sử xã hội loài người nhưng những gì được thể hiện trong “Chử Đồng Tử ” lại cho thấy quan niệm và cách xử lý tình huống không hề ngây thơ của người Việt.

Sự nhân nhượng ấy giúp anh cùng một lúc tránh được cả hai tội: bất hiếu và bất trung! Bởi thế, “nhổ” toàn bộ cơ nghiệp, bay về trời là một giải pháp tối ưu, phù hợp với mong muốn của dân gian. Chi tiết này góp phần tô điểm và hơn thế, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Chử Đồng Tử.

Qua nhân vật Chử Đồng Tử ta thấy nhân dân ta muốn thể hiện khát vọng ấm no và hạnh phúc của nhân dân ta . Như được nói đến lúc đầu đây là một nhân vật được dựng lên rất nghèo khó và bấn cùng. Nhân dân cố ý muốn dựng nên chi tiết này là do muốn có sự đối lập rõ rệt giữa người giàu và ke nghèo đó chính là cực điểm của sự đối lập. Người lao động cần cù chịu thương chịu khó, lại là người con chí hiếu như Chử Đồng Tử, ắt phải được lấy con vua cành vàng lá ngọc làm vợ. Đó là một phần thưởng xứng đáng! Họ sống hòa thuận, hạnh phúc. Hơn thế nữa, Chử đồng Tử lại còn được Tiên truyền cho phép lạ, cho cả điện ngọc nguy nga, lầu son gác tía, địa vị cao sang. Đó chẳng phải là ước mơ đẹp đẽ, chân chính của người bình dân sao?Chi tiết này, nằm trong một truyền thống của văn học dân gian, của truyện cổ tích, như truyện Tấm Cám chẳng hạn. ý nghĩa triết học và ý nghĩa nhân văn của chi tiết này thật sâu sắc. Không nên lấy quan điểm của ngày nay để phê phán chi tiết Chử Đồng Tử trở nên giầu sang phú quý là thế này thế khác. Cũng ví như không nên lấy chi tiết Tấm giết Cám trong truyện Tấm Cám để chê bai là tàn bạo v. v…Lấy quan điểm hiện đại để phê phán truyện cổ tích, là một việc làm ngây thơ, không thấu tình đạt lý!

Chúng ta nhận thấy được rằng khía cạnh chủ đề xuyên suốt trong câu truyện đó chính là chủ đề phụ tử tử hiếu. Đó được coi la khía cạnh chủ chốt để những sự kiện khác lấy nó là cái nhìn là trọng điểm để thể hiện. Ta cũng nhận thấy rằng truyện Chử ĐồngTử cuối cùng vẫn là một câu chuyện cổ tích mà chuyện cổ tích là những ước mơ khát vọng cua nhân dân được giữ gắm vào nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta đó chính là được sống một cuộc sống đủ ăn đủ mặc và có cuộc sống có hạnh phúc. Đồng thời qua đó ta cũng nhận thấy thái độ trân trọng của nhân dân ta đối với những người lương thiện thì chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bên cạnh đó tác phẩm còn đề cao tình cha con tình phụ tử sâu đậm.

Quan niệm về chữ Hiếu trong dân gian qua câu chuyện về chàng trai họ Chử có màu sắc phong phú và giá trị thực tiễn phù hợp với đời sống tâm lý xã hội cộng đồng dù vẫn giữ cái hạt nhân cốt lõi của quan niệm về chữ Hiếu. Tác phẩm cũng đề cao quan niệm chữ Nho đang được nhân dân tin tưởng thời bấy giờ.

0