25/05/2017, 00:57

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ninh Đọc truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, bé Thu hiện lên trước mắt ta rất hồn nhiên, bướng bỉnh, ương ngạch nhưng rất đáng ...

Đánh giá bài viết Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ninh Đọc truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, bé Thu hiện lên trước mắt ta rất hồn nhiên, bướng bỉnh, ương ngạch nhưng rất đáng yêu. Lớn lên Thu còn là một cô gái giao liên dũng cảm, gan dạ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có ý ...

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ninh

Đọc truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, bé Thu hiện lên trước mắt ta rất hồn nhiên, bướng bỉnh, ương ngạch nhưng rất đáng yêu. Lớn lên Thu còn là một cô gái giao liên dũng cảm, gan dạ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có ý chí quật cường dũng cảm trước quân thù. Không những thế Thu còn là một cô gái hiếu thảo, yêu cha mẹ hết lòng.

Trước hết Thu là đứa trẻ tinh nghịch, tính tình rất ương bướng. Sau bao năm mới gặp lại cha mình, nó không nhận ra cha nó, nó cứ nghĩ: “Không phải ba! Ba không giống cái hình ba chụp với má, mặt ba đâu có cái thẹo như vậy…”. Những ý nghĩ đó cứ xoáy sâu vào tâm trí nó khiến con bé mới tám tuổi đầu đã phải đau khổ, phải tức giận. Nó yêu ba nó lắm cơ mà! Nó mong ba nó về từng ngày từng giờ. Vậy mà tất cả đều lật ngược lại với nó: Ba nó thật đây, sao nó không nhận? Tại sao nó lại coi ba nó như người xa lạ? Tất cả sự vỗ về của người cha đều bị nó gạt đi: “Suốt ngày ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra”. Nó chẳng bao giờ gọi người ấy một tiếng bằng ba. Đã vậy nó còn nói trống không: “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm đi”, “Vô ăn cơm”…

Ôi! Sao Thu lại bồng bột thế nhỉ? Cái bồng bột của tuổi thơ ngày ấy chúng ta không nên trách làm chi cả. Ba Thu thật đấy! Tại sao Thu lại không nhận? Tuy vậy cái ương ngạnh của Thu rất có lí, vì Thu nghi ngờ, sự nghi ngờ bất bình rất trẻ con mà cũng rất đáng thương. Điều khiến chúng ta phải chú ý và cảm phục cô bé nhiều hơn vì Thu có trí thông minh tuyệt vời. Nó đã kịp nhận ra ba nó, kịp nhận ra lỗi lầm và ân hận vô cùng. Nó hối hận vì trong ba ngày qua, một thời gian ngắn ngủi là vậy thế mà nó đã đối xử bao điều không đúng với ba nó. Đó cũng là lúc nó chợt hiểu rằng: ba khác không phải là ba già đi, ấy là do vết thương mà cuộc chiến tranh tàn khốc đã gây ra. Có lẽ lúc này từ một đứa con nít nó đã trở thành một người lớn thực sự. Nó cảm thấy lòng hận thù giặc đang trào dâng trong lòng nó. Điều này khiến nó phải nằm im lăn lộn và thở dài. Tất cả sự hờn dỗi của bé Thu lúc này đều chuyển thành lòng thương yêu sâu sắc cha nó. Trong cái ương ngạch bướng bỉnh, trong cái giận dỗi và cả sự hối hận của Thu, ta vẫn thấy bé thật ngây thơ, thật đáng yêu.

Khi ba nó chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ, lúc đó tình cha con bỗng, trỗi dậy trong người nó. Nó bỗng kêu thất thanh: “Ba… ba”. Tiếng kêu của nó như xé ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay đang vỡ tung từ đáy lòng nó… Tất cả lời nói, hành động của Thu thể hiện rất rõ tính cách của một cô bé bồng bột, thơ ngây và chứng tỏ lòng yêu thương vô bờ bến của em đối với ba Thật sâu sắc và cao đẹp biết bao tình cảm đó của Thu.

Giờ đây Thu không còn là cô bé của ngày xưa nữa, mà là một cô gái đang gánh những trách nhiệm nặng nề, là cô giao liên cho một tuyến đường đầy hoạt động bí mật của ta. Thu đã đi con đường mà ba đã chọn. Thu đã đi để trả thu cho ba cô bị bọn giặc giết hại. Bé Thu ngày xưa gan lì bướng bỉnh, đáng yêu bây giờ đã là cô giao liên thông minh, bình tĩnh và dũng cảm biết nhường nào. Hình ảnh cô giao liên Thu còn đọng mãi trong em không bao giờ phai mờ. Trước hết ta thấy Thu rất tự tin và hiểu tâm trạng của mọi người.

Mọi người thất thanh kêu “Máy bay”, Thu trả lời: “Không phải đâu, sao trên trời đó mà”…. Và cũng một lần nhờ sự thông minh lanh lợi mà cô đã đưa được khách qua sông một cách an toàn và còn diệt được mấy tên địch khi chẳng may lọt vào ô phục kích của quân thù. Điều này khiến ta càng khâm phục Thu hơn cô đã chọn con đường đúng đắn mà đi.

Chúng ta thấy xúc động, bồi hồi trong lòng biết bao nhiêu khi thu nhận được chiếc lược ngà mà người cha yêu quý nhất đã tự tay mình làm và gửi tặng cho con gái. Ta thấy cảm động vô cùng khi niềm hạnh phúc lớn ấy đang trào dâng trong lòng cô. Trông cô rất tội nghiệp và đáng thương như ngày nào còn thơ dại. “Đôi mắt của cháu lại tròn to hơn, xúc động đến thẫn thờ… Cây lược như đánh thức kỉ niệm ngày chia tay (…) Cháu còn muốn hỏi gì nữa nhưng giọng bị tắc nghẹn…” Đó là hình ảnh sâu đậm nhất trong tôi về Thu khi gấp trang sách lại.

Càng đọc tác phẩm Chiếc lược ngà ta càng như phát hiện được một hình ảnh Thu mỗi ngày một mới, đẹp hơn lên. Tình cha con sâu nặng, lòng dũng cảm kiên cường, sự gan dạ, khôn khéo, thông minh ở cô giao liên Thu – đứa con của người chiến sĩ cách mạng, mãi mãi sống trong lòng tôi, mãi mãi là tấm gương cho mọi thế hệ học tập.

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 2

Một cô bé Thu ương bướng, ngang ngạnh. Một cô giao liên thông minh gan dạ. Đó là tất cả những gì tôi yêu mến, khâm phục ở Thu. Những phẩm chất đó đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết rất hay, rất cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. Câu chuyện mà mỗi lần đọc lên trong tôi lại trào dâng những cảm xúc mãnh liệt nhất.

Từ nhỏ Thu đã không được ba nựng nịu, không được ba ôm ấp chiều chuộng nhưng trong trái tim ngây thơ của Thu vẫn in đậm hình bóng người ba thân yêu qua những lần xem hình ba chụp. Ba – đó là cả một chuỗi dài nhớ nhung không bao giờ nguôi trong Thu. Vậy mà cô bé lại không chịu nhận ba trong lần ba về phép. Những ngày ở nhà mặc cho ông Sáu vỗ về, Thu vẫn lạnh nhạt coi ông Sáu chẳng bằng người dưng, tình huống gay cấn khiến tôi đọc lên cứ hồi hộp, tâm trạng tôi cũng như bác Ba tin rằng Thu sẽ phải chịu thua, phải gọi ông Sáu bằng "Ba", nhưng không, cái tính bướng bỉnh, gan lì của Thu càng về cuối truyện càng lộ rõ.

Em kiên quyết không chịu nhận ba. Em đã hành động không phải với ông Sáu: hất cái trứng ông gắp cho tung tóe cả mâm, Ba đã đánh Thu, tuy vậy em không khóc, lẳng lặng bỏ sang nhà ngoại. Em đang dỗi đấy, bằng chứng là em cố tình khua dây lòi tói rổn rảng. Đủ thấy em ương ngạnh biết bao. Tôi vẫn tự hỏi: Tại sao Thu cố chấp vậy, không tin rằng đó là ba mình khi mà cả bác Ba, cả mẹ – những người mà Thu tin tưởng nhất đều khẳng định đó là ba Thu. Những thắc mắc ấy đã dẫn tôi đọc tiếp câu chuyện. Khi được ngoại giải thích vết thẹo của ba, Thu lăn lộn, thở dài trên giường như người lớn. Chắc Thu phải suy nghĩ mông lung lắm, ân hận lắm. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ rằng: Thu không nhận ba chỉ vì một vết thẹo. Lí do thật trẻ con quá phải không các bạn? Tôi không hề trách Thu bởi tôi hiểu Thu ương bướng, không chịu nhận ba cũng chỉ vì Thu rất yêu ba, Thu không nghĩ đó là ba mình. Em chỉ muốn dành tình cảm cho người ba thân yêu mà hình ảnh vẫn khác sâu trong trái tim nhỏ bé của mình. Đó chính là đỉnh cao của tình yêu thương. Tình cảm của Thu dành cho ba sâu sắc quá, cảm động quá các bạn nhỉ? Khi chợt nhận ra thì đã muộn, ông Sáu lại phải chia tay mọi người vào chiến trường.

Thật bất ngờ, lúc đó tình cha con như trỗi dậy, tiếng "ba" thân thương mà tận giờ phút ấy Thu mới thốt ra được. Tiếng "ba" như xé đi sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người. Thu như sự không giữ được ba, bấu chặt lấy ba mà hôn lên má, hôn lên cả vết thẹo đã từng làm Thu sợ. Đọc đến đây tôi xúc động đến nghẹn ngào. Tình cảm đó như ngọn lửa đang bùng cháy trong tâm hồn Thu, lúc này em yêu ba hơn bao giờ hết. Bây giờ bé Thu mới ngoan ngoãn làm sao, khác với bé Thu trước đây quá! Một lần nữa Thu lại phai xa ba. Thấm thoắt Thu đã lớn, rồi bất ngờ có tin báo ba đã mất. Đau khổ đến tột cùng, em xin má đi giao liên. Thu muốn trả thù cho ba. Tình cảm của Thu vói ba thật ấm nồng thiêng liêng quá. Trong thời kháng chiến chống Mĩ Tố Hữu có viết:

Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu
 Lớp cha trước, lớp con sau
 Đủ thành đồng chí chung câu quân hành

Những vần thơ ca ngợi lớp trẻ thật hào hùng! Nay tôi lại gặp cái hào hùng anh dũng ấy ở chính cô giao liên – bé Thu ngày xưa. Nguyễn Quang Sáng viết: Cô có cái mũi thính để có thể ngửi thấy đâu là thằng Tây, đâu là ngụy. Có thật thế không nhỉ? Hay là ông khâm phục cái tài cái trí của cô rồi nói và viết vậy? Còn tôi, tôi không chỉ yêu quý khâm phục cô vì cái tài trí mà còn khâm phục cô vì lòng gan dạ, yêu Tổ Quốc. Khi bác Ba gặp và trao cho cô cái lược ngà mà người ba đã khuất của mình để lại, đôi mắt Thu tròn to hơn, xúc động hơn, ngực phập phồng. Tôi hiểu Thu đang xúc động lắm, sung sướng lắm, giọt lệ vỡ ra tràn đầy mi mắt. Thu khóc, Thu đã khóc bởi quá bất ngờ. Biết bác Ba nói dối nhưng tôi tin rằng Thu không trách bác và coi bác như một người ba thứ hai của mình, người ba đã mang lại cho cô niềm vui mà cô đã tìm kiếm mười năm trời.

Càng đọc tác phẩm, tôi càng thấy đáng yêu làm sao một bé Thu hồn nhiên bướng bỉnh, một cô giao liên dũng cảm, thông minh. Và cảm động thay tình cha con ấm nồng sâu nặng của hai thế hệ cùng đi trên một con đường cách mạng.

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 3

Thời chống Mĩ, nhà thơ Tố Hữu có viết:

Tuất gươm không chịu sống quỳ,

Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu.

Lóp cha trước, lóp con sau,

Đã thành đồng chí, chung câu quân hành".

 ("Tiếng hát sang xuân" – 1965)

Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ. Hình ảnh nhân vật Thu – nữ giao liên trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ.

Qua nhân vật ông già, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho cô Thu, giao liên bao tình cảm quý mến và trân trọng. Ông cảm thông với cái ương bướng "cứng đầu" của em bé, chỉ vì vết sẹo chiến tranh trên gương mặt người lính từ mặt trận trở về mà một tiếng "ba" cũng không chịu gọi. Hình ảnh bé Thu "hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cá vết thẹo dài trên má của ba", cùng với cử chỉ "dang cả hai chân rồi câu chặt ba nó", không chịu cho ba nó lên đường đi xa, mãi mãi là hình ảnh rất cảm động cảa hai cha-con giữa thời máu lửa. Giây phút giã biệt ấy đã trở thành vĩnh biệt. Nỗi buồn đau từ câu chuyện đã cứa một nhát dao ứa máu và tê tái vào lòng người bấy nay !

Năm anh Sáu đi bộ đội, bé Thu mới lên 1 tuổi. Năm hai cha con gặp lại nhau. Thu gần 9 tuổi. Năm 1958, ông già Sáu hi sinh, con gái ông mới 13 tuổi. Năm 16 tuổi cô mới nhận được chiếc lược ngà của cha cô gửi lại, cô đã trở thành một nữ chiến sĩ giao liên "rất thông minh, mựu trí".

Cô Thu giao liên có bao phẩm chất anh hùng. Lọt vào ổ phục kích giặc, cô vẫn mưu trí đánh lừa chúng, thoát hiểm. Cô có tài phân biệt từ rất xa "thằng nào là thằng Mỹ,  thằng nào là ngụy” bằng "cái mũi rất thính" của mình. Chuyến công tác đưa đoàn cán bộ từ trạm M.G đến trạm L.A, giữa đường gặp bọn biệt kích, cô đã ở lại chặn địch. Sáng hôm sau, cô xuất hiện ở binh trạm "quần áo bùn đất bê bết và đầm ướt", vừa bước ra khỏi chỗ nguy hiểm mà gương mặt "cứ phơi phới" lạ thường ! Cặp mắt "trong sáng , nước da rám nắng, đôi tai đeo bông tòn teng, vừa duyên dáng, vừa hồn nhiên… đó là đứa con gái của ông Sáu. Chúng ta xúc động cảm thấy cô chiến sĩ giao liên đang đi tiếp con đừơng chiến đấu gian khổ, vô cùng oanh liệt, vẻ vang của cha anh.

Tình tiết cô giao liên gặp lại ông già, đồng đội của ba mình và nhận chiếc lược ngà nói lên vật kí thác thiêng liêng đã tìm đến đúng địa chỉ. Nhận được kỉ vật bố gửi lại, cô Thu "đôi mắt tròn to hơn… xúc động đến thẩn thờ". Tuy biết ba mình đã hi sinh, nhưng xem dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", cô cảm thấy được gặp lại bóng hình người cha thân yêu. Gần 10 năm đã trôi qua. Cô Thu đã khóc "hai giọt lệ sắp rơi xuống bỗng vỡ ra tràn đầy qua đôi mắt". Tình đồng đội, tình đồng chí chiến đấu thủy chung đã giúp cho chiếc lược ngà đến tay cô giao liên. Và những giọt nước mắt của cô Thu là giọt khóc về tình phụ – tử sâu nặng.

Cảnh giã biệt giữa ông già và cô giao liên diễn ra trên một không gian nghệ thuật đầy ấn tượng. Những đợt sóng lúa xanh nối nhau rập rờn như chạy đến "vỗ về" chân cô giao liên. Từ rừng dừa bị chất độc hóa học, cọng tàu dừa khô như những chiếc gươm khổng lồ, những "đọt non vừa mới đâm lên, xa trông như một rừng gươm.. ". Đó là chất thơ trong văn xuôi của Nguyễn Quang Sáng. Cảnh sắc ấy mang hàm nghĩa: Thế trận nhân dân là một rừng cây, một rừng người: lớp người trước ngã, lớp người sau tiếp bước tiến lên "như một rừng gươm" dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh.

Nhân vật Thu, nữ chiến sĩ giao liên đã tô đậm chủ đề của tác phẩm “Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, ta càng thấm thía sự nối tiếp của các thế hệ Việt Nam anh hùng đã làm cho dáng đứng Việt Nam thêm hào hùng, tráng lệ.

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 4

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” Có cảm giác bé Thu sợ anh Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ cô bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Trong khi “Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi, vừa tinh tế.

Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nạy, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luồn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình, dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha, song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào, cao lớn nhường nào, có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao? Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lạ kia làm bố. Khi đến ngày anh Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở đấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó”. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên Ba…, vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng kêu Ba từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng một cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha.

Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: Nhân vật bé Thu.

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 5

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn nam bộ,các tác phẩm của ông chủ yếu viết về con người và cuộc sống ở Nam Bộ, các tác phẩm của ông chủ yếu viết về con người và cuộc sống ở Nam Bộ. Trong đó ” chiếc lược ngà” là một truyện ngắn tiêu biểu được viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt, điều đáng chú ý là truyện được viết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh nhưng lại tập trung nói về tình người cụ thể là tình cha con. Tình cảm ấy được diễn ra sâu sắc cảm động từ hai phía bé Thu và ông Sáu. Nhưng có lẽ xúc động và gây ám ảnh với người đọc hơn cả là tình cảm của con người – bé Thu dành cho người cha đáng kính của mình.

Cũng giống như bao em bé ở Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bé thu có một hình ảnh đặc biệt. Thu là cô bé khoảng tám tuổi, con gái đầu lòng và cũng là con gái duy nhất của ông Sáu, khi ba đi vào chiến trường Thu mới một tuổi và tám năm sau ba em trở về nhưng lại có vết thẹo trên mặt khiến Thu không nhận ra ba của mình. Đến khi em nhận ra và tình cảm cha con thức dậy trong em mãnh liệt cũng là lúc ông Sáu phải trở về chiến khu, chính trong hoàn cảnh đó bé Thu đã bộc lộ rõ nét cá tính và tình cảm đáng yêu đáng mến.

Trước hết, bé Thu là một em bé có cá tính mạnh mẽ cứng cỏi nhưng đồng thời cũng mang nét hồn nhiên ngây thơ của con trẻ. Gặp lại con sau những tháng năm xa cách với  bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con nhưng thật chớ chêu, đạp lại sự vồ vập của người cha bé Thu lại ngờ vực lảng tránh: ” Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn. nó ngơ ngac lạ lùng” với bé Thu lúc này ông Sáu như người xa lạ, khi ông chầm chậm bước tới giọng lập bập run run ” ba đây con, ba đây con” thì mặt nó bỗng tái đi và kêu thét lên” Má, má” đó là tiếng kêu sợ hãi và tìm người cầu cứu. Đặc biệt, mấy ngày ông Sáu ở nhà Thu tỏ ra rất ương ngạnh bướng bỉnh và ông Sáu càng muốn gần con thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt xa cách. Tâm lý và thái độ ấy của bé Thu được thể hiện qua hàng loạt chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động ” nó chỉ nói chống không với ông Sáu mà không chịu gọi ba” kể cả trong lúc bé nhất định không chịu nhờ không chắt nước nồi cơm to đang sôi, rồi khi má giục gọi ba vào ăn cơm nó vẫn cứ nói chống ” cơm chín rồi, vô ăn cơm”. Cách gọi này không phải Thu là cô bé vô lễ mà thể hiện cá tính ương ngạnh ở em. đặc biệt hành động em hất tung cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho ra khỏi chén. Cuối cùng bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì nó bỏ về nhà ngoại. Những hành động và thái độ đó khiến cho ông Sáu và người đọc rất đau lòng, bởi còn gì đau đớn hơn thì một người cha khao khát được gặp con được thương con mà lại bị con mình chối bỏ cự tuyệt hoàn toàn.

Tuy nhiên, sự ương ngạnh của bé Thu là hoàn toàn không đáng trách trong hoàn cảnh xa cách va cách trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống và người lớn cũng chưa ai kịp chuẩn bị cho em những kĩ năng. vì thế Thu không tin ông Sáu là ba em chỉ vì ông có vét thẹo khác với người ba trong bức hình chụp chung với má mà em được biết, phản ứng tâm lý ấy của Thu là hoàn toàn tự nhiên thể hiện nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con. Đồng thời, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ cứng cỏi, tình cảm trong em sâu sắc chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó là ba mình. Như vậy ” cứng đầu” của Thu ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ và một tình yêu dành cho ” người cha khác” với người cha trong bức hình chụp chung với má nó.

Cái tính ương ngạnh là thế nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba của mình thì tình yêu thương ba sâu nặng ở bé Thu được nhân lên gấp bội. Trong đêm bỏ về bà ngoại, bé Thu được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba nó là cho Tây bán thương.  Sự nghi ngờ bấy lâu được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái là ân hận, hối tiếc ” nghe bà kể nằm lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong buổi cuối cùng trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu thay đổi đột ngột. Nó không bướng bỉnh hay cau màu nhăn nhó nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu khi đối diện với ông Sáu ‘ đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” đằng sau đôi mắt ấy đang xáo động bao ý nghĩ, bao tình cảm và sau lời từ biệt của ông Sáu,” thôi ba đi nghe con” thì tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra mạnh mẽ hối hả và cuống quýt. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ” ba” sau tám năm. Tiếng gọi ấy chan chứa bao tình cảm gây được bao xúc động: ” tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đó là tiếng ba mà: ” nó cố đè nén trong bao năm nay như vỡ tung ra từ đáy lòng nó” cùng với tiếng gọi đó là những cử chỉ khiến người kể chuyện, bà con hàng xóm và cả người đọc chúng ta xúc động đến lao lòng ” nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, nhà văn không viết nhiều, chỉ vàu chi tiết nhỏ ấy cũng đủ để người đọc cảm  nhận tình yêu thương ruột thịt. nồng nàn mà bé Thu dành cho ba của mình, trong giây phút ấy, bé Thu không chỉ thấy yêu ba, thương ba mà rất tự hào về ba nên: ” nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài trên má ba”. có lẽ vì rất tiếc thời gianqua không nhận ba nên nó muốn níu kéo ba ở lại ” không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con”, nhưng rồi ý thức được công việc của ba, công việc của kháng chiến của đất nước nên khi bà ngoại giải thích Thu đã rời khỏi vòng tay ba. Điều này làm ta hiểu thêm một điều: “ tình yêu và niềm tin tự hào về ba đã trở thành sức mạnh thôi thúc rèn rũa để sau này Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm.

Tình yêu thương ba của bé Thu để lại bao ấn tượng trong lòng bạn đọc là nhờ vào cách xây dựng nhân vật rất thành công của Nguyễn Quang Sáng. trước hết, tác giả đặt nhân vật bé Thu vào tình huống chuyện rất éo le để nhân vật bộc lộ rõ nét cá tính và tình cảm của mình, đặc biệt Nguyễn Quang Sáng còn rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, mọi hành động thái độ của Thu trong hai thời điểm trước và sau khi nhận ông Sáu là ba đều biểu hiện trái ngược hoàn toàn. Tất cả đều bắt nguồn từ tình cảm sâu sắc dành cho người cha ma em hằng kính yêu, tôn thờ, có thể nói rằng, với một tâm hồn nhạy cảm chan chứa yêu thương, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách cảm động tinh tế.

Có thể nói chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm nhưng hình ảnh nhân vật bé Thu và câu chuyện ” chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng vẫn để lại bao ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc về một em bé vừa hồn nhiên, cứng cỏi, vừa có tình yêu thương ba sâu sắc, mãnh liệt, qua nhân vật bé Thu, ta càng thấm thía hơn tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, thấm thía hơn phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình đồng thời ta hãy trân trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang được hưởng hôm nay.

Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng – Bài làm 6

Đề tài chiến tranh là đề tài xuất hiện trong con người của tác giả, ông đã thể hiện những nỗi niềm và mong muốn riêng của mình vào nó, những hình ảnh đó đã thể hiện sâu sắc qua nhân vật bé Thu một đứa trẻ đã phải trải qua những tâm lý sâu sắc tiêu biểu trong chiếc lược ngà.

Hoàn cảnh đất nước chiến tranh chính vì vậy Thu phải xa người cha của mình, những hình ảnh về người cha chỉ được Thu hình dung qua bức ảnh được treo trong nhà, khi được nghỉ phép ông Sáu trở về nhà, khi về nhà ông Sáu gọi Thu nhưng Thu không nhận ra đó là người cha của mình, hình ảnh của người cha trong tưởng tượng của Thu khác với hình ảnh này, chính vì vậy Thu không chấp nhận được những điều đó, những hình ảnh đó đã tác động sâu sắc lên trong con người của Thu, hình ảnh về người cha khác với bức ảnh chính vì vậy cô không chấp nhận được sự thật. Diễn biến câu chuyện của Thu đã diễn ra rất chi tiết và nó đã trở thành một guồng cảm xúc riêng và đặc biệt nổi bật trong những chi tiết đó, hình ảnh về những điều đó mang những nỗi nhớ thương sâu sắc trong lòng của tác giả.

Hình ảnh bé Thu khi người cha trở về, khi ông Sáu gọi Thu bằng con, Thu đã giật mình, ngơ ngác và giật mình thét lên gọi mẹ, khi được mẹ nói đây là cha thì Thu không chấp nhận được điều đó, trong bữa cơm khi nấu xong mẹ Thu bảo mời cha vào ăn cơm thì Thu đã dùng những lời nói trống không để nói với ông vô ăn cơm, những lời nói đó đã thể hiện được Thu chưa chấp nhận được những điều đó, những điều đó đã tác động lớn đến mọi suy nghĩ và cảm xúc của Thu, hành động của Thu chứng tỏ cô bé này chưa chấp nhận được những điều này, những sư thật đó đã làm cho cô đau đớn và không thể nào chấp nhận được một người khác hoàn toàn trên ảnh, trên khuôn mặt lại có những vết thẹo rất đáng sợ, những điều đó đã tác động mạnh đến tâm lý của cô bé này.

Khi trong bữa cơm ông Sáu gắp thức ăn cho thì Thu đã gảy nó đi, những hành động đó đã làm cho mẹ Thu tức giận, và rồi Thu đã bỏ về nhà ngoại ở, khi về đó, Thu được giải thích và thấu hiểu được những điều mà cha của mình đã phải trải qua, chiến tranh đã cướp đi khuôn mặt của ông, những nỗi đau đó đã làm cho bé Thu tự giằn vặt chính bản thân mình, bé Thu đã quay về nhà và những giây phút cuối cùng bé được ở bên người cha của mình, những giây phút đó đã thể hiện được những nỗi đau đớn trong tâm hồn của bé, những hành động trước đây bé đã hành động làm cho bé Thu cảm thấy đau đớn và tự giằn vặt chính bản thân mình, những điều đó đã làm cho bé cảm thấy đau đớn và hành động như những người mang những suy nghĩ riêng, hành động đó làm cho bé Thu buồn và sầu sĩ những nỗi đau đó mang những điều thật tuyệt vời, những điều đó đã làm cho cô không còn mong muốn điều gì thêm và điều quan trọng bây giờ của cô là được ở bên người cha của mình.

Những điều mà Thu đã làm làm cho ông Sáu đau đớn, những hành động đó thể hiện Thu là một người ngang bướng, sự hồn nhiên của một cô bé đã làm cho nó bị thay đổi và nhiều những hành động đó đã thể hiện được những nỗi đau và mang trong tác giả những cảm xúc ngọt ngào, khi Thu nhận ra được những điều mà mọi người đã giải thích cho, những hành động đó đã thể hiện Thu cũng là một người biết thấu hiểu và những sự thấu hiểu đó tác động mạnh mẽ lên tâm hồn của cô bé này, những đau đớn trong tâm hồn cô và sự hối hận khi cô nhận ra những điều mà mình làm là sai, cô hối hận về những gì mình đã làm, khi những chi tiết cuối đã thể hiện được những điều đó thật sâu sắc và nó thể hiện thật chi tiết trong tác phẩm của mình, khi diễn biến tâm lý của nhân vật thay đổi theo dòng thời gian, những điều đó tạo nên những chi tiết đặc sắc.

Khi người cha đi Thu đã nghẹn ngào và thể hiện tình cảm của mình, những nghẹn đứng trong tâm hồn Thu đến đây cũng được bộc lộ ra, những chi tiết đó tạo nên một con người hoàn toàn mới mẻ và sống đông, trong những điều đó sự nghẹn ngào trong tâm hồn Thu thể hiện những nỗi nhớ thương và mang những cung bậc riêng và vô cùng xúc động và mang ý nghĩa riêng và sâu sắc, nghẹn đứng trước những lời mà người cha đã chào, Thu chạy lại và ôm lấy người cha của mình, những giọt nước mắt thể hiện niềm vui và xúc động của Thu, ôm và hôn lên cả những vết thẹo, tình cảm của Thu đến lúc này đã dâng trào và nó sâu lắng sâu sắc, hàng loạt những chi tiết khác cũng được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này, những chi tiết đó mang những tình cảm yêu quý và nghẹn ngào xúc động.

Nhân vật bé Thu xuất hiện trong tác phẩm đã thể hiện được tình cảm nghẹn ngào và nó mang những dấu ấn riêng và đặc biệt sâu sắc trong lòng của mỗi người chúng ta ngày càng hiểu thấu hiểu hơn về tình mẫu tử, và nhân vật bé Thu đã nổi bật trong diễn biến của câu chuyện.

Từ khóa tìm kiếm

  • cảm nhận của em về bé thu trong chuyện ngắn chiếc lược ngà hay nhat
  • cam nhân cua em vê nhân vât be thu
  • cảm nhận nhân vật bé thu
  • Bài viết Cảm nhận của em về nhân vật bé thu hay nhất lâu nhất
  • cam nhan ve nhan vat be thu trong truyen chiec luoc nga
  • cảm nhận về bé thu
  • cảm nhận phẩm chất bướng bỉnh của bé thu
  • CAM NHAN NHAN VAT BE THU TRONG CHIEX LUOC NGA
  • cam nhan nhan vat be Thu trong chiec luoc nga
  • neu cam nhan cuq em ve nhan vat be thu trong truyen chiet luoc nga cua nguyen Quang sang

Bài viết liên quan

0