28/05/2017, 20:25

Cảm nhận đoạn Trao duyên trích truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10

Cam nhan doan trich Trao duyen – Đề bài: Cảm nhận đoạn Trao duyên trích truyện Kiều của Nguyễn Du. Mối tình đầu bao giờ cũng là mối tình khó quên nhất, mối tình ấy luôn dang dở nhưng những kỉ niệm, cảm xúc của nó sẽ in đậm mãi trong tâm trí của con người. Thúy Kiều và mối tình với Kim Trọng ...

Cam nhan doan trich Trao duyen – Đề bài: Cảm nhận đoạn Trao duyên trích truyện Kiều của Nguyễn Du. Mối tình đầu bao giờ cũng là mối tình khó quên nhất, mối tình ấy luôn dang dở nhưng những kỉ niệm, cảm xúc của nó sẽ in đậm mãi trong tâm trí của con người. Thúy Kiều và mối tình với Kim Trọng cũng vậy, sau khi quyết định bán mình chuộc cha Thúy Kiều không thể trọn duyên với chàng Kim nên nàng quyết định trao duyên cho Thúy Vân, nhờ em gái thay mình chắp mối tơ ...

– Đề bài: Cảm nhận đoạn Trao duyên trích truyện Kiều của Nguyễn Du.


Mối tình đầu bao giờ cũng là mối tình khó quên nhất, mối tình ấy luôn dang dở nhưng những kỉ niệm, cảm xúc của nó sẽ in đậm mãi trong tâm trí của con người. Thúy Kiều và mối tình với Kim Trọng cũng vậy, sau khi quyết định bán mình chuộc cha Thúy Kiều không thể trọn duyên với chàng Kim nên nàng quyết định trao duyên cho Thúy Vân, nhờ em gái thay mình chắp mối tơ thừa này.
Bốn câu thơ đầu thể hiện tư thế, hình ảnh Kiều khi nhờ vả Thúy Vân nối duyên với người yêu của mình:


Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em


Lời nói “cậy em”, “ngồi lên cho chị” kết hợp với hành động “lạy” và “thưa” thể hiện sự nhờ vả khẩn khoản của Thúy Kiều. Nàng là chị mà lại hành động như vậy, nói năng như thế ắt hẳn nàng đang có một việc hết sức quan trọng muốn nhờ em gái mình. Mối tình kia đang độ đẹp thì bống dưng vì tai biến gia đình mà đứt gánh giữa đường. Mặc dù biết Thúy Vân và chàng Kim không hề yêu nhau nhưng Thúy Kiều mong Vân có thể dùng “keo loan” mà “chắp mối tơ thừa”. Rõ ràng câu thơ đã thể hiện sự chắp nối gượng ép, sự nhờ vả mà như ép buộc người bị nhờ vả.


Nhờ rồi nàng kể lể về hoàn cảnh của gia đình và của mình. Chàng Kim là mối tình đầu của Thúy Kiều, hai người đã gặp gỡ, đã thương mến nhau và cũng đã thề nguyền sống chết:


Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai


Xã hội phong kiến đầy rãy những bất công kia đã khiến cho nàng phải chịu đau khổ. Cha nàng bị bọn xấu vu oan và nàng là người con có hiếu nên phải chọn bán thân để chuộc cha. Chữ hiếu đã tròn thì cũng đồng nghĩa chữ tình kia không vẹn.


Nàng tự xét thấy Thúy Vân vẫn còn đang trẻ và cũng là người duy nhất nàng có thể tin cậy và yên tâm nếu gửi lại mối tình này:


Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây


Kiều mong Vân xót tình chị em máu mủ ruột già mà đồng ý chuyện bén duyên với chàng Kim thay chị. Mai này dẫu Thúy Kiều không còn trên đời này nữa, thậm chí là thịt nát xương tan chốn người thì cũng sẽ vui lòng khi Vân chấp nhận mối tơ duyên này.


Nói đoạn Kiều lấy ra những kỉ vật tình yêu của nàng và Kim Trọng để trao cho Thúy Vân. Trao đi thì sẽ không còn là của mình nữa nhưng nàng vẫn mong Thúy Vân có thể coi đó là của chung của ba người:


Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tờ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai

cam nhan doan trich trao duyen


Kỉ vật là chiếc thoa và bức tờ mây, đó là kỉ vật tình yêu của hai người khi mới gặp gỡ và quen nhau. Mai sau nếu đốt lò hương mà thấy gió hiu hiu trên cây lá thì Vân hãy hay là Kiều về. Bởi dẫu có chết đi thì hồn kia vẫn mang nặng những lời thề nguyền với chàng Kim Trọng. Như vậy có thể thấy Kiều đã hoàn toàn nghĩ tới cái chết sau khi quyết định bán mình chuộc cha và trao duyên cho em gái.
Nàng nhớ tới chàng Kim, nàng gọi chàng bằng tiếng lòng thương nhớ, quặn đau và như lời xin lỗi:


Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây


Nàng lạy trăm nghìn cái gửi cho tình quân của mình như thể hiện lời xin lỗi chân thành cũng như cái cúi chào tạm biệt trước khi chia ly. Tơ duyên tưởng chừng sẽ cùng nhau đi tới cùng trời cuối đất vậy mà ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Nghệ thuật so sánh thân phận bạc bẽo như vôi nhấn mạnh vào sự tủi phận của nàng Kiều.


Đoạn trích trao duyên quả là một đoạn trích hay và giàu ý nghĩa. Nó không những nói lên được tâm trạng, hoàn cảnh của Thúy Kiều mà nó còn thể hiện được bộ mặt xã hội phong kiến đầy những bất công. Tình duyên của người con gái vì thế mà lỡ làng, phụ bạc. Dù nàng có đi đâu, có ở đâu thì nàng cũng vẫn nhớ về Kim Trọng và mối tình cùng chàng.

 

0