24/05/2017, 13:10

Cảm nghĩ của em sau khi đọc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ của em sau khi đọc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Có những tác phẩm đi liền với tên tuổi của một tác giả nào đó, nhắc đến tác giả người ta nhớ đến tác phẩm và ngược lại. Nếu nhắc đến ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ của em sau khi đọc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Có những tác phẩm đi liền với tên tuổi của một tác giả nào đó, nhắc đến tác giả người ta nhớ đến tác phẩm và ngược lại. Nếu nhắc đến Nguyễn Du thì không thể không kể đến Truyện Kiều, nhắc đến Quang Dũng người ta nhớ đến Tây Tiến. Còn khi nhắc tới Nguyễn Dữ là nhắc tới Truyền kì mạn ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn nêu .   

Có những tác phẩm đi liền với tên tuổi của một tác giả nào đó, nhắc đến tác giả người ta nhớ đến tác phẩm và ngược lại. Nếu nhắc đến Nguyễn Du thì không thể không kể đến Truyện Kiều, nhắc đến Quang Dũng người ta nhớ đến Tây Tiến. Còn khi nhắc tới Nguyễn Dữ là nhắc tới Truyền kì mạn lục. Đặc biệt trong số 20 truyện tiêu biểu có chuyện Chức phán sự ở đền Tản Viên thể hiện rõ ý đồ của tác giả. Đó là ca ngợi những con người cương trực, can đảm, biết đấu tranh để bảo vệ lẽ phải và chính nghĩa.

Truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Hoa có yếu tố kì ảo để phản ánh cuộc sống thực tại. Thể loại này đặc biệt phát triển ở giai đoạn văn học trung đại Việt Nam và rất được ưa chuộng. Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc mô típ truyện dân gian để xây dựng truyện mới. Có thể nói truyện truyền kì mang đậm chất hiện thực và chất nhân văn.

Truyền kỳ mạn lục là sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ, có thể nói ông không sáng tác nhiều ít thôi nhưng giá trị của nó vượt lên trên số lượng câu chuyện của nó. Truyền kỳ mạn lục viết bằng chữ Hán xen lẫn giữa biền ngẫu và thơ ca, cuối truyện còn có lời bình của tác giả. Tác phẩm này được viết khi tác giả ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh. Để xây dựng nhân vật cua mình tác giả thường mượn nhân vật có thật trong hiện tại hoặc những nhân vật có trong huyền thoại rồi thêm bớt chi tiết kết hợp với những yếu tố kỳ ảo làm nên sức hút của truyền kì mạn lục.    

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một chuyện đặc sắc trong truyền kỳ mạn lục. Với những yếu tố kỳ ảo và lối dẫn truyện hấp dẫn tác giả đưa người đọc khám phá một thế giới khác cùng chàng Ngô Tử Văn đòi lại công bằng. Qua đó tác giả gửi gắm những giá trị nhân van và giá trị hiện thực sâu sắc.

phat bieu cam nghi ve chuyen chuc phan o den tan vien

Nhân vật chính trong truyện là Ngô Tử Văn, anh là một chàng trai tên Soạn người huện Yên Dũng đất Lang Giang. Với tính cách nóng nảy và ghét sự gian tà thì không thế chịu được. Bởi thế cho nên mới dẫn tơi hành động đốt đền. Thuở ấy có một tòa đền linh ứng lắm. Cuối đời họ Hồ quân Ngô sang xâm chiếm, vùng ấy thành chiến trường. Một tên họ Thôi tử trận ở gần đền nên tác yêu tác quái ở trên trần gian làm hại dân chúng. Với tấm lòng diệt tà hướng thiện của mình Tử Văn đã quyết định đốt đền. Chàng tắm sửa chay sạch khấn trời rồi đốt đền mặc cho sự ngăn cản của mọi người, ai nấy đều lo lắng cho chàng. Họ “ lắc đầu lè lưỡi, họ lo sợ thay Tử Văn”. Hành động đó đủ thấy sự gan dạ muốn tiêu diệt cái ác trả lại sự bình yên cho dân làng mặc cho nguy hiểm có thế giáng xuống bất cứ lúc nào. Hơn nưa việc làm ấy thể hiện sự bảo vệ thổ thần đất nước,toát lên một tinh thần dân tộc mạnh mẽ.  

Sau khi dốt đền xong, chàng thấy trong người vô cùng khó chịu.đầu có trao đảo, bụng dạ run run, và kết quả là một trận sốt rét. Trong cơn sốt chàng thấy rõ một người “khôi ngô dõng dạc, đầu đội mũ trụ đi tới”. Hắn trông giống người phương Bắc hắn tự xưng là cư sĩ và đòi Tử Văn phải xây lại đền. Hắn nói: “ nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì lại dám lăng miệt, hủy tượng đốt đền, khiến cho hương lửa không có chốn tựa nương… Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai họa”.    

Trước những lời nói ấy mà Tử Văn vẫn không mảy may đến. Anh mặc kệ cứ ngồi “ ngất ngưởng tự nhiên”. Hành động đó chúng tỏ Tử Văn tin vào việc làm của mình là đúng. Anh chấp nhận làm và không hề sợ bất cứ lời đe dọa cũng như sự trừng phạt nào. Còn tên phương Bắc kia quả thật càng thấy tâm địa độc ác của hắn khi mà đi cướp đền tác quái rồi lại đòi Tử Văn xây lại đền. Có thể nói trong bụng hắn chẳng có điều gì tốt đẹp cả hắn chỉ nhũng nhiễu làm khổ nhân dân nịnh nọt bưng bít, hắn lấy những cái hắn thu được từ dân làn để đi bưng bít. Vậy mà cũng dám mở mồm nói câu đạo ký với Tử Văn về viêc học hành của anh cũng như vai trò của thần thánh. Khi Tử Văn đáp lại hắn bằng thái độ dửng dưng đó hắn tức giận và dọa sẽ không để yên như thế. Còn chàng Tử Văn thì chí không lùi tâm vững chắc không thể vì những lời đe dọa của hắn mà xây lại đền. Hơn nữa anh tin vào việc làm của mình là đúng đắn là trự hại cho dân dẫu cho kết quả ra sao thì anh cũng không hề hối hận.    

Hắn phất áo bay đi thì chiều tối lại có một ông già “ áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh” đi vào. Ông ta cung kính vái chào Tử Văn và tự xưng là thổ địa. Hai người trò chuyên với nhau về chuyện đốt đền và tên tướng cướp đền kia sẽ làm gì với Tử Văn. Chủ nhân của cái đền bị đốt kia không ai khác chính là ông Thổ công còn tên đang giữ đền chỉ là một cô hồn của viên tướng bại trần bắc triều. Trước khi đi ông không quên dặn dò Tử Văn khi xuống Minh Ty thì hãy khai những gì mà ông vừa nói. Tên giặc kia chắc chắn không thể một tay che mắt trời mãi được. Sức mạnh của chính nghĩa sự diệt trừ kẻ ác, khảng khái của chàng Tử Văn và sức mạnh của sự thật của ông Thổ thần sẽ làm sáng tỏ mọi việc.     

Đúng như đã đoán trước được, đến đêm bệnh của Tử Văn càng nặng hơn rồi ở đâu xuất hiên hai tên quỷ sứ đến bắt chàng đi gấp. Tử Văn không được vào dinh mà bị giải đi tới chỗ của bọn quỷ dạ xoa. Chàng không cam tâm kêu lớn. Diêm vương nghe được liền gọi chàng vào xét xử cho phục. Hình ảnh Diêm Vương cùng các vị thần hiện lên thể hiện nét tâm linh của người Việt, chúng ta quan niệm rằng có thế giới bên kia, cái thế giới mà con người ta khi chết đi xuống đó sẽ được thưởng hay bị phạt vì những hành đông của mình khi còn sống. Tử Văn tâu trình và cãi vã với tên kia sau khi nghe chuyện Diêm Vương cũng thấy nghi ngờ. Tiếp đó Vương cho người đến Tản Viên tìm sự thật thì quả đúng như lời của Tử Văn nói. Mọi chuyện kết thúc tốt đẹp tên quan bại trận kia phải chịu hình phạt lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng rồi bỏ vào ngục cửu u.    

Ngô Tử Văn được thả về thi hay tin mình đã chết hai ngày bèn đem hết chuyện kể cho mọi người. Sau đó ông thần kia trở về với đền và đề cử Tử Văn đến làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Ông khuyên:” Người ta sống ở đời, xưa nay ai không phải chết, miễn sao chết đi để lại tiếng về sau là đủ rồi”. Tử Văn vui vẻ nhận lời. Như vậy đấy con người sống ở đời ngay thẳng biết trừ tà gian thì để lại tiếng cho đời sau.     

Bằng những yếu tố kì ảo và cố truyện hấp dẫn người đọc Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào đó những giá trị đạo lí làm người. Qua câu chuyện tác giả muốn hướng con người tới chân thiên mỹ. Đồng thời ca ngợi những con người khẳng khái có tinh thần thép mặc cho gian nguy vẫn vững dạ không lùi bước. Câu chuyện hay cũng là lời khuyên mỗi chúng ta nên sống khắng khái, sống thiện sống vì người khác.

0