24/05/2017, 13:09

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ngữ văn 9

Phan tich bai tho Bep lua cua Bang Viet – Đề bai: Anh chị hãy viết bài văn phân tích cảm nhận bài Bếp Lửa của Bằng Việt. “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” Câu ca dao như thay lời nói của tất cả ...

Phan tich bai tho Bep lua cua Bang Viet – Đề bai: Anh chị hãy viết bài văn phân tích cảm nhận bài Bếp Lửa của Bằng Việt. “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” Câu ca dao như thay lời nói của tất cả mỗi người con xa quê.Xa quê hương ai cũng nhớ quê hương mình với những hình ảnh quen thuộc cây đa,giếng nước,sân đình,…nhớ những món ăn giản dị bình thường của quê ...

– Đề bai: Anh chị hãy viết bài văn phân tích cảm nhận bài Bếp Lửa của Bằng Việt.

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Câu ca dao như thay lời nói của tất cả mỗi người con xa quê.Xa quê hương ai cũng nhớ quê hương mình với những hình ảnh quen thuộc cây đa,giếng nước,sân đình,…nhớ những món ăn giản dị bình thường của quê hương : canh rau muống,cà dầm tương.Nhớ những người thân yêu trong gia đình.Chính nỗi nhớ về quê hương thân yêu đã khơi nguồn mạch cảm xúc cho biết bao nhà thơ.Cũng từ hình ảnh “ bếp lửa” quen thuộc gần gũi của gia đình mà Bằng Việt đã cho ra đời bài thơ rất đặc sắc “ Bếp Lửa”.

Sống xa quê hương,sinh sống và học tập bên nước bạn xa xôi Nga.Bằng Việt luôn nhớ về mảnh đất quê hương của mình nơi chôn rau cắt rốn,nơi anh cất tiếng khóc chào đời.Và anh nhớ nhất là hình ảnh “ bếp lửa” quen thuộc gần gũi trong gia đình.Đặc biệt hơn,hình ảnh ấy gắn liền với hình ảnh người bà thân yêu của anh.

“ Bếp lửa” là hình ảnh tập trung xuyên suốt cả bài thơ,là nguồn cảm hứng khơi dậy tình cảm bà cháu gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà trong chiến tranh.Bằng Việt đã nhắc tới hình ảnh bếp lửa mười lần và mỗi lần đều hiện lên những kỷ niệm về bà.Mỗi khi nhắc đến bếp lửa là cháu lại nhớ tới bà.Nhớ những buổi sớm mai bà dậy sớm nhóm lửa:

“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Mỗi sớm mai khi giọt sương còn ngưng đọng,bà đã dậy và nhóm lên bếp lửa “ chờn vờn” rung rinh hắt lên trên tường nhà liếc cửa.Hình ảnh  bếp lửa “ chờn vờn sương sớm” vừa rất thực: là hình ảnh ngọn lửa bập bùng hắt lên vách mỗi buổi sớm mai,lại vừa có cảm giác như là hình ảnh được bao phủ bởi sương khói hoài niệm.Cũng giống như Bằng Việt khi xa gia đình Xuân Quỳnh cũng rất nhớ người bà kính yêu của mình,trong một lần hành quân khi nghe tiếng gà cục tác quen thuộc bao kỷ niệm tuổi thơ thời thơ ấu trong Xuân Quỳnh được khơi dậy được đánh thức:

“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục…cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa).

Từ hình ảnh bếp lửa quen thuộc thân thương đã gợi trong long Bằng Việt kỷ niệm về tuổi thơ nghèo đói gian khổ bị đè nặng bởi bóng đen của cái đói năm 1945:

“ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khỏi hun nhèm mắt cháu”

Kỷ niệm đói nghèo “ đói mòn đói mỏi” năm 1945 làm sao Bằng Việt quên được.Cái vị cay xè của khỏi hun nhập nhèm lùi lụt gợi những năm tháng dân ta lầm than đen tối.Kỷ niệm đắng cay ấy như một vết thương lòng đâu dễ nguôi ngoai.

phan tich bai tho bep lua cua bang viet

Suốt tuổi thơ tám năm dòng cháu được sống và lớn khôn trong cánh tay của bà,được cùng bà nhóm lửa mỗi sớm mai.Tiếng kêu tha thiết của tiếng chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương bao câu chuyện về bà:

“ Tu hú kêu trên những cánh đồng xa”
Hay “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”.

Tiếng tu hú là âm thanh của đồng quê nó đã trở thành một mảnh tâm hồn của tuổi thơ.Tiếng chim quen thuộc đó đã khắc sâu trong tâm khảm của đứa cháu.Bởi tiếng chim gắn với những câu chuyện của bà kể về những ngày ở Huế,gắn với tình cảnh vắng vẻ nhớ mong của hai bà cháu trong khi ba mẹ sống xa nhà.Tuy sống xa cha mẹ nhưng Bằng Việt được bù lại là được sống trong tình cảm yêu thương mà bà dồn cho cháu.Bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu,bao khó khăn vất vả bà đã kiên trì vượt qua để chăm sóc nuôi dưỡng cháu,bà vừa là cha vừa là mẹ vừa là người thầy của cuộc đời cháu:

“ Cháu ở cùng bà,bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học”.

Mang nặng công ơn của bà trong tâm hồn cháu hình ảnh bà hiện lên không bao giờ phai màu.Tiếng chim tu hú với hình ảnh người bà kết hợp hài hòa đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết,nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và ký ức:

“ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

“ Bếp lửa” còn gợi lên trong kí ức của đứa cháu cảnh giặc tàn phá xóm làm tan hoang nó cũng hằn in như một vết cứa xót xa:

“ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”

Với những dòng thơ chân thực như chính cuộc sống đang hiện lên ấy,cứ để nguyên khối,chẳng cần phân tích,lý lẽ nhiều lời chúng ta vẫn thấm thía vẻ đẹp tinh thần của cả một thế hệ người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Dù cuộc sống có khó khăn vất vả,chiến tranh còn tàn phá nặng nề làng bị đốt “ cháy tàn cháy rụi”. Nhưng vẫn ánh lên ở đó tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của những người hàng xóm,những người hàng xóm đã giúp đỡ bà dựng lại “ túp lều tranh” để hai bà cháu có chỗ che mưa che nắng.Và đặc biệt hơn ta thấy được ở đó ý chí nghị lực của người mẹ,của người bà hậu phương:

“Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.

Bản lĩnh sống của người bà thật lớn lao,một mình bà đã vượt qua mọi gian lao vất vả để bảo vệ chăm sóc cho đứa cháu,để cháu có được cuộc sống bình yên.Căn nhà của hai bà cháu bị đốt tuy đã được hang xóm giúp đỡ dựng lại nhưng cuộc sống rất vất vả.Vậy mà bà vẫn vững lòng dặn đứa cháu yêu của mình khi viết thư cho bố cứ bảo rằng gia đình vẫn được bình yên.Thái độ “ bà dặn cháu đinh ninh” đã cho ta thấy được ý chí nghị lực của bà rất lớn.Bà sẵn sang vượt qua mọi thử thách của cuộc sống.Căn nhà được dựng lại và bà vẫn tiếp tục công việc quen thuộc của mình:

“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa long bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Câu thơ giờ đây không phải là bếp lửa nữa mà nó đã thay cho “ ngọn lửa”.Bếp lửa mà hang ngày đôi bàn tay già nua của bà nhóm lên giờ đã không còn.Nó đã thay cho ngọn lửa chứa niềm tin,tình yêu thương.Ngọn lửa của bà luôn “ ủ sẵn” để dành cho con cháu.Ngọn lửa ấy có sức sống mạnh mẽ bền bỉ mãnh liệt “ dai dẳng” suốt cuộc đời bà và được “ bà nhen” mãi mãi sáng bừng bất diệt.Điệp ngữ “ một ngọn lửa” và kết cấu xong hành đã làm cho giọng thơ nâng lên mạnh mẽ đầy xúc động tự hào.Tình thương đức hi sinh tính kiên trì nhẫn nại của bà,của mẹ mãi làm bừng sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy.

Bà là chỗ dựa là mái ấm tình thương của cháu.Thức khuya dậy sớm vì hạnh phúc của cháu đã trở thành thói quen suốt “ mấy chục năm” trong cuộc đời bà:

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”

Cuộc đời từng trải bà luôn cần mẫn lo toan tảo tần chịu khó cho cuộc sống ấm no của cháu.Công việc mỗi sớm mai thức dậy nhóm bếp lửa đã trở thành thói quen thành nét đẹp của đời bà.Suốt đời bà hy sinh để che chở đùm bọc cho con cháu cho thế hệ mai sau của mình.Chính bà đã nhóm lên bao vẻ đẹp trong tâm hồn của cháu:

“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa”

Bà là suối nguồn của ấm no hạnh phúc là tình thương của tuổi thơ.Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng.Bếp lửa luôn “ ấp iu nồng đượm” tình thương của bà dành cho cháu rất bao la,thắm thiết mặn nồng.Tình thương hay ngọn lửa mà bà nhen nhóm không phải củi tre mà được nhóm lên từ ngọn lửa trong long – ngọn lửa của sự sống long yêu thương và niềm tin.Vì thế bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm niềm yêu thương bà truyền cho cháu,nhóm cả “ nồi xôi gạo mới xẻ chung vui”  bà mở rộng trong cháu tấm long đoàn kết gắn bó với bà con trong làng xóm quê hương.Và hơn hết bà đã khơi dậy trong tâm hồn cháu sức sống mãnh liệt để khi cháu khôn lớn được đi xa được thấy “ ngọn lửa trăm tàu,lửa trăm nhà,niềm vui trăm ngả” vẫn luôn nhớ về công lao to lớn của bà.Bà là biểu tượng cho lớp cha ông truyền lửa của sự sống long yêu đời niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Bài thơ “ bếp lửa” của Bằng Việt đã rất thành công với hình ảnh bếp lửa và đặc biệt là: “ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa”

Bếp lửa gần gũi thân thương trong mỗi gia đình nhưng cũng thật kỳ lạ thiêng liêng.Bếp lửa đã khơi dậy bao kỉ niệm trong tâm hồn đứa cháu về hình ảnh người bà tần tảo lam lũ vất vả.

Tóm lại, “Bếp lửa” là bài thơ giàu hình ảnh độc đáo và đa nghĩa.Qua hình ảnh “ bếp lửa” ta cảm nhận được bếp lửa là một vật tuy nhỏ bé đơn sơ nhưng chứa đựng bao ý nghĩa.Bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và đặc biệt bếp lửa đã gợi lên bao kỉ niệm về tuổi thơ gắn liền bên cạnh người bà.

0