24/05/2017, 13:09

Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ngữ văn 9

Cam nhan bai tho Anh trang cua Nguyen Duy – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Nguyễn Duy vừa là nhà thơ vừa là người lính trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “ Ánh trăng” được trích trong tập thơ cùng tên ...

Cam nhan bai tho Anh trang cua Nguyen Duy – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Nguyễn Duy vừa là nhà thơ vừa là người lính trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “ Ánh trăng” được trích trong tập thơ cùng tên của tác giả ra đời sau những năm miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là tiếng lòng là những suy nghĩ rất riêng tư sự hoài niệm về quá khứ nhắc chúng ta không bao giờ được ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Nguyễn Duy vừa là nhà thơ vừa là người lính trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “ Ánh trăng” được trích trong tập thơ cùng tên của tác giả ra đời sau những năm miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là tiếng lòng là những suy nghĩ rất riêng tư sự hoài niệm về quá khứ nhắc chúng ta không bao giờ được lãng quên về cội nguồn về những người đã khuất.

Bài thơ theo phương thức biểu cảm nhưng được xen lẫn với chất tự sự mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ riêng tư được kể theo trục thời gian. Dòng cảm xúc trữ tình của nhà thơ đi từ quá khứ đến hiện tại, từ những gì gần gũi với thiên nhiên tới cuộc sống phồn hoa nơi đô thị. Điều rất đặc biệt cả bài thơ chỉ có một dấu chấm,các chữ đầu dòng đều không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc của mình dạt dào trôi chảy theo dòng chảy của thời gian và kỉ niệm. Hình ảnh vầng trăng là chủ đề của bài thơ, là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình. Đây là hình ảnh đẹp đã hơn một lần ghi dấu ấn trong thơ ca hiện đại.

cam nhan bai tho anh trang cua nguyen duy

Trước hết, vầng trăng thuở còn thơ được trải rộng trên một không gian bao la:

“ Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể”

Hai câu thơ chỉ có 10 tiếng mà có tới ba lần lặp lại từ “ với” đã diễn tả một tuổi thơ rất hạnh phúc được đi nhiều, biết nhiều, được ngắm trăng trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể. Tuổi thơ của chúng ta dễ mấy ai được như nhà thơ ngắm trăng trong không gian rộng lớn như vậy. Thuở bé nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng chỉ được ngắm trăng nơi sân nhà:

“ Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi”

Tuổi thơ được ngắm trăng thỏa thích như thế,những câu thơ đã gợi về kỉ niệm xa xôi. Về một thời chiến tranh máu lửa:

“ hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”

Hồi chiến tranh, vầng trăng và người lính đã trở thành tri kỉ. trở thành người bạn thân,hiểu biết nhau. Trăng đã gắn bó với người lính trên mỏi nẻo đường hành quân,người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng:

“ Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
( Hồ Chí Minh)

Giữa rừng khuya sương muối người chiến sĩ đứng chờ giặc tới :

“ Đầu súng trăng treo”
( Chính Hữu)

Nẻo đường hành quân của người chiến sĩ nhiều đêm đã trở thành “ nẻo đường trăng dát vàng”. Trăng đã chia ngọt sẻ bùi hân hoan trong niềm vui thắng trận với người lính tiền phương. Đất nước trải qua những năm dài máu lửa, trăng với anh bộ đội đã vượt lên mọi tàn phá hủy diệt của bom đàn quân thù:

“ Và vầng trăng,vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao”
( Phạm Tiến Duật)

Trăng với người lính trong bài thơ của Nguyễn Duy gợi cho mọi người nhớ các tao nhân mặc khách ngày xưa” đăng lâu vọng nguyệt” người lính thưởng trăng, cảm nhận được hết vẻ đẹp của trăng và chia sẻ tâm trạng với trăng giúp người đọc liên tưởng tới sự gắn bó đầy thi vị của con người và thiên nhiên.

Những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước đã làm nên những cốt cách của con người, cốt cách của người lính:

“ trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ”

Người lính sống hòa mình vào thiên nhiên gắn bó thân thiết với thiên nhiên vầng trăng trở thành biểu tượng đẹp của những năm tháng quá khứ gắn bó máu thịt của con người. Trăng trở nên có tình có nghĩa. Và vầng trăng nghĩa tình ấy tưởng chừng như không thể quên được :

“ ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”

Hoàn cảnh thay đổi, cuộc chiến tranh kết thúc,người lính trở về với cuộc sống ngày thường. Anh cũng giống như tất cả những con người khác bị vòng xoáy cuộc đời cuốn đi. Người lính đã không còn nhớ đến thời gian chiến tranh ác liệt, không nhớ đến những năm tháng ở rừng với vầng trăng là người bạn tri kỉ:

“ từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”

Nỗi băn khoăn nỗi lòng tâm trạng đó ta cũng đã bắt gặp khi nhân dân Việt Bắc đưa cán bộ về xuôi:

“ Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng cuối rừng”

Cuộc sống hối hả, với ánh sáng nhân tạo của đèn điện của gương,nhịp sống ở đây đã không để con người có thời gian nghĩ về quá khứ, con người đã trở nên vô tình với vầng trăng “ như người dưng qua đường”. Vầng trăng tri kỉ đã bị lãng quên dửng dưng,trăng xa lạ như người qua đường.

Trong cuộc đời con người đã có những sự thay đổi đáng sợ, sự thay đổi làm biến chất hoàn toàn nhân cách con người. Nếu như con người ngày xưa đầy tình nghĩa thì con người hiện tại lại vô cùng bạc bẽo. Những vần thơ của Nguyễn Duy như sự thức tỉnh sám hối lương tri con người, như tiếng chuông cảnh tỉnh làm giật mình lay động rất nhiều tâm hồn con người.

Thế rồi một tình huống đột ngột xuất hiện, mất điện toàn thành phố phòng tối con người mất phương hướng lúc đó người ta mới tìm đến ánh sáng để định hướng cho mình. Đó chính là lúc:

“ thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa số
đột ngột vầng trăng tròn”

Vầng trăng xuất hiện bất ngờ như chính tình huống trong cuộc đời thực. Vầng trăng xưa lại trở về với con người vẫn tròn vẫn đẹp vẫn thủy chung son sắt. Nhưng quan trọng hơn trăng đã đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người trong xã hội hiện tại. Trăng lãng du và con người lãng quên đã gặp nhau trong một phút tình cờ, người và trăng giờ đang trong tư thế đối diện đàm tâm:

“ ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng”

Cảm xúc của con người ùa về là sự rưng rưng trong khóe mắt, kỉ niệm đẹp của một thời ùa về. Trăng chẳng nói gì cũng chẳng trách gì, sự im lặng của vầng trăng khiến cho người lính nghiêm khắc khẳng định lại mình, sự áy náy xót xa đã thức tỉnh lương tri con người. Trước sự sám hối của con người, vầng trăng một lần nữa như gợi lên bao cái mà con người tưởng như đã mất. Nhịp thơ hối hả dâng trào khi trăng trả lại cho người tất cả. Cái quý nhất mà nó trả lại là tình người,một tình người dào dạt:

“ như là đồng là bể
như là sông là rừng”

Niềm hạnh phúc của con người như đang sống lại một giấc chiêm bao. Hai gương mặt đối diện nhau ở đây làm người đọc nhớ đến giây phút “ Mặt nhìn mặt càng thêm tươi” của tình yêu mới bén giữa Kim Trọng và Thúy Kiều. Tuy nhiên cái vô tư mà vầng trăng trả lại người lính ấy chỉ dám nhận về một nửa của sự vô tư. Nửa kia còn lại cho sự ăn năn dại dột của sự vô tình.

“ trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Vừa hàm xúc vừa trữ tình. Vầng trăng với vẻ đẹp viên mãn tròn vành vạnh. Đó là vẻ đẹp viên mãn và lặng lẽ, trăng lúc này thật bao dung độ lượng khiến con người phải giật mình sau những tháng ngày bị cuộn vào dòng chảy của cuộc sống đô thị.Cái “ giật mình” ấy như lời gửi rất kín đáo của nhà thơ: không nên sống vô tình, phải sắc son tình nghĩa với bạn bè đồng chí,hãy nhớ về một quá khứ gian khổ mà rất đỗi tự hào của dân tộc.

Bằng thể thơ năm chữ, nhờ bàn tay sáng tạo và hài hòa giọng thơ tâm tình mà thấm thía nhà thơ đã thầm lặng nêu một triết lí sống rất nhân văn cần thiết của con người. Bài thơ góp thêm một vầng trăng tâm tình bình dị trong tượng đài vầng trăng văn học hiện đại.

0