09/06/2018, 23:18

Cách tính khoảng cách từ Trái Đất đến các hành tinh? - Câu hỏi hay

Làm thế nào để xác định khoảng cách từ trái đất tới các hành tinh khác? Rất mong được giải đáp. (Đồng Hữu Thắng) Ảnh minh hoạ: Toptenpack Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Làm thế nào để xác định khoảng cách từ trái đất tới các hành tinh khác? Rất mong được giải đáp. (Đồng Hữu Thắng)

earth-1624-1438540024.jpg

Ảnh minh hoạ: Toptenpack

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Có nhiều phương pháp để đo khoảng cách trong vũ trụ, phương pháp đầu tiên mà giới thiên văn học sử dụng là đạc tam giác. Các nhà khoa học đã biết quỹ đạo trái đất quay xung quanh mặt trời có đường kính 300 triệu km. Người ta sẽ sử dụng kính viễn vọng để quan sát một ngôi sao nào đó trong khoảng thời gian một ngày, sau đó tiếp tục quan sát nó một lần nữa sau 6 tháng. Các nhà thiên văn học sẽ dựa vào lần quan sát đầu tiên và lần thứ hai, khi trái đất quay nửa vòng quỹ đạo quanh mặt trời, để vẽ một tam giác có đỉnh là ngôi sao mà họ cần đo. Đáy của tam giác có chiều dài là 300 triệu km. Bằng cách xác định góc nhìn từ trái đất đến vật thể cùng sự khác biệt về ánh sáng giữa hai lần quan sát, con người sẽ tìm ra khoảng cách từ trái đất đến ngôi sao. Đơn vị đo khoảng cách giữa các ngôi sao là năm ánh sáng. Tuy nhiên, con người chỉ có thể áp dụng kỹ thuật đạc tam giác đối với các vật thể cách trái đất khoảng 400 năm ánh sáng. Một kỹ thuật khác là "Phương pháp Parallax". Người ta sẽ lấy một ngôi sao gần trái đất làm chuẩn, sau đó sử dụng kính viễn vọng để quan sát đối tượng trong hai lần tương tự như kỹ thuật đạc tam giác. Dữ liệu từ những lần quan sát sẽ giúp các nhà khoa học vẽ hai hình tam giác có chung đỉnh là ngôi sao. Các nhà thiên văn học sử dụng phương pháp lượng giác để tính toán khoảng cách đến vật thể cần đo. Hoặc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để xác định quang phổ ánh sáng phát ra từ ngôi sao. Ánh sáng từ mỗi ngôi sao sẽ có quang phổ khác nhau tùy thuộc vào cường độ và khoảng cách. Dựa vào màu sắc, chuyên gia có thể xác định độ sáng thực tế của vật thể, sau đó so sánh với ánh sáng của ngôi sao làm chuẩn để tính toán khoảng cách đến trái đất. Kỹ thuật này có thể giúp con người xác định các vật thể cách trái đất hàng trăm triệu năm ánh sáng. (sưu tầm) - (Đức Thuận Ngô)

Có hai phương pháp đo
1. Chọn hai điểm biết khoảng cách cùng quan sát 1 hành tinh khi đó hai điểm và hành tinh tạo thành một tam giác .do cạnh trên mặt đất và hai góc xác định được nên các cạnh còn lại tính dễ dàng. Quan trọng nhất là xác định chính xác góc tạo bởi cạnh nối trên mặt đất và hai cạnh nối với hành tinh.
2. Phương pháp parallax. Tâm trái đất, một điểm trên bề mặt và mặt trăng tạo thành một tam giác. Khi đó một cạnh đã biết là bán kính trái đất, hai góc kề cạnh này cũng đo được nên có thể xác định các cạnh còn lại. - (hoangphamha)

chắc phải dùng thật nhiều thước dây. hihi.. - (Thanh Nguyen Duy)

Có 3 phương pháp đo cơ bản:
1. Thị sai (Parallax): Đây là phương pháp áp dụng phổ biến cho những sao gần trong thiên hà của chúng ta, nằm cách Hệ Mặt Trời vài trăm hoặc tối đa là hơn 1000 năm ánh sáng. Là xác định khoảng cách của các thiên thể qua sự thay đổi góc nhìn với chúng.
2.Phổ sai (spectroscopic parallax), dựa vào sự chênh lệch thu được từ quang phổ của ngôi sao để xác định khoảng cách.
3.Định luật Hubble: Công thức của định luật này như sau: v=H.r
Trong đó v là vận tốc dịch chuyển ra xa của thiên hà, H là hằng số Hubble và r là khoảng cách hiện tại của thiên hà.

Để hiểu hơn, 3 phương pháp trên ,các bạn tìm trong Google sẽ hiểu. - (Hung Duy)

Vì khoảng cách quá xa nên các nhà Thiên Văn phải dùng tới Năm ánh sáng (light-year)
Năm ánh sáng được tính bằng quãng được đi được của ánh sáng trong môi trường chân không trong thời gian 1 năm.
Vận tốc của ánh sáng trong chân không là: 299 792 458 mét/giây, 1 năm = 31 557 600 giây. Vì vậy có thể suy ra như sau

1 năm anh sáng = 299 792 458 X 31 557 600 = 9,460,730,472,580.8 km = 9.4605 × 10^12 km - (Xuân Hùng)

Trước mình học Địa chất nhưng cũng không được học cách tính khoảng cách giữa các hành tinh. Nhưng theo mình nghĩ, các nhà khoa học sẽ dựa vào việc phân tích bước sóng ánh sáng kết hợp với các thiết bị thiên văn để tính khoảng cách giữa các hành tinh, vì khoảng cách giữa các hành tinh được tính bằng đơn vị năm ánh sáng cơ, hì. - (Hùng NV)

Tôi đoán là họ tính băng thời gian cần thiết để nhìn thấy ánh sáng phản chiếu từ hành tinh đó (qua kính thiên văn chuyên dụng). Chính vì vậy người ta dùng đơn vị khoảng cách là thời gian ánh sáng chứ k phải là bao nhiêu km. Nếu quy ra km thì chỉ cần nhân tốc độ chuyền của ánh sáng (km/giây) với thời gian là ra. :). - (tien)

phương pháp đơn giản nhất là dùng thước dây@@ - (kenny pham)

Tìm sin lấy đối chia huyền
Cosin 2 cạnh kề huyền chia nhau
Do các vì sao cũng giống giống vậy thôi :D - (Saru Sama)

Các nhà khoa học sẽ dùng cách nào đó để tóm lấy các hạt ánh sáng (gọi là photon) của một ngôi sao cần đo khoảng cách. Sau đó sẽ dùng phương pháp Carbon phóng xạ để xác định niên đại (giống như người ta xác định niên đại cổ vật vậy). Cái khó là làm sao để bắt được các hạt photon này để nghiên cứu vì nó rất nhỏ. Cho nên các nhà khoa học vẫn đang đầu tìm hướng giải quyết. :D - (VY Canis Majoris)

Tốt nhất là có hai con số quan sát được nhỏ nhất và lớn nhất, rồi mới đưa ra con số khoảng bao nhiêu năm ánh sáng, vì cả 2 cùng đang đi theo quỹ đạo của mình mà.(Trái đất quanh quanh mặt trời, Mặt trời quay quanh mặt giặc, mặt giặc quay quanh mặt tiền, mặt tiền quay ra đường.) - (dongian1234.)

Người ta sẽ tính khoảng cách từ Trái Đất tới Sao Chủ (Hằng Tinh - Star) của hành tinh đó.

Trường hợp khoảng cách gần: Dùng phương pháp thị sai địa tâm

Trường hợp khoảng cách hơi gần: Dùng phương pháp thị sai nhật tâm

Trường hợp khoảng cách lớn: Dùng phương pháp ánh sáng đi qua mặt trời sẽ bị bẻ cong do lực hấp dẫn, từ đó tính ra

Trường hợp quá xa: Dùng pulsa làm mốc

Good luck - (Khang)

có thể dùng laze hoặc tia flasma tập trung ở cường độ cao để đo - (namanh)

người ta đo bằng quang, ko nhớrõ là quang phổ hay j - (tuyetden613)

Ví dụ trên trái đất ngừời ta cấm 1 vật mốc. Trên mặt trăng cũng cấm 1 vật mốc. Có đựợc 2 góc của 1 tam giác thì ngừời ta suy ra góc thứ 3 để tính khoảng cách. Góc thứ 3 là cái hành tinh mà ngừời ta tính khoảng cách tới trái đất. - (nguyenmaisung1)

Theo mình họ có một máy đo bức xạ . Ánh sáng từ một hành tinh duy chuyển từ Hành tình đó tới TĐ sẽ bị biến đổi theo một quy luật nào đó . Họ đó bức xạ của ánh sáng này và dùng quy luật quay ngược lại là tính ra khoảng cách năm ánh sáng từ Hành Tinh đó tới TĐ - (Thái Lâm)

nếu dùng máy bay để di chuyển với tốc độ 600km/h, thì bạn bay trong 100 tỷ năm để đến được hành tinh xa nhất mà các nhà khoa học đã nhìn thấy, - (Phạm Quốc Duy)

Bạn định đi một chuyến à...:) - (xuanthang8lt)

người ta tính bằng năm ánh sáng - (sang nguyen)

áp dụng định luật kepler - (trinh thuong hien)

ví dụ bạn cho 1 tia sáng từ a đến b hết mất n thời gian. đo 1 đoạn ngắn a đến c mất m thời gian. thì khoảng cách bằng tỉ lệ đoạn ngắn nhân với chệnh lệch thời gian đoạn dài với đoạn ngắn,. - (linhnguyenho)

sử dụng máy phân tích quang phổ từ ánh sáng mà hành tinh phát ra để dựa vào đó mà người ta tính toán khoảng cách - (jimmy)

Nếu là tui thì tui ra chợ mua 1 cái kính thiên văn, sau đó nhìn, rồi đo bằng...mắt. ^^ - (Ông Già)

dùng màu sắc của ánh sáng, ví dụ màu vàng thì gần, xanh thì xa ..vv. sau đó so sánh với khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng hoặc sao hỏa (tới nơi đã tính được trước khoảng cách). - (Trần Trình)

Có hai cách: thị sai và radar.
1) Thị sai: quan sát vật thể vũ trụ từ 2 điểm khác nhau, từ đó tính ra được khoảng cách tới vật thể.
2) Radar: gửi một xung điện từ, lazer, v.v. và chờ thu nhận tín hiệu phản hồi. Biết được thời gian xung đó di chuyển tới vật thể và trở lại, vận tốc xung sẽ tính ra được khoảng cách. - (Mr. Sun)

Nhờ các kính viễn vọng thu nhận ánh sáng từ vật thể đó để tính được khoảng cách, các kính viễn vọng quang phổ còn phân tích được vật thể đó phát ra màu gì để biết được chúng có cấu tạo là vật chất gì nữa. .. - (sytd)

Toi nghĩ các nhà khoa học dùng kinh thiên văn. Khi họ thiết kế kính đã có tính toán về tỷ lệ khoảng cách giữa các góc phản xạ và khoảng cách thực ( tốt nhất nên hỏi thẳng các nhà khoa học) - (dqtienist)

Kiếm Thức Phổ Thông mà..! Để Đo KHoảng Cách Các Hành Tinh thì Khi Bắn Về Tinh lên,Các Nhà Khoa Học sẽ Cố định một đầu Ở Trái Đất, một Đầu Vào Phi Thuyền, Như Cái Ròng Rọc đó, Bay Tới Đâu Tính tới Đó.! Đơn Giản THôi! - (hotro.76)

299792458(m/s) x 31 557 600 (s) = 9,460,730,472,580.8 mét nhé :) - (lovebaby_hpboy031@yahoo.com)

Cách đo đơn giản nhất là phát ra chùm sáng, chiếu vào ngôi sao cần đo, đợi ánh sáng phản hồi, và chia đôi thời gian là ra khoảng cách. Có điều thời gian để đo khoảng cách đó có khi mất vài triệu năm ~^~ - (Otogiaiphong.com)

không biết người ngoài hành tinh đo khoảng cách từ họ tới trái đất bằng cách nào nhỉ?chắc chắn không phải bằng phương pháp như ở trái đất. - (Phan Trọng Quý)

Đo bằng cách phóng tàu Vũ Trụ - (Sarah Le Nguyen)

Dùng thước Lỗ Ban để đo - (Yokura Nguyen)

Dễ thôi mà. Các nhà khoa học đã buộc một sợi chỉ vào chân con chim, rồi bảo nó bay đến hành tinh cần đo. Thế là xong. - (nguyen van vien)

Làm sao để đo được khoảng cách từ trái đất đến mặt trời - (nguyễn thị thu hà)

0