28/05/2017, 19:38

Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo)

Soạn bài: Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo) I. Kiến thức cơ bản 1. Phương châm quan hệ Thành ngữ “ Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì và dẫn đến nói lệch đi nội dung mà người trước nói dẫn đến sự lệch lạc trong giao tiếp. Để khắc ...

Soạn bài: Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo) I. Kiến thức cơ bản 1. Phương châm quan hệ Thành ngữ “ Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì và dẫn đến nói lệch đi nội dung mà người trước nói dẫn đến sự lệch lạc trong giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này thì khi giao tiếp chúng ta phải chú ý đến việc nói đúng vào vấn đề.Đây cũng chính là phương châm quan hệ trong hội thoại. 2. Phương châm ...

Soạn bài:

I.    Kiến thức cơ bản
1.    Phương châm quan hệ

Thành ngữ “ Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì và dẫn đến nói lệch đi nội dung mà người trước nói dẫn đến sự lệch lạc trong giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này thì khi giao tiếp chúng ta phải chú ý đến việc nói đúng vào vấn đề.Đây cũng chính là phương châm quan hệ trong hội thoại.


2.    Phương châm cách thức
a, Dây cà ra dây muống là nói lan man, dài dòng, không có trọng tâm,
   Lúng búng như ngậm hột thị là nói ấp úng, thiếu sự rõ ràng, rành mạch
Trong cả hai trường hợp thì người đọc sẽ không hiểu rõ nội dung, gây khó khăn cho người tiếp nhận. Vì vậy, trong hội thoại cần phải chú ý đến việc nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
b, Trong câu trên, cụm từ “ Ông ấy” có thể hiểu theo 2 cách là nhận định của ông ấy và truyện ngắn của ông ấy. Chính vì vậy, nội dung câu nói sẽ trở nên mơ hồ, người nghe khó xác định được chính xác nội dung mà người nói muốn đề cập đến.


3.    Phương châm lịch sự
a, Nhân vật tôi trong câu chuyện đã cư xử rất đúng mực, mặc dù không có gì để cho người nghèo nhưng cậu ta vẫn tỏ ra tôn trọng, không miệt thị hay có bất kỳ hành động xúc phạm nào khác.
b, Qua đoạn thơ, ta thấy đươc thái độ khiêm nhường, tế nhị của Từ Hải; thái độ nhã nhặn, nhún mình của Thúy Kiều.

SOAN BAI CAC PHUONG CHAM HOI THOAI

SOAN BAI CAC PHUONG CHAM HOI THOAI


II.    Rèn luyện kỹ năng
1, Qua các câu tục ngữ, ca dao trên, ông cha ta muốn nhấn mạnh sự quan trọng của thái độ cư xử, nhắc nhở và khuyên bảo chúng ta khi giao tiếp phải biết lựa chọn lời nói nhã nhặn, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.


2, Một số câu ca dao, tục ngữ liên quan
      –     Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
–    Khôn ngoài đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
–    Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe


3, Nói giảm
Ví dụ: Nói không đẹp lắm chứ không nói là xấu, không nói chết mà nói mất, qua đời.


4.
a.    Nói mát
b.    Nói hớt
c.    Nói móc
d.    Nói leo
e.    Nói ra đầu ra đũa


5.
a. Người nói muốn nói sang một đề tài khác nhưng để người nghe không hiểu lầm là mình vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại.
b. Khi buộc phải nói thẳng vào một vấn đề gì đó có thể động chạm đến sĩ diện của người nghe, để đảm bảo phương châm lịch sự người nói phải rào đón như vậy.
c. Cảnh cáo về sự vi phạm phương châm lịch sự.


6. Các thành ngữ trên đã vi phạm các phương châm hội thoại đó là: phương châm lịch sự, phương châm cách thức, phương châm quan hệ.

 

0